Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

Nhan sắc của quý bà U50

30/11/2011 | 13:48

Quý bà U50 trong veo, trẻ như thiếu nữ 19 tuổi

Lần đầu gặp mặt và không được giới thiệu trước, nhiều người còn tưởng cô Masako là một thiếu nữ 19 tuổi.

Sinh năm 1968 và hiện đã có hai con, Mizutani Masako khiến nhiều chị em phụ nữ vừa ghen tị vừa muốn chạy tới hỏi bí quyết vì sao cô có thể giữ được vẻ đẹptrẻ trung đến thế. Cô Masako Mizutani hiện làm công việc nội trợ, có hai con, con gái út năm nay đã gần 20 tuổi.
Cô Masako Mizutani
Điều làm cô Masako nổi tiếng và là thần tượng của nhiều phụ nữ trung niên nước Nhật là bởi năm nay đã 43 tuổi nhưng cô sở hữu vẻ đẹp trẻ đến khó tin. Lần đầu gặp mặt và không được giới thiệu trước, nhiều người còn tưởng cô Masako là một thiếu nữ 19 tuổi.
Năm 2009, cô Masako xuất hiện trên một chương trình truyền hình để chia sẻ bí quyết làm sao có được vẻ trẻ trung như hiện nay và ngay lập tức trở nên nổi tiếng.
Blog riêng của Masako – nơi đăng tải các chiêu thức làm đẹp cũng thu hút hàng chục ngàn độc giả cả nam và nữ vào xem. Hiện cô được mời làm người mẫu và chuyên gia làm đẹp cũng như tư vấn thời trang, phụ kiện cho nhiều tạp chí danh tiếng xứ sở hoa anh đào.
Cô Masako thường dành 5 giờ mỗi ngày để chăm sóc da và trang điểm, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ mỗi ngày để tránh nếp nhăn, uống nhiều nước, ăn uống điều độ và đặc biệt là không hút thuốc, tránh khói thuốc. Cô cũng khuyên những phụ nữ trung niên nên dùng tông trang điểm màu sáng.
Theo Tiền phong

Nhan sắc thanh xuân, không tì vết của bà mẹ hai con U50

Dân Việt - Dù đã 43 tuổi và có hai con nhưng vẻ đẹp của cô Masako Mizutani khiến nhiều người phải ghen tỵ vì quá hoàn hảo. Cận cảnh nhan sắc không tỳ vết của “người đàn bà không tuổi”.


Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011

Người đàn ông 39 vợ


vo66 tuổi, 39 vợ, 94 con và 33 cháu. Người đàn ông hạnh phúc nhất trần gian này là Ziona Chana. Ngôi nhà của ông ở Ấn Độ có thể nói là một đại gia đình đông đúc nhất thế giới, tính đến thời điểm này.


Ziona <br />Chana, a 66-year-old Indian man who has 39 wives, 94 children and 33 <br />grandchildren, is probably the head of the world's biggest family
Ông Chana bên đại gia đình mình.
Các bà <br />vợ đang chuẩn bị bữa ăn cho
Các bà vợ đang chuẩn bị bữa ăn.
Nỗi ưu <br />tư trên khuôn mặt của người đàn ông nhiều vợ, đông con.
Nỗi ưu tư trên khuôn mặt của người đàn ông nhiều vợ, đông con.
Những <br />phụ nữ trong cuộc đời ông
Những phụ nữ trong cuộc đời ông Chana.
Ngôi <br />nhà của đại gia đình này.
Ngôi nhà của đại gia đình này.
Căn <br />phòng nơi
Căn phòng nơi các con ông Chana ngủ.
Con cái<br /> ông Chana
Con cái ông Chana lập gia đình cũng sống quây quần bên cha mẹ.
Bữa ăn
(nguồn: ngoisao.net)

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

Nhà văn miền núi cái sự giầu nghèo

          Nhân kỷ niệm 20 năm thành lập 1991-2011 Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam tổ chức hội thảo Văn Học tại Thành phố Lạng Sơn. Sau đây là bài tham luận tại hội thảo của Nhà văn Mã A Lềnh. Bài tham luận được các đại biểu tham dự hội thảo đánh giá cao. Chủ báo đã nhận được bản tham luận này đưa lên quý vị cùng thửơng thức.


                   Nhà Mã A Lềnh đang trình bầy tham luận.


             Mùa hát chào mừng hội thảo

  Nhà văn Họ Mã Và Cố NSND Kim Vĩnh tại Quảng Nình  8/2011
 Nhà văn họ Mã phía trái và các chuyên viên văn phòng UBND tỉnh Lào Cai chụp tại cổng trời Quản Bạ- Hà Giang
                                             Hùng vĩ đèo Pác Xum Hà Giang


       Nhà văn Mã A Lềnh 

     Ngay sau khi Bộ chính trị ban hành Nghị quyết 23, Hội nhà văn liền tổ chức cuộc hội thảo với tiêu đề Nâng cao tính chuyên nghiệp trong văn học tại Ninh Bình. Nhiều ý kiến hay và dở. Nhưng một vấn đề mấu chốt không ai đề cập tới là: Nhà văn không phải công chức. Xã hội có 2 lực lượng lao động chủ lực, đó là người nông dân làm ra cái ăn cái mặc; đó là người văn nghệ sĩ tạo ra sản phẩm tinh thần thì đều phải tự bươn chải. Nghị quyết 23 của Bộ chính trị thực sự làm rung động lòng người, thế nhưng đã mấy năm trôi qua, có lẽ mới có một cái được, là tự do sáng tạo. Xưa, “Mán Mèo Kinh Thổ Lô Lô / Cùng nhau học tập bên cô giáo Nùng”; “Phải lố, anh Thành à”… là những câu báo liếp mà học sinh phổ thông, học viên bổ túc phải học toét cả mắt; bây giờ thì khác lắm rồi. Như vậy, tính chuyên nghiệp không có khung định sẵn, không có định luật nào cả, chỉ còn cách mỗi người phải tự makétting cho mình.

     Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc năm 1945 cũng đồng thời mở ra một chân trời thẩm mỹ mới. Trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và bước vào xây dựng đất nước, một số văn nghệ sĩ dân tộc thiểu số dè dặt tiếp cận với văn học viết. Về mặt hình thức và tương quan lịch sử thì rõ ràng văn học viết tiến bộ hơn văn học nói, hát, kể - tức văn học truyền miệng. Cũng là hình thức văn học truyền miệng nhưng được viết bằng ký tự, tức là sáng tác ra văn thơ dân gian thì sức sống không còn bền, thậm chí trở nên ngô nghê, ngoại trừ một vài tác phẩm cá biệt đạt đến độ dân gian hóa. Thế nên văn học viết phải theo mô thức hiện đại. Sự giàu có của nhà văn miền núi nói chung, nhà văn dân tộc thiểu số nói riêng ở chỗ họ sinh ra từ cái nôi dân gian ắp đầy với cuộc sống hồn nhiên hòa quyện cùng cây cỏ, mây gió, sương ngàn. Khi đã học được vốn kiến thức nhất định và tạo lập được cái nền móng sáng tạo, nếu biết khéo tựa vào không gian của dân gian miền núi và bản sắc dân tộc thì tác phẩm sẽ trường lực. Không gian của dân gian miền núi biểu hiện bằng phong tục, tập quán, nếp sống sinh hoạt, lời ăn tiếng nói, trang phục, cách thức lao động sản xuất, v. v… nhưng đó mới là bề nổi. Nhà văn còn phải đi sâu vào khám phá tâm hồn, trí tuệ, nhân triết, tìm ra cốt lõi của nội lực tinh thần. Tại sao người Hmông phía Bắc lại dễ dàng bỏ nhả cửa, làng xóm, ruộng vườn để đến những nơi xa lạ vốn không phải quê cha đất tổ? Câu trả lời thật dễ dàng, chẳng cần nghĩ ngợi: Tại thằng giặc!. Giọng điệu có vẻ hiểu biết chính trị hơn thì: Đó là âm mưu diễn biến hòa bình!. Xin thưa! Câu trả lời có ở khua cê - Bài ca răn đường, và có ở dân ca, ở trong những bài khèn, ở trong lịch sử dĩ vãng bi thương và hùng tráng, ở trong những phong tục, tập quán, văn hóa nói chung là Tính triết luận. Từ những viện dẫn trên để thấy rằng là nhà văn người dân tộc thiểu số, nếu học cái cội nguồn của dân tộc mình không đến nơi đến chốn thì dễ sa vào bẻm mép, ngô nghê, nói leo, cổ động; là nhà văn người miền xuôi, người phố thị nếu không thâm nhập sâu vào thực tiễn cuộc sống miền núi thì trang viết sẽ hời hợt, làm dáng, tầm gửi, nhại tiếng. Đến đây tôi chợt nhớ một cái truyện ngắn đoạt giải cao báo Văn nghệ của một tác giả trẻ. Vấn đề của truyện chỉ là giải phóng con người bản năng, không hơn không kém, mà vấn đề ấy thì nhiều triết gia đã nói từ tám hoánh; cái truyện ngắn mà nhiều người trầm trồ kia chỉ hơi là lạ ở sự hoạt ngôn mà thôi. Bản sắc ư? Có sẵn rồi, ở ngay người mẹ, người cha mình, cái bếp lửa nhà mình, trong trái tim mình. Bản sắc, ấy là giọng điệu riêng của từng người mà ngày nay nếu không tận dụng, nếu vẫn đồng loạt giơ nắm đấm ra hô thì chẳng còn gì là cá tính sáng tạo nữa. Vậy nên cũng đừng bàn thêm, bởi nếu bàn về bản sắc thì khác nào dấn vào rừng hoang không có lối ra. Và xin thưa, bề ngoài, anh khoác chiếc áo thổ cẩm lên người thì đương nhiên anh là người miền rừng, nhưng trong ngôn ngữ, nhất là văn chương, dù anh có muốn biến hóa thành người dân tộc khác cũng không thể được, vì đâu chỉ là diện mạo, đâu chỉ là lời ăn tiếng nói. Mót được vài từ, nhặt được vài cái tục lệ là lạ, anh tưởng đã thành người dân tộc ư? Còn lâu! Nó còn ở trong nhân chủng, còn ở trong đáy con tim mỗi người không thể dung hòa được. Vậy nên chớ xổ ra mấy cái là lạ để trộ người.

