Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

Hoa hậu thế giới năm 2032


Trời âm u. Đắm chìm trong màn sương lạnh giá. Núi Hoàng bao phủ màu trắng tinh khôi của tuyết. Gió rít ào ào. Bỗng phía đỉnh núi sáng bừng lên ánh hào dương, những tia sáng hồng lunh linh phản chiếu lên cái nền trắng tuyết, tạo lên những sắc màu huyền ảo lạ kỳ. Chân núi Hoàng bỗng dưng nứt toác một mạch dài. Cả thần dân nước Osaoky Pham bấn loạn, ngác ngơ. Ánh sáng vẫn nhóa bừng từ nơi ấy.

Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014

Chổng mông mà ngó chồng người!

ST của Bác Văn đấy nhé! Thấy thú vị xin về đây để các bác cũng ngâm. Nhà cháu thấy nhiều ông cũng làm chồng mà đoảng vị vô cùng. Cứ nhìn tấm gường này mà soi cho nó tỏ. Thế mới đáng mặt làm chồng.

NHẬT KÝ ÔNG CHỒNG ĐAU KHỔ

Ngày… tháng… năm… 

Tiếng quét dọn rầm rầm và tiếng bát đũa loảng xoảng. Trời! "Mụ" ấy đã thức. Chẳng nhìn thì cũng biết mặt mụ đang sưng lên vì đêm qua mình về khuya. Cơ khổ, mới chỉ vài chai với anh em. Thân xác này đã hiến hết cho vợ con. Ôi! Sao tôi không đập đầu vào gối chết quách đi! Híc! Híc!

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

ĐÊM "ĐẠI NHẠC HỘI"TỬU CA



Phó Đức Phương - Rượu còn là một phương tiện để tự gần lại, tự trở về với chính mình, để quên đi những lầm lạc trong mê cung rắc rối của tâm trí và dường như có một chút nào đó gần lại với cái bản thể uyên nguyên mà sinh ra ai cũng vốn có.

Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

Ca khúc Mùa hoa đỗ quyên; Một tác phẩm mới

Lại có ông bạn cầu kỳ làm cái clip cho bài hát và bắn hình ảnh chuyến thăm rừng già vào. Cảm động quá! cảm ơn Mã Anh Lâm nhiều!
Không thể không đưa lên. Mà đưa thì cũng ngại vì sẽ jcó người ăn nhầm không phải khoai sọ nói: Có tí mà cứ hoắng nhặng lên. Thôi thì hoắng mà đẹp cho đời, đẹp thiên hạ thì cứ hoắng. Còn ối đứa hoắng vớ vẩn hơn mình nhiều. Với Ngoclan PhuYên BìnhBinh PhamcongHoang Hien, , Phạm Thị Thiên Thư,, Năm Nguyễn Văn
Ca sĩ Quỳnh Trang - Dựng video Mã Anh Lâm Ca khúc đạt giải trong Cuộc thi sáng tác về Vườn Quốc gia Hoàng Liên 2014
YOUTUBE.COM

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Đất và người Rồng Hoa

              Đất và người Rồng Hoa

                 Ký của Công Thế
Tôi vừa có chuyến hành trình ngược nguồn lên biên giới xã Pha Long, nơi tít đầu “Vòm nhô sông Chảy” của mảnh đất “Gang thép Mưng Khảng”* Mương Khương. Nơi đây nhà văn, nhà báo, nhà giáo Liệt sĩ Bùi Nguyên Khiết năm xưa đã từng xông pha trên trận tuyến chống giặc ngoại xâm, ông ghì chặt khẩu tiểu nhả vào đầu thù đến viên đạn cuối cùng và anh dũng hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc. Chính mảnh đất thượng nguồn này thầy giáo Bùi Nguyên Khiết đã trèo đèo lội suối gieo chữ cho màu xanh vùng cao. Và cùng thời kỳ đó ông cũng đã gieo mầm những tác phẩm văn học xuất sắc góp phần cho diện mạo văn học Lào Cai thêm phong phú. Đáng nhớ hơn cả là tác phẩm bút ký “Nơi vòm nhô sông chảy” của ông vẫn còn lắng đọng mãi đến ngày nay.
Về Pha Long bây giờ đã khác xưa nhiều lắm. Cái cảnh đìu hiu đến hoang dại nơi vùng đất khát, mênh mông núi đá, cuộc sống của người dân hoàn toàn phụ thuộc vào “ Ơn giời mưa nắng phải thì…” như chìm vào xa xăm. Mọi đổi mới cứ diễn ra hàng ngày để rồi ngay chính người dân nơi đây cũng thấy ngỡ ngàng, phấn chấn.
 Con đường quốc lộ 4D về vùng cao biên giới Pha Long mới được Nhà nước đầu tư nâng cấp khá phẳng phiu êm ả. Thấp thoáng bên đường những thửa ruộng bậc thang lúa đang

Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

có khi lãng quên !

có khi lãng quên !