     Nói về cái nghèo. Nếu làm phép cân đong thì nhà văn miền núi giàu một nhưng nghèo mười, trăm. Nghèo về sự học hành bập bõm. Đã thế lại còn ngại đọc sách triết học, mỹ học là những môn học rất cơ bản cho việc sáng tác, còn nữa là sự học để biết về vật lý, địa lý, lịch sử, sinh lý, tâm lý… Ngày nay cái sự học nếu bập bõm thì trang viết chỉ là khoa ngôn không mang lại lợi ích gì cho người đọc. Nghèo về tiền. Nghèo cả về sự giao cảm. Không có ngoại ngữ. Lại phải thấy rõ dù sao thì cái sự kỳ thị, thậm chí đố kỵ vẫn ẩn náu đâu đó dưới đáy con tim, lúc nào đó động chạm đến quyền lợi thì con tim đen lộn  phèo ra ngoài. Còn thêm chút kiêu hãnh, chút ủy mị, chút bất cần, chút sa đà, chút cả tin và chút lãnh cảm, lại coi như mình có quyền đòi hỏi người khác phải tinh tế, ý nhị trong ứng xử khi mình đôi lúc buột phát sỗ sàng, thô lỗ Rồi thì “ông giời” đã trao cho thiên chức làm nhà văn nhưng lại chui chúi tìm một “cái ghế” quan lại. Những dị tật bản năng thâm căn cố đế đó vẫn tiềm ẩn. Có thể đơn cử mộ ví dụ nho nhỏ: Bản tin hội viên của Hội nhà văn số 28 công bố danh sách Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước cấp cơ sở để trình lên cấp cao, trong số 12  tác giả đề cử Giải thưởng Hô Chí Minh thì nhà văn dân tộc thiểu số không ai có tên. Trong số 62 tác giả được đề cử Giải thưởng Nhà nước chỉ có 1 Vi Hồng! Tôi để ngỏ vì không muốn bình luận. Và nữa, đất nước 54 dân tộc bình đẳng nhưng không thể cào bằng. Nhất định ngôn ngữ chung phải là tiếng Việt. Trình độ học vấn phải được kiểm chứng bằng tiếng Việt. Thầy Lò A. không thể dùng ngôn ngữ Nùng giảng cho sinh viên trên giảng đường đại học; Luận văn khoa học của tiến sĩ Thào S. không thể dùng tiếng - chữ Hmông mà thuyết trình. Đó là một thực tế nhãn tiền. Do đó dù anh là người dân tộc gì đi nữa nhưng anh hãy nhanh chóng học tiếng Việt, hãy nhanh chóng tiếp thu kiến thức của nhân loại bằng tiếng Việt và ngoại ngữ nữa để “sánh vai với cường quốc năm châu” càng nhanh càng tốt, nhất là thời kỳ hội nhập. Vài vị khả kính thường la lên: “Bọn trẻ này không biết tiếng dân tộc thì chúng nó còn gì là người dân tộc nữa!”. Không đâu! Bọn trẻ ấy “dân tộc” hơn ông đấy! Ông bảo thủ cái mác dân tộc bằng lối rúc sâu vào hang hốc; còn chúng, trái tim “dân tộc” vẫn đập rộn ràng đi cùng nhân loại tiên tiến đấy, ông ạ! Ông giỏi tiếng mẹ đẻ nhưng lại không theo kịp thế sự hiện đại. Nó hiện đại nhưng lại khuyết tiếng mẹ đẻ; tuy nhiên nó sẽ bù được sự khiếm khuyết; còn ông sẽ chỉ có lão hóa. Tự nhìn sâu hơn vào bản thể của mình với niềm mong muốn mình sẽ cố gắng hoàn thiện hơn, bởi nhà văn miền núi nói chung, nhà văn người dân tộc thiểu số nói riêng đã tự lãnh trách nhiệm phát ngôn trước dân tộc mình. Miền núi và dân tộc là một cái mỏ vừa lộ thiên vừa chìm ẩn. Đó cũng là một sự giàu có nữa. Nên biết cuộc đời đã cho điều gì làm cho mình giàu sang. Nên biết mình còn thiếu thốn điều gì, nghèo túng mức nào. Tôi luôn tự nhủ mình như thế!./.
                                                                          Nhà văn Mã A Lềnh
                                                                                 12 - 14 / 09 / 2011


Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011

"Như thế mới là đàn ông"


"NHƯ THẾ MỚI LÀ ĐÀN ÔNG"...

          Bình sinh, cho đến bây giờ đã sang bên kia dốc cuộc đời, mình vẫn thường tự cho mình là kẻ không đến nỗi phải xấu hổ, với danh phận của một thằng đàn ông.

Trong mắt vợ, mình là một người đàn ông đích thực, đáng để chăm sóc yêu chiều. Trong mắt mình, mình là thằng đàn ông hơn rất nhiều thằng đàn ông khác.

Mặc kệ chuyện thiên hạ thờ ơ với thiên phận đàn ông, riêng mình, thầm tự đắc về cái chất đàn ông của mình.

Ấy thế mà bỗng có một ngày đẹp trời, trên một phiên chợ vùng cao, mình bị choáng váng vì tự thấy xấu hổ với mình, khi ngồi nghe trộm câu chuyện của hai người đàn ông xa lạ.
Bên một chiếc bàn gỗ mốc thếch, mình ngồi uống rượu với một người bạn.

Anh này thạo nhiều thứ tiếng dân tộc, vì đã một thời chuyên đi thu mua nấm rừng, thảo quả trong các bản làng, xuất sang Trung Quốc.

Bàn bên cạnh, có hai người đàn ông mặc quần áo chàm, vừa nốc từng bát rượu đầy, vừa chằm chằm nhìn vào mặt nhau.

Ngồi né ra xa một chút, là một người phụ nữ váy áo thêu xanh đỏ, khắp người đeo không biết bao nhiêu vòng bạc lủng lẳng.

Suốt đến gần nửa tiếng đồng hồ, chỉ thấy có một anh chàng nói, khi thì giận dữ khi thì nghẹn ngào, có lúc lại đắm chìm trong ưu tư như bị men rượu nhấn chìm.

Can rượu to trên bàn đã vơi quá nửa, bỗng hai người đàn ông ôm chầm lấy nhau, nức lên rưng rức.

Cái bàn ọp ẹp chao nghiêng làm hai bát rượu đổ tóe ra sàn.

Lẳng lặng nhìn hai gã đàn ông quá say, người đàn bà cúi xuống, nhặt những chiếc bát đặt lên bàn, rồi lẳng lặng mở nút cái can nhựa cao đến hai gang tay, nghiêng can rót rượu đầy tràn hai miệng bát.

Xong xuôi, lại trở về chỗ, lẳng lặng nhìn bâng quơ ra rặng núi giăng ngang trước mặt.

Thấy cảnh lạ lùng, mình thì thầm hỏi anh bạn xem chuyện gì đang xảy ra.

Thì ra hai gã đàn ông này chính là “tình địch” của nhau, theo cái cách định nghĩa ngu ngốc của người dưới xuôi chúng ta. Một anh là chồng, còn một anh là người yêu cũ của người đàn bà đang ngồi đây.

Nhìn kỹ ra thì cô vẫn còn khá trẻ, nhưng vẻ tiều tụy và cam chịu, làm cho ta nghĩ rằng đấy đã là một thiếu phụ nhan sắc đang tàn.

Chiều tối ngày hôm qua họ đã xuống đến chợ. Như nhiều đôi khác, hai vợ chồng này buộc ngựa vào một góc bên quán, ăn một bữa no nê rồi chia tay nhau.

Sáng hôm nay, họ lại tìm về quán cũ theo lệ thường, để rồi sẽ lại ăn một bữa, trước khi túc tắc dắt ngựa đi về.

Thế nhưng lần này, cô vợ không về quán một mình, mà dẫn theo anh người yêu cũ.

Thế là ba người ngồi cùng nhau. Hai người đàn ông và một người đàn bà.

Anh bạn mình ngồi xây mặt ra cửa, nhưng căng tai về phía bàn bên để nghe và cố hạ giọng dịch cho mình nghe, từng câu nhát gừng đứt quãng của người đàn ông, đang vừa nói vừa uống một cách đầy bức xúc.

Anh bạn mình còn phải tóm tắt cả câu chuyện đã xảy ra trước khi tôi hỏi, thế nhưng vẫn theo kịp được khúc sau, vì anh kia cứ nói một câu lại uống một hớp, rồi lại gật gật cái đầu, như đang cố vắt ra các ý nghĩ lộn xộn, nằm đâu đó bên trong óc mình.

Mình vừa nín thở để nghe và cố sắp xếp các lời dịch của anh bạn. Cuối cùng, thì mình hiểu được đại khái câu chuyện giữa hai người đàn ông: Một người chỉ nói, vừa nói vừa nghẹn ngào, một người cúi gằm mặt xuống vừa nghe vừa cắn chặt hàm răng. Bỏ qua những câu vòng vo mà mình không nhớ, mà cũng không hiểu hết ý, thì tóm tắt lại là như sau:

- Thằng Xín Thau kia, mày uống hết cái bát ấy đi rồi nghe tao nói. Suốt đêm qua tao đau tức cái tim, đau quặn cái ruột. Tao đi theo vợ mày về đây tìm mày!.
- ............
- Cái ngày bố mày theo ông thầy cúng, đưa mày đến đón vợ mày về, tao buồn muốn chết. Tao đã bắn hết cả một túi thuốc, nhồi hết đạn chì thì nhồi sỏi sạn vào mà bắn. Đáy nòng vỡ ra, sẹo trên má tao vẫn còn đây này!.
- ............
- Sau khi cưới, vợ mày nó bảo rằng tao đừng buồn, mày thương vợ lắm. Tao tin nó quá, thế là tao vui!.
- ..............
- Phiên chợ trước, tao được tin nhắn là phiên này vợ chồng nhà mày sẽ đi. Tao đắp vội mấy khúc bờ ruộng cho xong, tao bỏ cái đám cưới trong bản để ra đây gặp vợ mày!.
- .............
- Mày phải biết. Khi đi ra chợ tao vui quá, bỏ không bắn hai con chim to trên cành, bỏ không bắn một con nhím to trong bụi. Tao chỉ nghĩ đến cái lúc được gặp vợ mày. Thật đấy. Tao vẫn còn thương con vợ mày lắm mà!.
- .............

- Đến lúc tao tìm được con vợ mày, tao vui đến chảy cả nước mắt. Tao lại hát lại cái bài, mà ngày xưa lần đầu, tao hát vào bên tai con vợ mày, cái đêm đầu tiên tao gặp được nó!.
- ..............
- Thế mà, dắt nhau đi rồi, đèn tao chiếu vào tận mặt, mà tao không còn nhận ra nó là cô con gái đẹp nhất bản. Giàng ơi!. Ngày xưa cái mặt ấy tròn như trăng rằm, hai cái vú nó tròn to như hai quả dưa chín, cái tay nó đẹp như mình con trăn trên cây, tiếng nó cười hay như chim hót làm nắng cũng cười theo, cái váy nó thơm như hoa rừng làm bướm cũng bay theo!.
- ..............
- Giàng ơi!. Đêm qua tao chỉ thấy mặt nó cong méo như trăng hạ tuần, ngực nó nhăn như hai quả bí héo. Nó không cười, nó chỉ muốn khóc. Tao đau cái tim tao quá!. Giàng ơi!.
- ................
- Mày nói đi!. Là thằng đàn ông, mắt mày có nhìn thấy vợ mày nó khổ hay không? Là thằng đàn ông, mày có thấy vợ mày nó buồn hay không?.
- ...............
- Mày là thằng tốt số nhất đời!. Mày sinh vào lúc nào mà mày lấy được vợ mày?. Mày thật là có cái tội to!. Hôm nay tao định đánh mày, tao thương con vợ mày quá!.
- ................
- Lần này tao mang hai bao ngô giống. Tao không bán nữa. Mày mang về đi mà trồng. Phiên chợ sau tao gửi phân bón vào cho!.
- .................
- Đến kỳ ngô ra bắp tao bảo mày cách đặt bẫy. Tao có bài thuốc, bẫy sập là lợn rừng ngấm thuốc không chạy được đâu!. Tao sẽ cho mày!. Nếu nhím sập bẫy, mày bắt nguyên cả con mang ra chợ. Có người mua ngay. Ba cái dạ dày nhím sống, là đổi được một con lợn giống to!..
- ................
- Mày không được lười. Mày đói thì tao kệ mày, nhưng vợ mày thiếu thóc, thiếu ngô là tao đánh mày đấy!.
- ..............
- Thằng Xín Thau kia!. Mày có phải là thằng đàn ông hay không?..
- ..............