             Công Thế:  Tạp bút
Hôm ấy mình đang ngồi ngáp vặt ở quán cóc ven đường, chờ thằng Lâm Béo có chút việc. Bỗng dưng điện thoại réo é o. Ai gọi nhỉ ? Thì ra một em cùng cơ quan! Giọng em ỏn ẻn như họa mi tập hót: Sớm mai anh về cơ quan nhé! Mình hỏi. Có việc gì đấy em, quan trọng không? Anh còn đang nghỉ điều dưỡng sức khỏe cơ mà!  Vẫn cái giọng thỏ thẻ càng hót hoa mi càng ngập ngừng ỏn ẻn. Phải đến đấy!...
quan trọng lắm nhưng mà là chuyện vui,  thế nhé!...Máy tắt. Tôi lẩm nhẩm, gớm hoa mi đã xấp  xóe u năm mươi rồi, ở vào cái tuổi vụt sáng vụt tắt, tiền “mất mãn” mà cứ ỏn à ỏn ẻn như non tơ không bằng. Hay là ở cái tuổi này như vậy? Thích cưa sừng làm nghé.  Thời gian vùn vụt thoi đưa, thời gian trôi đi làm nên sự hối tiếc, hối tiếc vội vã. Ở vào cái tuổi sức xuân xế chiều, hoàng hôn tỏa sáng vàng hực, mênh mang tím ngắt, để rồi tắt rụi vào màn đêm mông lung. Tính khí ấy chả cứ một ai. Cuộc đời thật là nghiệt ngã.  
 Vẫn biết em là một người tốt sống đúng mực biết  trên biết dưới, biết lẽ phải tôn trọng bạn bè, tôn trọng quá khứ. Chăm chút công việc, chẳng bon chen ảo vọng với ai. Người như vậy thời này quý lắm, hiếm lắm!
Tôi cứ vẩn vơ nghĩ mãi không ra. Ngày mai là cái ngày gì?  Lại điện thoại nữa đây, vẫn là em. A lô! thế anh đoán ra chưa? Cù lần quá, ngày sinh nhật của mình mà không nhớ, mai bọn em tổ chức sinh nhật anh đấy phải về nhá! Nàng còn dặn

Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

Đọc Nỗi buồn lâu quên của Tô Hoàng


Ma Văn Kháng
Thứ hai ngày 29 tháng 9 năm 2014 

                             NXB Hội Nhà văn – 2014/


1.   Được sống để kể lại. Đó là tên một cuốn sách anh lính Trần Luân Tín kể lại những gì mình  đã trải qua  trong cuộc chiến vừa rồi.Tô Hoàng đã giới thiệu với tôi và meo cho tôi cả cuốn truyện này. Tôi đã đọc nó, nhưng chưa kịp nói gì. Thì trong tập bút ký Nỗi buồn lâu quên  mới xuất bản gần đây, sau khi đã nồng nhiệt ngợi khen tính chân thật lịch sử của cuốn sách, Tô Hoàng đã viết những dòng sau đây: Quá đủ sự ác liệt, độ gay cấn, không gian, tình huống cụ thể để tạo nên bức tranh sám hối của người lính ở cả hai chiến tuyến, để “hòa cả làng”,tôi với anh đều có lỗi.Cũng có thể với chất liệu ấy  để chứng minh cho những toan tính “xóa sổ”, chẳng ai được, chẳng ai thua; những thế lực phi nhân đánh ván bài chính trị bằng những núi xác của lính tráng...Những trù liệu như vậy đã thấp thoáng xuất hiện trong văn chương nghệ thuật hai ba chục năm gầm đây rồi.
 Trích dẫn vậy hơi dài nhưng thật tình thấy là cần vì như M. Proust  đã nói,  nghệ thuật rất cần thiết vì nó cho ta một con mắt nhìn mới.  Một cái nhìn mới. Một cảm quan mới. Thật tình là  thế, vì như lúc này đây, dường chưa bao giờ người đọc  tìm đến với văn học nghệ thuật với nhiều khát khao đến vậy. Không thiếu những cuốn sách hay.Có cuốn hay theo cái kiểu rằng hay thì thật là hay mà xem ra ngậm đắng

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Xào xạc heo may

  

         Mới hôm nào râm ran lời chào xuân. Mới hôm nào những mầm non mơn mởn đón những hạt nắng vàng. Vậy mà hôm nay bất chợt làn heo may se se lạnh ùa về xạc xào lá bay. Sắc thu đã ươm vàng trên vòm lá, sắc thu ươm vào cả khoé mắt nâu thiếu nữ bâng khuâng.  Bông mình thấy hoang hoải một chút gì man mác những xa xăm dội về. Và mình viết, viết cho một nỗi nhớ. Nỗi nhớ không có tên, nỗi nhớ cứ theo năm tháng đeo đẳng không nguôi...

Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

Thơ tí cho lành


Về Bản Bay
Thơ: C.T

Sao không về Bản Bay cùng anh?
Nơi ta gửi yêu thương vào điệu khắp*
Gửi ngọt ngào trong ánh mắt giao duyên
Tính tẩu* xốn xang lời mình hẹn ước

Còn đây trên đồi cây xanh mướt
Nhịp mõ trâu tiễn hoàng hôn tím

Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

Nhà thơ Hữu Thỉnh: “Cỏ bao phen phải làm lại từ đầu”


Thiên Sơn - 09-05-2014 11:12:11 AM
VanVN.Net - Trong số các nhà thơ chống Mỹ, Hữu Thỉnh không phải là người gây được ấn tượng sớm. Hầu như phần lớn thành tựu trong sáng tác của ông đều xuất hiện sau năm 1975. Song, Hữu Thỉnh lại là một nhà thơ tầm vóc với những trường ca có trường độ cảm xúc, giàu trí tuệ và tính khái quát cao, đi vào những vấn đề trung tâm của một giai đoạn lịch sử. Ông hiện diện như một nhà thơ vào loại tiêu biểu nhất của thế hệ mình, một thế hệ nhà thơ đi ra từ chiến tranh “làm thơ ghi lấy cuộc đời mình”, ghi lấy cả một thời hào hùng, bi tráng. Đó cũng là thế hệ chủ lực trên thi đàn bước vào thời kỳ đổi mới với những trăn trở của một cuộc chuyển đổi đầy ngổn ngang và sự va đập các giá trị đông - tây.
Nhà thơ Hữu Thỉnh

Tản văn: “Xin trời hạt mưa”

 Huỳnh Thạch Thảo

12-08-2014 09:28:21 AM
Vậy là trời đã mưa, một cơn mưa qua mau chóng tạnh giữa tuần này; cũng sầm sập đổ, cũng nổi nước tràn đường ở phố, cũng sa mù nơi xa phía đồng, phía biển để biết rằng có chớp bể mưa nguồn sau bao ngày tháng nắng như đổ lửa cháy sém lá bàng, nắng xiên khoai ngột ngạt, nắng hanh hao tràn ngập…Những hạt mưa lúc này quý giá biết chừng nào không phải cần cho phố, cho quê, cho những vùng miền khác; vì nó sẽ làm dịu thân nhiệt cho con người, cỏ cây, muôn loài để cảm thấy gần hơn, cảm thông hơn trong một bữa cơm, trên một con đường, phía góc chợ, nơi vạt ruộng, phía nương rẫy...

Chủ Nhật, 10 tháng 8, 2014

Uống rượu cùng ông “ Hao hao quan”.

C.T

Đấy là cách nói “xôm” của nhà thơ Trần Ninh Hồ về nhà thơ Vũ Quần Phương từ thời ông làm Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội…
Hôm rồi hai ông bà Vũ Quần Phương vừa có chuyến “tháp tùng” hai thằng cháu nội ( Tễu và Tuệ ) từ bên Mỹ sang. Và ông đã đưa những đứa các cháu lên thăm danh thắng Sa Pa. Cái nơi mà ông đã có cảm tác viết tác phẩm “ PanSiPang ta lên tới đỉnh” một trong những tác phẩm đầu tay thời còn là sinh viên đại học được in trong tập “ Sức Mới” nổi tiếng …

Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

Bút ký: "Làng Tây Hồ đất thiêng"

Đào Ngọc Du

20-03-2014 08:26:27 AM
VanVN.Net - Nằm giữa hai làng Nghi Tàm và Quảng Bá, chiếm quá nửa bán đảo Quảng An, soi bóng trên mặt Hồ Tây là một làng không mang địa danh, mà có thủy danh là làng Tây Hồ.
“Nghi Tàm quay tơ, Tây Hồ se chỉ”. Câu ca xưa đã chỉ rõ cái nghề truyền thống của làng Tây Hồ trù phú mà nhiều truyền thuyết này. Sách về nghề cổ Việt Nam cũng chép rằng: Xưa kia ở vùng Bắc Kỳ, làng trồng dâu nuôi tằm cũng nhiều, làng dệt lụa, dệt vải cũng lắm, duy se chỉ may áo, thêu thùa thì riêng có hai làng, một mặt ở Thiên Thai, Kinh Bắc, một nữa là làng Tây Hồ sát bên kinh thành Thăng Long.

Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

Ao quê !