Nhìn hai gã đàn ông gục đầu vào nhau, rưng rức khóc trên hai bát rượu đã cạn khô, mình thấy thật là khó tả.

Nhìn sang người đàn bà lẳng lặng ngồi bên, tôi không đọc được những ý nghĩ gì đang ẩn hiện trong đầu cô ta.

Phải chăng là vừa hạnh phúc vừa tủi thân, phải chăng là vừa ái ngại vừa thương xót cho cả hai gã đàn ông của cô?...

Rất lâu về sau, một lần mình đem câu chuyện này kể cho vợ nghe.

Vợ mình thở dài, cầm cái điều khiển tắt phụt màn hình vô tuyến, đang lải nhải vô duyên và bâng quơ nói:

- Đàn ông như thế mới là đàn ông!..

(Sưu tầm). Mai Thanh hải
---------------------------------------
* Hình ảnh trong bài chỉ mang tính minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết và được lấy từ Diễn đạt phuot.vn, do các thành viên của Diễn đàn ghi lại, trong các chuyến đi.

“Quăng lưới trên Phố” Sáng kiến của Công an Thanh Hoá, ô hô

 Công Thế

            Quăng  lưới bắt cá đó là nghề kiếm sống lâu đời của cư dân miền lúa nước. Đặc biệt các vùng châu thổ như đồng bằng Sông Hông, sông Cửu Long. Nếu có dịp các bạn về Miền Tây mùa nước nổi chúng ta được thoả sức chiêm ngưỡng cảnh mênh mông sông nước. Những chiếc thuyền lênh đênh  của những người giăng câu, quăng lưới bắt cá mưu sinh mùa nước nổi.
             Quăng lưới trên phố bắt cá ta cũng thường gặp ở những vùng lũ lụt. Còn hiện tượng quăng lưới bắt người vi phạm giao thông của Công An Thanh hoá thì lại là một chuyện lạ, một “sáng kiến” có một không hai trên thế giới cho đến thời điểm này.
          Những “ Con Cá Người “ này . Mà quăng lưới trên cạn thì lại không phải cá mà là bắt như bắt một “ Con Vật”. Những người tham gia giao thông vi phạm luật ở đây bị các chú CA cầm lưới đuổi lùa như đuổi lợn, bắt gà . Chả nhẽ hết cách rồi sao?  Một hình ảnh phản cảm không còn chỗ nói. Tôi không thể nghĩ ra đây là một “sáng kiến” Đã được lãnh đạo CA Tình này phát thưởng chưa? Xem ra có thể nhân rộng trên phậm vi toàn quốc và phát động học tập CA Thanh Hóa về đề tài này.
         Thật là nực cười nghĩ quẩn thế này, tối kiến thế này bảo sao mà nước mình văn minh hiện đại được khi có những sáng kiến như rứa. Và đây là bài báo trên Vne xpenet xin đăng tải để quý vị tham khảo xem ra áp  dụng cho địa phương chăng?
Thứ sáu, 25/11/2011, 13:48 GMT+7

'Quăng lưới bắt người làm xấu hình ảnh cảnh sát'

Cục trưởng Cảnh sát Giao thông đường bộ và đường sắt (Bộ Công an) đánh giá việc quăng lưới bắt người vi phạm của Công an Thanh Hóa là sáng kiến. Còn luật sư cho rằng phương pháp này không chuyên nghiệp, gây nguy hiểm cho người đi đường.
> Quăng lưới đánh cá bắt người vi phạm giao thông/ 'Không luật nào cấm quăng lưới bắt người vi phạm'

Sáng 25/11, trao đổi với VnExpress.net, đại tá Nguyễn Văn Tuyên (Cục trưởng Cảnh sát Giao thông đường bộ và đường sắt, Bộ Công an) cho rằng mô hình dùng lưới đánh bắt cá để "bắt" người vi phạm giao thông là "sáng kiến của Thanh Hóa", bởi từ trước đến nay chưa địa phương nào áp dụng.
Theo tân Cục trưởng, với trường hợp đua xe, đánh võng với tốc độ cao, công an thường tổ chức quây và vây bắt. Tuy nhiên, phương thức này không mấy hiệu quả. "Nếu dùng lưới để thử nghiệm và có hiệu quả thì đây sẽ là một thành công", đại tá Tuyên nói.
Trước việc người dân lo ngại việc giăng lưới vào xe vi phạm có thể gây tai nạn cho những người đi đường khác, Cục trưởng cho biết sau một tháng thử nghiệm Công an Thanh Hóa báo cáo chưa có sự cố đáng tiếc nào xảy ra. "Việc này cần thời gian thử nghiệm. Nếu có nguy hiểm sẽ cho dừng lại bởi chúng tôi vẫn đang theo dõi", ông nói.
Nhiều người cho rằng biện pháp lùa theo quăng lưới như thế này rất nguy hiểm đối với những người đi đường khác. Ảnh: Lê Hoàng.
Nhiều người cho rằng biện pháp lùa theo quăng lưới như thế này rất nguy hiểm đối với những người đi đường khác. Ảnh: Lê Hoàng.