Đào Dục Tú

         Chỉ là cái ao quê tự thuở bé thơ mà nhà báo Đào Dục Tú kéo bạn đọc  lẽo đẽo đi theo biết bao kỷ niệm từ thơ bé đến tuổi sống bằng hoài niệm. Cái ao quê tưởng bé nhỏ, mà hóa ra rộng lớn bằng cả… đời người, hạnh ngộ biết bao buồn vui.
Cảm ơn anh Đào Dục Tú

Ngày xưa ấy...trong con mắt trẻ thơ, ao làng ta rộng quá đi mất.

Chủ Nhật, 20 tháng 7, 2014

Làm dâu và làm tình ở Phố Cổ Hà Nội

Thư giãn cuối tuần: 

Làm dâu và làm tình ở Phố Cổ Hà Nội

Trong khi chưa tìm được tranh Việt Nam,
tạm minh họa bằng tranh cổ Nhật Bản

Truyện siêu hài về làm dâu phố, đến đi vệ sinh cũng phải mang bìa các - tông để che
Khi em ngỏ lời muốn lấy tôi làm chồng, tôi đã hỏi em rằng: “Có sợ khổ không?”. Em trả lời: “Không! Lấy zai phố cổ thì đời nào lại khổ! Mẹ em bảo, nếu Hà Nội là miếng trứng ốp-lết thì Phố Cổ là cái lòng đỏ, là tấc đất tấc vàng!”.

Chuyện “Ông Tấc” Lai Châu

                               

 Công Thế
Vừa lướt Phây thấy nàng kiều diễm vào loại khó già, khó xấu bậc nhất Trung kỳ, nhà thơ Lê khánh Mai. Thì mới hay “Ông Tấc” đang cầm quân đi hóng gió tại Nhà sáng tác Nha Trang. Cứ theo cái sự giới thiệu của nàng kiều diễm ấy thì chuyến này ông Tấc tuyển luyện đội quân tham dự trại toàn những “lực sĩ trẻ, vâm”. Chắc đấy là một cú huých mạnh mẽ về sự đổi mới của người cầm quân trên mặt trận VH-NT tỉnh Lai Châu. Kể như vậy cũng xứng với danh của thủ lĩnh cầm quân trên đỉnh Pu Sam Cáp huyền bí mù sương.

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

Xin đừng mê gái theo kiểu “Ông Tuyệt Vời”!

Xin đừng mê gái theo kiểu “Ông Tuyệt Vời”!

Nhà thơ Hữu Thỉnh và các nữ sinh viên Nga học tiếng Việt tại
Đại học Khoa học xã hội nhân văn, tham dự Hội nghị Quảng bá
văn học Việt Nam ra nước ngoài, Hà Nội tháng 1.2010. 

Bác Tô đến thăm nhà

Mã A Lềnh - 
Một ngày đầu tháng 10 năm 2004 Chủ tịch Hội Nguyễn Ngọc Dương và Tổng biên tập tạp chí văn nghệ Lào Cai rủ tôi đi Sa Pa. Hóa ra là đoàn nhà văn Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật lên Sa Pa, có cả vợ chồng Bác Tô Hoài. Thăm hỏi rồi chụp ảnh với nhau xong, chúng tôi về. Chiều hôm sau, xe đỗ sịch trước cửa.
 Bác Tô Hoài lừng lững bước từ từ vào. Theo sau là bác gái. Vợ chồng tôi giữ hai bác ở lại ăn cơm, nhưng bác gái tranh thủ đi thăm cháu nuôi, là Sùng Thị Mai, hồi Bác lên Sà Phìn, nơi có dinh thự của Vương Chính Đức – Vương Chí Sình, bố mẹ cháu Mai được Bác Tô Hoài nhận làm con nuôi. Tôi tiếp Bác trong thư phòng. Con trai tôi, Mã Anh Lâm có chụp được vài bức ảnh hai anh em đàm đạo văn chương rồi cười hết cỡ. Mọi khi Bác chỉ cười mủm mỉm nhưng lần này thì Bác cười thật thoải mái làm tôi vui. Đã có lần tôi đến thăm nhà Bác ở Hà Nội, buổi tối nên không nhớ phố nào. Bác cũng tiếp tôi trong thư phòng. Cô con gái pha trà rồi lui xuống tầng. Trong câu chuyện, Bác nói có hai cuộc sống, Hà Nội và miền núi với người dân tộc thiểu số thật thà, chân chất. Tôi hỏi Bác có nhiều tình nghĩa với Lào Cai không?

Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014

"Đường dài mới biết ngưa hay" - Nhà văn Mã A Lềnh

Công Thế
Bạn bè gọi vui nhà văn Mã A Lềnh là Lão Mã, Mã Tiên Sinh, Mã Đại Ca tùy từng hoàn cảnh. Còn bút danh nhà văn nhiều lúc là Thạch Mã. Nói chung đều phải nhất thiết là có từ Mã. Cứ tưởng đã là mã thì phải nhanh, phải hừng hực dóng diết. Nhưng không phải vậy, trái lại rất đủng đỉnh, đĩnh đạc, đến miệt mài. Mỗi năm chí ít cũng một cuốn đầy đặn. Để rồi lão tướng ấy bước vào tuổi thất thập đã có trên

Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

Tản văn: “Nhớ mùa sen Hà Nội”


Nguyễn Phan Quế Mai 
Những đóa sen trăng trắng, hồng hồng đang thấp thoáng về lại trên những nẻo đường Hà Nội. Những đóa hoa còn mọng sương khẽ khàng nhô lên sau chiếc nón lá bạc màu của bao người phụ nữ bán hàng rong. Mỗi một chục bông hoa nép mình vào nhau giữa một chiếc lá sen to xanh ngắt, đợi tay người mua đón về, cắm vào những chiếc bình gốm sứ, dịu dàng tỏa hương thơm tinh khiết, thanh lọc cho từng gian phòng, từng căn nhà.
Vì lẽ người Hà Nội tất bật, và sen lại quá lặng lẽ, nên thật dễ đi qua một mùa sen ngắn ngủi mà chưa kịp nâng những đóa hoa thanh mảnh trên tay, để hương thơm ngan ngát ấp đầy lồng ngực. Những đóa sen còn chum chúm hôm nay, chỉ qua một đêm đã nở bung kiêu hãnh, khoe hết mình sắc trắng tinh khôi hoặc sắc hồng lộng lẫy. Sen đẹp và thơm khi còn đơm nụ, khi nở, và cả khi tàn. Chỉ sau một hoặc hai ngày dâng hiến hết mình cho vẻ đẹp và hương thơm, những cánh hoa sen còn tươi nguyên đã rời cuống hoa, phủ mềm xung quanh những chiếc bình sứ, để lại trong lòng người yêu hoa một sự tiếc nuối về sự mong manh của vẻ đẹp.

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Từ núi Hoàng Liên hướng về Hoàng Sa

               
         Công Thế
Có lẽ chưa có năm nào những ngày hè lại nắng, nóng kéo dai dẳng đến vậy. Nắng chói chang như thiêu như đốt, bỏng da, bỏng thịt, đó là cái nóng do thời tiết. Và cũng những ngày này lòng dân bá tính bách Việt cảm thấy bất an, bất ổn. Sự gây hấn trắng trợn trên biển Đông của Trung Quốc đã làm lòng người nóng lên. 
Cái nóng nhiệt huyết của lòng yêu nước đang khơi dậy sức mạnh của cả dân tộc.  Những người con của núi rừng Hoàng Liên ngút ngàn Tây Bắc hòa cùng vào dòng chảy nhiệt huyết của hơn chín mươi triệu trái tim con dân đất Việt lại sục sôi, cháy bỏng dâng trào. Tất cả hướng về biển Đông, hướng về Trương Sa, Hoàng Sa thân yêu, nơi đó một phần máu thịt của tổ quốc. Bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh

Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2014

Gửi người phụ tình

Công Thế:
Đến nước này thì cũng không thể ý nhị với em hơn được nữa
Thôi thì cứ phớ trắng nó ra
Cha ông đã sinh ra ta
Biết đứng lên từ bàn chân đất
Biết nhịn nhường san sẻ yêu thương
Và chắt chiu xây tình bằng hữu
"Cây muốn lặng nhưng gió chẳng dừng"

Cái mà Trung Quốc muốn ở Việt Nam chưa chắc đã là dầu hoả, mà là sự thần phục vô điều kiện...



Ngô Bảo Châu
NQL: Ngô Bảo Châu đã điểm rất đúng nỗi lo lắng của dân chúng. Cảm ơn Ngô Bảo Châu. Xin nói leo anh một câu thế này: Cái mà dân chúng xuống đường biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc chưa chắc đã là dầu hoả,  mà là sự căm giận TQ buộc VN thần phục vô điều kiện....Nếu ngày mai 18/5 các cuộc biểu tình bị cấm đoán... không biết chuyện gì sẽ xảy ra? Thật đáng sợ.

Nhớ lại năm 1979, lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tuyên bố dạy cho Việt Nam một bài học. Trong bối cảnh hiện tại, chúng ta phải cố mà nhớ ra bài học của họ Đặng . 

Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014

Đại hội vợ các nhà văn



Truyền hình trực tiếp
Nguyễn Quang Lập 
NQL: Bài ni tui viết lâu rồi, đăng lại để lưu, kẻo sợ mất.

 Xin chào tất cả các bạn! Tôi muốn nói rằng, vâng, tôi muốn nói rằng tôi đang đứng trước hội trường Ha Dong Lion.