Ở góc độ luật sư, ông Nguyễn Hồng Bách (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng, Công an Thanh Hóa cần "xem xét lại việc quăng lưới", cho dù lưới đánh cá có được xem là một trong những công cụ hỗ trợ của cảnh sát khi làm nhiệm vụ.
Theo luật sư, hình ảnh người cảnh sát với trang phục gọn gàng, sử dụng phương tiện, công cụ chuyên nghiệp đã in dấu trong xã hội. Nhưng việc quăng lưới đã làm xấu đi hình ảnh này.
"Chẳng nhẽ cả hệ thống lực lượng vũ trang không tìm ra biện pháp hữu hiệu nào mang tính chuyên nghiệp, sắc bén và hiệu quả mà phải sử dụng hình ảnh của ngư dân. Nếu quốc tế nhìn vào, họ có thể thấy không chuyên nghiệp, không ổn, Bộ Công an cần cân nhắc", luật sư Bách bày tỏ.
Luật sư này cho biết, khi quăng lưới nếu gây tai nạn cho những người đang lưu thông hợp pháp, đúng tốc độ thì cảnh sát phải chịu trách nhiệm hình sự.
Còn luật sư Ngô Ngọc Thủy cho biết, chưa có văn bản quy định việc cảnh sát dùng lưới bắt người vi phạm giao thông. "Riêng trường hợp đua xe trái phép (tội danh trong luật hình sự), theo tôi cảnh sát có thể dùng tất cả các biện pháp cần thiết để ngăn chặn", vị luật sư nhiều kinh nghiệm nói.
Từ ngày 28/10, trong đợt cao điểm xử lý trật tự an toàn giao thông, Công an thành phố Thanh Hóa đã áp dụng biện pháp quăng lưới vào xe vi phạm.
Lưới được sử dụng là loại cước sợi nhỏ được cuộn lại, một đầu quấn với một vật nặng, thường là gạch đá. Tại các chốt chặn, dân phòng đều trong tư thế cầm lưới sẵn sàng quăng. Khi thấy người vi phạm giao thông không dừng lại theo hiệu lệnh, cảnh sát sẽ giơ tay ra hiệu và dân phòng lập tức ào ra quăng lưới vào gầm xe.
Thượng tá Lê Văn Ngọc (Phó trưởng phòng Công tác chính trị và Công tác quần chúng Công an tỉnh Thanh Hóa) cho rằng đây là biện pháp hữu hiệu nhất từ trước tới giờ trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Nó rất an toàn nếu lưới được quăng chính xác vào bánh sau. Tuy nhiên, nếu người vi phạm đi với tốc độ cao và cố lết để bỏ chạy thì có thể không tránh được việc bị ngã.
Theo một chuyên gia về xe máy, 100% người lái xe khi bị tung lưới vào bánh sau sẽ bị ngã. Bởi khi bánh bị vật cản đột biến giằng phanh, hộp xích và đĩa phanh, xe không chạy từ từ mà sẽ khựng lại, đổ xuống đường. "Nếu đang đi với tốc độ cao, họ sẽ bị văng ra khỏi xe hoặc bị kéo lê trên đường", anh nói.
Theo quan điểm của người này, việc quăng lưới bắt người vi phạm giao thông là nguy hiểm.
Hà Thư Dũng

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011

100 ngày ông La Thăng

Theo blocg; Nguyễn Quang Lập | 23.11.2011

100 ngày ông La Thăng

Hiệu Minh
Bên Mỹ và nhiều nước tiến bộ, người ta thường đánh giá lãnh đạo cao cấp qua 100 ngày đầu tiên, 3 tháng để cấp dưới nắn gân, đủ biết có giữ được ghế hay không.
Có lẽ xuất phát từ chuyện mang thai của các bà mẹ. Thai dưới 3 tháng hay bị sảy. Nếu qua 100 ngày coi như đã đậu.
Làm quan cũng như bà mẹ có thai. Vượt được 100 ngày đầu tiên coi như thành công.
 Thầy Nhân và 100 ngày với chữ KHÔNG
Mình thương thầy Nguyễn Thiện Nhân, rất hiền, có tâm, nhưng không hiểu tại sao lại bắt đầu kế hoạch tấn công Bộ Giáo dục toàn bằng chữ KHÔNG.
Nói không với tiêu cực trong thi cử, nói không với việc chạy theo thành tích, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và nói không với ngồi nhầm lớp.
Sau mấy năm “không” trên đường Lê Thánh Tông, nơi ngành giáo dục già cỗi tọa lạc, khó mà thích hợp với thầy Nhân. Bộ GD toàn thích có: có thành tích để báo cáo cấp trên, có tiêu cực mới có mầu, có ngồi nhầm lớp thì sau này lớn lên mới ngồi nhầm ghế. Mà người ta bảo, chính thầy Nhân mới ngồi nhầm ghế.
Trong giao tiếp, nói KHÔNG (từ chối) là khó nhất. Từng học ở Harvard, tại sao thầy Nhân chọn chữ khó này để rồi đi làm…Phó Thủ tướng, phụ trách chung chung.
Bộ trưởng 100 ngày với chữ LA