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp ngừng viết

anha-van-6878-1398064505

Sau “Vong bướm”, một thể nghiệm với chèo cổ, đã hơn 2 năm Nguyễn Huy Thiệp không xuất hiện trên văn đàn. Ông quyết định dừng hẳn nghiệp sáng tác ở tuổi 65.
  Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp chia sẻ, thời gian vừa rồi ông ốm một trận “tưởng ra đi rồi”. Hơn 4 tháng qua, ông bị thoát vị đĩa đệm cộng thêm đau thần kinh toại, đau hết nửa người không đi được đến nỗi phải bò lê bò càng. “Giờ khỏi đến 85 – 90% là may lắm rồi chứ mấy tháng trước thảm hại, khủng khiếp, đáng sợ lắm”, tác giả Tướng về hưu nhớ lại.
Nói về vị “thuốc tiên” đã cứu sống mình, ông kể đã thử chữa thuốc tây không khỏi, đông y cũng không ăn thua, may có người giới thiệu gặp được ông thầy lang ở Việt Yên, Bắc Giang. Cứ 3 – 4 ngày “thầy” lại xuống tận nhà và chỉ chữa có mấy phút trong gần 3 tháng mà ông bình phục trở lại, đi đứng như thường.

Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

Bản Khoang – Nơi nỗi đau chưa vơi

  Công Thế.
…Vượt đèo Ô Quí Hồ trùng điệp, trong cái nắng tháng tư vàng như rót mật, trong cái gió dập dìu, những đám mây rong ruổi, rừng thông thổn thức lay  động quẫy mặt trời. Càng làm cho cảnh sắc con đèo đệ nhất Tây Bắc thêm hùng vĩ. Trong cái xốn sang vẫy gọi càng làm cho chúng tôi háo hức trên đường hàng trình về với Bản Khoang….

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

Bóng hồng duy nhất trong đời Tổng thống Ngô Đình Diệm


Bóng hồng duy nhất trong đời Tổng thống Diệm
Ông Diệm không có người đàn bà nào trong đời 
ngoài thiếu phụ bí ẩn ông Diệm gọi là “con Mệ nó”.

Sau này khi ông Diệm chấp chính, cho đến năm 1963 người ta lại càng hồ nghi rồi trở nên tin tưởng ông “bất thường sinh lý”. Quanh cái tiểu tiết đáng tò mò này, giới có ăn học lại thường đem ra phân giải theo sự ăn học. Giới bình dân thì lại rỉ tai nhau theo máu trào phúng của giới bình dân...

Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014

Nguyễn Quang Thiều và những hồi tưởng tháng Giêng

VanVN.Net – Hồi tưởng tháng Giêng hay là những liên tưởng miên man dẫn dụ thi sỹ đến miền khai phá cảm xúc mới? Thế giới đó luôn mang trong mình những bất ngờ, bí ẩn, đầy hấp dẫn… Để “giải mật” được nó, cần phải có một trái tim nồng ấm và tâm hồn trong veo. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều dường như đã đến tận nơi đó, đã trở về và kể lại bằng những hồi tưởng…


Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

Khói chiều Mỏng mảnh


                                                Khói chiều
                                        Mỏng mảnh
          Truyện ngắn của Nguyễn Thái Sơn    
                                                 
          Năm giờ sáng có tiếng còi xe. Ông Được xách cặp ra khỏi nhà. Bà Nhị vợ ông sỏ giầy đi thể dục dưỡng sinh. Huế bê chậu quần áo đầy vập ra vòi nước sau nhà.
          Giọng bà Nhị lanh lảnh:
          - Họp hành ở đâu thì họp chiều về sớm để xe đưa tôi đi chùa, ông nhớ đấy nhé!. Cái Huế giặt xong quần áo nhớ gọi anh Thắng chị Thuý dậy, con cái lớn rồi mà cứ ngủ trương ra.
          Ông Được vừa đẩy cổng vừa gắt:
          - Suốt ngày chùa với chiền, người ta còn công việc đi đây đi đó biết thế nào mà hẹn.
          Huế lấy chiếc ghế nhựa lặng lẽ ngồi vò quần áo.
          Có tiếng chim hót lảnh lót trên vòm cây sấu. Khoảng sân buổi sớm lặng lẽ trong veo. Những nhành cây như xanh hơn. Hương hoa sữa ngoài ngõ đưa vào thoang thoảng. Hai tay Huế vò quần áo mà

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

SƠN LAI – MỘT CHUYẾN ĐI


 Nguyễn Trung Kiên
Sơn La trái tim của Tây Bắc luôn quyến rũ đến mê hoặc, bởi vậy hễ có dịp tôi lại tìm cách nhao sang.
-Tháp Mường Và – Cây đa mường Hung…anh Sơn La thăm Trinh, rồi về nhà em, em dẫn anh đi quá! Thằng em thủ thỉ như tiếng “Khắp” du dương, dụ dỗ. 
Rõ khỉ! lại chọc vào máu anh: 
-Từ từ để anh tính.
Nó giáng tiếp: 
-Mai đi luôn thôi quá. 
Tóe máu ra rồi: 
-Ừ thì mai đi ông oắt.
Tranh thủ đi làm về đổ xăng, tăng xích, căn căn, chỉnh chỉnh. 
Về nhà mở tủ tống vào ba lô bộ đồ dã ngoại, lận lưng ít tiền. Vứt hết những toan tính, bộn bề cuộc sống

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

http://danviet.vn/que-nha/tam-duong-mua-hoa-ban-no/20140320085727180p1c29.htm

Tam Đường mùa hoa ban nở

 - Những ngày tháng Ba, về rừng núi Tây Bắc nói chung, Tam Đường (Lai Châu) nói riêng càng trở lên huyền ảo hơn bởi sắc hoa ban nở.

Trong sắc xanh mênh mang của rừng, của nắng vàng lan chảy, của mây trắng giăng giăng cũng là thời điểm mùa hoa ban nở. Cái sắc trắng lung linh của những cánh hoa, nhụy phớt hồng, mỏng manh, nhẹ nhàng tình tứ như những thiếu nữ Thái e thẹn bên bìa rừng, bờ suối. 

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

“Mường Ảng không xa xôi”

- Ngô Vĩnh Bình

Nguồn: Văn nghệ số 10/2014 - 11-03-2014 11:09:57 AM
Với tư cách là một trong những người đứng đầu tỉnh, đang bộn bề công việc hướng tới Kỷ niệm 60 năm chiến thắn lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2014), nhưng anh Nguyễn Thanh Tùng – Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Điện Biên vẫn dành trọn một buổi sáng tiếp các nhà văn quân đội chúng tôi. Anh nói, anh vốn là một cựu chiến binh…

ĐỪNG TƯỞNG DÂN KHÔNG BIẾT GÌ. NHẦM ĐẤY


TRẦN ĐĂNG KHOA
Câu chuyện đau xót này, không phải vừa xảy ra. Mà lâu rồi. Dễ đã được nửa tháng. Báo chí và các kênh truyền thông đều đã đưa tin. Vụ việc làm rúng động cả nước. Ai cũng đã biết. Chuyện cũ rồi. Nhưng lại xuất hiện tình tiết mới. Tình tiết mới nhưng vấn đề thì lại cũ. Thậm chí là rất cũ. Chúng ta cũng đã bàn suốt bấy lâu nay. Vậy tại sao những chuyện rất cũ, ai cũng đã biết ấy lại vẫn cứ xảy ra. Đó mới là điều chúng ta cần bàn.

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Ngập ngừng gõ cửa Lai Châu

Ngập ngừng gõ cửa Lai Châu
.....Nàng tiên ban trắng có thể nói là hồn sắc Tây Bắc. Nếu như một mai nỡ người ta vô tâm, vô cảm phũ phàng vùi rập, thui rụi nàng tiên nữ ấy thì Tây Bắc còn gì là đặc trưng nữa? Loài hoa trắng trong, tinh khiết mềm mại như tính cách người con gái Thái ấy không những đã tự làm cho núi rừng hoang vu trở lên huyền diệu ấm áp mà còn quyễn rũ mê hoặc bao lữ khách. Chính nàng đã góp phần làm nên sắc thái văn hóa Tây Bắc. Hoa ban trắng một dáng vẻ đơn sơ mộc mạc chỉ chừng ấy thôi vậy mà đã làm cho biết bao hiền sĩ phải đắm đuối ngại ngùng. Và rồi một sớm tháng ba nào đấy bất chợt thấy bàn chân ta ngập ngừng khi giáp mặt nàng .....Thế mới biết "anh hùng vấpphải mỹ nhân".... là đây.

                                               Tinh khiết trong màn sương đục
                                                     Bả lả bên suối

Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

Những câu thơ bong bóng

Trần Mạnh Hảo


Trong trang blog của nhà thơ Ngô Minh, chúng tôi (TMH) đã đọc 50 câu thơ hay do Hội nhà văn Việt Nam chọn lọc, dùng bong bóng thả lên trời trong ngày thơ Việt Nam mười rằm tháng giêng xuân Giáp Ngọ 2014 vừa qua. Chúng tôi thấy hơn hai phần ba số câu thơ trong 50 câu được cho là hay kia thực chất chưa hay, thậm chí còn là câu dở. Xin chứng minh