Tai nạn kinh hoàng, oto điên đâm xe máy. Ảnh: VNE
Bộ trưởng Đinh La Thăng rút kinh nghiệm lỗi lầm của thầy Nhân nên dùng chữ LA, không phải nốt nhạc La thăng (A#), mà ông la hét thực sự.
Khi nhậm chức, ông la rằng:”Bộ trưởng là tư lệnh lĩnh vực ngành phải cho tôi toàn quyền. Tư lệnh ra chiến trường phải được toàn quyền quyết định chiến đấu, tiến hay lùi, nếu chờ xin phép thủ trưởng ở nhà thì sẽ lỡ cơ hội”.
Rồi la về đột phá “Bộ Giao thông sẽ tập trung giải quyết 3 khâu đột phá chiến lược. Thứ nhất là đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, thứ hai là tình trạng tai nạn giao thông, thứ ba là ùn tắc giao thông”.
La đường sắt cao tốc hay nhất “Tôi cho rằng khi đất nước có đủ điều kiện thì mới làm đường sắt cao tốc. Trong 5 năm tới nếu kinh tế phát triển đến mức độ nào đó thì sẽ làm đường sắt cao tốc, còn nếu chưa được như vậy thì phải tính toán ở thời điểm khác thích hợp hơn”.
Rồi “Bộ Giao thông sẽ ưu tiên đầu tư đường bộ cao tốc Bắc Nam, nâng cấp đường sắt hiện có, cân đối phát triển đường quốc lộ, tỉnh lộ, giao thông nông thôn”.
Ông hét, đòi tiêu hủy xe đua, thét ra lửa, trảm 7 tướng cho đến thời điểm hiện tại. Rồi ông kêu nhân viên đi xe bus, cấm xe cá nhân lưu hành, quát tháo cán bộ, cấm chơi golf, một quyết định gây nhiều tranh cãi.
Có người kêu ông hành xử không hợp hiến, ông nghiến răng, rỉ tai đồng nghiệp “Khi làm lãnh đạo, ngoài quy định của pháp luật thì phải chấp nhận quy định của cơ quan, đơn vị. Nếu anh muốn tự do như người dân bình thường, đừng làm lãnh đạo nữa”, ý nói việc chơi golf làm mất uy tín ngành, lơ mơ là ông tiền trảm hậu tấu.
100 ngày sắp tới
Chắc nhiều người mong nước ta được vài Bộ trưởng như ông Đinh La Thăng, năng nổ, quyết đoán. Ông hơn rất nhiều các vị chỉ lo mát đít, chả dám nói, chả dám làm, đụng đâu cũng ú ớ, chẳng biết cái ghế nóng bao giờ.
Nói 10 làm được 3-4 cũng phước cho dân. Ông đã cho vài tướng dốt nát, lười biếng về đuổi gà cho vợ. Ông đi thử xe bus, lái xe máy đến văn phòng, đánh đông dẹp bắc các dự án. Người ta gọi là hiện tượng Đinh La Thăng cũng có lý.
Tổng Cua chỉ mong một điều thôi. Trong 3 tháng nữa, ông giúp giảm thiểu tai nạn giao thông thì tốt biết bao, mỗi tháng bớt đi 50 người bị chết.
Theo số liệu thống kê, bình quân ở nước ta mỗi năm có 11.929 người chết và 9.290 người bị thương do tai nạn giao thông gây ra.
Ông từng thừa nhận “Nếu so sánh với đại thảm hoạ kép sóng thần và động đất xảy ra tại Nhật Bản ngày 11/3/2011 vừa qua, số người chết vì tai nạn giao thông một năm bằng 75,55% (số người chết do thảm họa sóng thần là 15.790 người), số người bị thương vì tai nạn giao thông bằng 156,58% (số người bị thương do thảm họa sóng thần là 5.933 người)”.
Chết tai nạn giao thông khổ lắm. Chết ở đâu, Thổ địa nhận xác ở đó. Sau 100 ngày linh hồn mới về với gia đình. Là tư lệnh ngành giao thông, ông La Thăng chắc hiểu điều này.
Con số 100 có ý nghĩa lớn lắm. Nó quyết định cho một sinh linh ra đời, giúp Bộ trưởng giữ chiếc ghế nóng để quan lộ hanh thông sau này.
Hơn ba tháng nữa với chữ LA dưới nhiều góc độ mà giảm thiểu những linh hồn phải lang thang trên đường quốc lộ, thì nhiều người tin trong tương lai, ông Đinh La Thăng sẽ tiến xa.
Nhưng nếu ông chỉ la hét mà không hành động thì người ta sẽ “ăn giỗ” 100 ngày chiếc ghế của ông. Khi đó, thầy Nhân sẽ nhường chiếc ghế “chung chung” cho ông La Thăng vì chính thầy chỉ nói mà không làm được gì trong ngành giáo dục.

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011

Hôm nay rươu gặp thơ

 




          Chả biết hôm nay là cái ngày gì mà tự nhiên có một ngày xôm tụ ngẫu nhiên, Nhà thờ Nguyễn Duy Chiến trước công tác tại báo quân đội rồi đi Nga, đi Pháp. Về nước chuyên đi nói chuyện thơ chỗ đông người... Lạc từ thủ đô lên rồi gặp và nhận lời mời của Nhà văn họ Đoàn ( Đoàn Hữu Nam) còn gọi là Nam thổ phỉ. Thế là tụ tập, thế là bí tỉ, thế là bằng hữu anh em. Ngoài chủ nhà còn có Nhà báo chủ tịch hội VN Lào Cai Lê Minh Thảo; Nhà thơ Hồng Thạo, Xuân Phượng và mình.
         Chả biết có phải do máu nghệ sĩ  nó thấm vào từng con người với nhau hay ko theo cách nói có nhiều điểm tương đồng mà cứ tự nhiên thắm thiết. Cứ tạc thù anh em búa xua cứ như là thân thiện từ hồi nảo hồi nào. Cái ông chủ nhà Họ Đoàn nghị quyết một gáo dừa. Vì loại rươu thửa này ủ trong chum đã một năm nguồn xuất xứ từ Nhà thơ Pờ Sảo Mìn nấu trong hang núi ra. Nên phải dùng gáo múc loại gáo khoét bằng thân cây báng. Tuyệt tác vừa ngon vừa quý. Nhưng đã thực hiện vượt chỉ tiêu mà nghị quyết đã ban ra. Kiểu vượt chỉ tiêu như một số địa phương vượt chỉ tiêu phá rừng làm thủy điện.  
          "Gáo tiếp gáo cho tình xanh mãi/. Bạn gặp bạn ướt nhoèn chi kỷ/  Hồng tình hồng thắm riết ngẩn ngơ... 
            Đấy là thơ vớ vẩn của tôi lúc rượu . Xin đừng ai bắt bẻ nghe. Và cũng sướng là vừa thiết lập xong cái bơ loc bờ leo cho Nhà thơ Hồng Thạo, để ghi nhận cái ngày sướng này viết mấy dòng thử trên cái blocg mới rồi sang cho nhà thơ.
           Cái tình của những người ngu ngơ nó lạ lắm trên cả, tất cả một khi đã thấm nhau một khi đã ngấm cái nhân tình thế thái, đau đáu, cái đau của đời của người để mà trân trọng những ngày tháng qua. Vậy là hôm nay mình thấy yêu đời hơn yêu người hơn có những tâm trạng mưng mưng lạ vì niêm vui hay còn điều chi nỏ biết.
           Vẫn biết: cuộc đời là một chuyến đi / Ai sớm ai muộn sống vì tình thương.... 