18. Lòng vui ngân lên câu hát
Của chúng ta làm ca ngợi chúng ta
 CHÍNH HỮU

Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

Đãi cát tìm kim cương

        

      Dân Lào Cai tôi đến nay khoảng 90 vạn người. Ấy vậy mà đến mãi bây giờ mới nảy lòi ra được trên dưới 10 nhà văn, nhà thơ nhớn. ( phải hiểu là nhớn tướng) . Ngoài các nhà văn, nhà thơ sinh ra từ Lào Cai hoặc chí ít là sống và trưởng thành từ mảnh đất biên ải này có Ma Văn Kháng, Bùi Nguyên Khiết, Lò Ngân Sủn, Ngọc Bái, Thái Sinh, Phạm Duy Nghĩa, Nguyễn Minh Thông... Họ đãchuyển về Hà Nội, có người đã trở thành thiên cổ như Bùi Nguyên Khiết, Lò Ngân Sủn. Đến nay Lào Cai chỉ có vỏn vẹn có  4 người là đang thực sự sống và viết tại địa
Hôm nay ngớ ngẩn thế nào mà lại được đi về Châu Quế Thượng - Văn Yên- Yên Bái . Bởi NV thổ phỉ họ Đoàn nhủ. Chả chức phận chó gì vậy mà mấy anh em vẫy cứ như lãnh đạo bộ Giao thông vận tải đị thị sát đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Ấy là nói cái sự tò mò quá khích. Mới nghe các nhà chức trách cắt băng khánh thành, Té ra mới chỉ được có mấy chục cây thôi. NV thổ phỉ Đoàn Hữu Nam, NV Nguyễn Văn Cự cứ hí hửng. Khi chụp ảnh gã thổ phỉ lại còn e thẹn, lòng vòng khoe xe đẹp, biển số đẹp lại tự lái, cứ gọi là bốc đến cung trăng, rồi đến lúc xót xẽ lại đi bê đá kê đường... anh em tớ bầm rập lé tránh để đi. Vất vả nhưng vui vì đã đến và ngắm làng gái đẹp nổi tiếng Tây Bắc Châu Quế Thượng. Thế cũng mãn nguyện rồi. 
Sau đây là một số hình ảnh chuyến đi:

Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

http://baotintuc.vn/du-lich/sa-pa-do-thi-du-lich-quoc-gia-20140108171506815.htm

http://baotintuc.vn/du-lich/sa-pa-do-thi-du-lich-quoc-gia-20140108171506815.htm

Tam Đảo mờ sương


Tam Đảo mờ sương
Truyện ngắn của Văn Giá

Lần này đến hẹn, tôi lại lên Tam Đảo mươi ngày. Mỗi năm một lần, vào tháng Bẩy. Tháng Bẩy nhiều mưa. Tháng Bẩy là mùa du lịch. Ở cái chốn núi non này thế mà cũng lắm người. Công nghệ du lịch mà. Nhưng riêng chúng tôi lên cữ này hằng năm vì công việc...

Đang cùng thằng bạn lang thang dạo phố lúc cuối chiều, bỗng chiếc xe máy phanh kít ngay trước mặt.
- Chào ông anh. Anh mới lên?
- Ô...Chào ông em. À...Tú đấy à?
- Các anh lên đợt này ở đâu?
- Ơ...Vẫn ở chỗ chú chứ còn đâu nữa.
- Em cũng không để ý. Đi tối ngày, có khi chả cả về phòng.
- Chiều nay anh vừa nhìn thấy cô nhà chú.
- Vâng... Em vừa bỏ nó rồi.
- Sao lại...?

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Ngược Ú Sì Sunghttp://baolaocai.vn/3-0-20765/nguoc-u-si-sung.aspx

http://baolaocai.vn/3-0-20765/nguoc-u-si-sung.aspx
Ngược Ú Sì Sung

LCĐT - Chúng tôi rời thành phố Lào Cai. Tạm biệt “thủ phủ” Apatít Cam Ðường đang sôi động trong tiếng máy âm vang, nhằm hướng Tây mờ sương mà ngược núi.
Chả hiểu cơn cớ gì mà trong tôi cứ háo hức, mong chờ để có ngày gặp lại Ú Sì Sung, Can Thàng, Phìn Hồ Thầu. Không phải do mối tình trắc trở để tiếc nuối, ngẩn ngơ mà miên man trong tôi về sự khốn khó, nhọc nhằn lam lũ kiếp mưu sinh của người dân nơi non cao ấy. Hơn hết thảy, ở đó là tấm lòng chân chất, thật thà, tình người thủy chung đồng lòng vượt qua gian khó đang vươn lên xua đói, đuổi nghèo và làm giàu trên mảnh đất “mái nhà đất nước”.
Ðường mới về thôn Ú Sì Sung.

Bài đăng phổ biến