                                                                Đôi dòng của Công Thế LC 

                        Ao làng ( Ảnh chỉ mang tính minh họa)

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011

Hôm nay ở Nậm Chầy - Văn Bàn

           
           Hôm nay ngày mà cả nước tôn vinh một nghề cao quý trong các nghề cao quý. Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Mình cùng đoàn lên thăm Nậm Chầy – Văn Bàn một xã đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Lào Cai này. Chuyến đi với mục đích chính là chúc mừng thăm hỏi các thầy các cô nhân ngày này, cũng như một lời tôn vinh và lòng khâm phục về ý chí và tình thương yêu của thầy cô đã dành cho các cháu học sinh nơi đây.
            Trong chuyến đi này chúng tôi đã tặng quà cho các cháu học sinh bán trú đây là việc làm thường xuyên, thể hiện tấm lòng và trách nhiệm với vùng cao.  Mình sẽ có bài viết riêng về chuyến này đăng trong ngày gần đây. Và hôm nay chạy qua ít ảnh trước đã, câu khách mà hi hi.   Mọi quý khách xem và cho ý kiến theo nhận xét phía dưới trang hoặc qua Đ/C Mail. Cám ơn Nhiều. 
 Ảnh Công thế

Đường lên Nậm Chầy ảnh chụp từ trên xe             
Núi thẳm, trời xanh , trước cửa trường
Chuyển hàng xuống giúp các cháu

Chú cháu mình cùng chuyển nhé cả áo ấm nữa đấy!
Hồn nhiên trong trẻo quá

Cô hôm nay cũng xinh và vui hơn
Lớp mình hôm nay có áo mới đấy, nhìn này chú ấy chụp ảnh chúng mình

Hôm nay ngày lễ 20/11, Ồ cô rửa mặt xong ra dự lễ chứ he he đẹp quá.


Cô Thuỷ hiệu trưởng mầm non dẫn khách thăm quan trường mới nè.

Múa hát mừng các thầy cô

Thầy Tùng hiệu trưởng Cơ sở đọc diễn văn kỷ niệm  trịnh trọng quá nhỉ
Hàng ngũ chỉnh tề tớ ngồi giữ bảng chắc hơn

 Cả Cô Thu hát chào mừng nữa

Cô này là ai nhỉ ! À cô Thuý Sinh Công ty KS đem áo mới cho chúng mình lại còn hát tặng bọn  mình nữa vui quá 


Chủ tịch xã Giàng A Thống phát phần thưởng các thầy cô

Cả Cái Bác ở trên Huyện nữa hi nhiều phần thưởng quá

Áo mới thế này thì bọn mình không sợ rét rồi hi hi sướng sướng. Áo tao màu đỏ hơn


 Mặc áo cho cháu nhé, đẹp chưa này

Hu Hu cháu chưa được áo mới   hu hu...


        Lâu quá ư ừ buồn ngủ rồi...

        Chưa có áo mình chơi bi tí đã,  hi hi.

.
Bác phó nháy lại  mặc áo cho chị kia . Ô kìa hơi cộc nhỉ
Cán bộ đoàn TN Công ty, tặng Cô lọ hoa này hi hi, cám ơn anh em rất vui

Có sách mới áo ấm chúng mình đều vui ( vừa đi vừa hát)
Chuyển hàng về kho đã các bạn ơi

Cô Hiếu chúc rượu phó nháy (Tác giả  mình đây)
 Thì thầm cái gì đấy Thầy Tài ơi. Bác chủ tịch xã phớ lớ sáng cả góc trời he he, đùa tý nhé.

Cỗ 20/11 to quá  Đĩa thịt gà  hoành tráng thế và những bốn chai loại rươu Nậm cần quá đã 

 Cháu Giàng Thị Nhung lớp trưởng lớp 9A Ước mơ của cháu sẽ đi học làm bác sĩ. Một ước mơ tuyệt vời.

 ( Thì thầm bên tai)   Sẽ có những hoa hậu quốc gia trong tương lai là những sơn nữ Nậm Chầy điều đó tin là như vậy.

                                          Bài ảnh Của Công Thế
Xin các độc giả cho nhận xét vào phía cuối trang này hoặc gửi ý kiến về để mình  theo địa chỉ Mail; congtheks@gmail.com. Chủ nhà Xin cảm ơn rất nhiều.

Bài đăng phổ biến