Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

CAO NGUYÊN TRẮNG ĐANG ĐỔI NGHĨA


     

                                                                                          

                                                                                                                                                  Thạch Mã
 (Viết nhân 85 năm báo chí CMVN - 21/6/2010)

“Cao nguyên trắng” là tên đề một bài bút ký nổi tiếng của một tác giả gạo cội địa phương nói về màu trắng hoa mận quyện hòa với sương mây thiên nhiên trong lành dịu mát của vùng đất có độ cao 900m so với mực nước biển, trong đó có công lao của kỹ sư nông nghiệp Vũ Đức Lợi đã lặn lội tận Hoành Bồ - Quảng Ninh tìm kiếm giống mận tam hoa về làm giàu cho người dân. Bài bút ký được công bố trên các phương tiện truyền thông ngay sau khi cựu Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh và ông Cư Hòa Vần - cựu Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc TƯ lên

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Cao nguyên trắng - Văn và người


               Đoàn Hữu Nam
Nhân đọc tập bút ký Cao nguyên trắng của nhà văn Mã A Lềnh

Đọc tập bút ký Cao nguyên trắng của nhà văn Mã A Lềnh tôi chợt nhớ tới chuyện cố Chàng Nù Giáo của dân tộc Mông. Trong truyện cổ có một chàng trai tên Nù Giáo thông minh, điềm đạm. Chàng dẫn mẹ đi tìm bố, hai mẹ con gặp sông sâu sóng cả, bà mẹ hoang mang lo lắng song chàng trai vẫn điềm tĩnh tìm một cây nứa dóng dài, óng chặt xuống, khoét rỗng một dóng làm một cái điếu ục to tướng, tra thuốc xòe lửa rít ba điếu đến lõm má,

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Một thời thổ tả


Mũ Cối Tàu đương nhiên là một vũ khí, bởi vì nó rất đắt. Những năm 80 nó có giá 80 đồng, bằng một chỉ vàng. Khi cao điểm lên tới 150 đồng, gần bằng 2 chỉ. Thời này đi dép tông Lào, mặc quần bò Thái, áo bay Liên Xô, đeo đồng hồ Seiko, đội mũ cối thì có thể tán đổ cả hoa hậu.



Xe đạp là cả một gia tài. Ai có xe đạp thì đương nhiên kẻ đó không thể gọi là nghèo. Một chiếc xe đạp mất cả làng, cả khu phố đều biết. Xe sang nhất là xe Peugeot-“Đẹp trai đi bộ không bằng mặt rỗ đi Lơ”, xe Lơ là xe Peugeot ( Cũng có người bảo đó là xe máy Mobylette). Xe Favorite sang trọng thứ nhì, sau Peugeot: ” Làm trai cho đáng nên trai/ có Pha vơ rít, có đài dắt lưng”

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

Ơi quê nắng Miền Trung…



Tuỳ bút của Lê Huy Quang - 15-05-2012 02:45:50 PM


Hà Nội khuya rồi vẫn oi oi nóng bức. Bất chợt, một cơn mưa đầu hè vào lúc tang tảng mở bình minh, đã làm dịu mát cả không gian và cả lòng người. Thành phố thức dậy, trong lành và bình yên. Chiếc xe ô tô đưa một tốp nhà báo và nghệ sĩ chúng tôi lên đường đi Quảng Nam - Đà Nẵng, chạy một mạch vào đến Thanh Hoá. Khi vừa qua Hàm Rồng vượt dòng sông Mã, một cô ca sĩ trẻ đã lĩnh xướng để tất cả mọi người trên xe cùng cất lên tiếng hát dàn đồng ca “ai vào Thanh Hoá… dô tá, dô tà”; chúng tôi ghé vào một quán nước dưới hàng dừa xanh che bóng mát. Đặc sản nem chua gói vuông chằn chặn của xứ Thanh không thua kém nem Phùng truyền thống Hà Nội; trái dừa xứ Thanh đầy nước ngọt lừ được cô chủ quán đưa ra chào mời cùng vị bia chai “Thanh Hoa” thời mở cửa, hội nhập. Ai đó ngâm nga một câu thơ trong  Màu tím hoa sim trữ tình và lãng mạn của thi sĩ Hữu Loan…  đúng vào lúc anh chàng lái xe vui tính gọi to - đi hơn về kém, mười giờ năm phút rồi, mời các anh các chị lên đường…

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

Ảnh vui cuối tuần he he..


     Ngày cuối tuần thưởng lãm loạt ảnh vui này nhưng mà cũng... đau đớn đấy ạ. chúc bà con cô bác dui dẻ.


quá chính xoác

Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012

Mênh mang đất trời Ý Tý


           !



                                  
           Bút ký của Công Thế
Những vách núi đá dựng đứng cao chất ngất, những vực sâu thăm thẳm, tút hút đến rợn người. Dòng sông mây bồng bềnh trôi từ phía cây cầu Thiên Sinh bỗng chốc như vỡ òa, cuồn cuộn bao trùm  cả bản làng, rừng núi. Những nếp nhà trình tường hình nấm chơi vơi trong sương lúc ẩn, lúc hiện, những thiếu nữ  người Hà Nhì gùi những bó củi cao hơn đầu người, lặng lẽ, thấp thoáng đi trong màn mây. Tất cả đất trời Y Tý cứ mênh mang huyền ảo đến lạ kỳ…

- Ối giời ơi sướng quá,  được như thế thì gì bằng,cảm ơn, cám ơn!

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Bị đuổi không cho vào lăng, Văn Dung viết “những bông hoa trong vườn bác”


Viết bởi truongduynhat Đăng lúc 23:55 pm05 May 2012 

van dung 2Vì để tóc dài, bị đuổi không cho vào lăng viếng bác mà nhạc sĩ Văn Dung viết được bài “những bông hoa trong vườn bác”.
          Tối qua nhậu, nhạc sĩ Văn Dung tiết lộ hoàn cảnh ông viết bài “những bông hoa trong vườn bác”: Đâu khoảng năm 1977, nhạc sĩ Văn Dung từ miền Nam ra Hà Nội vào thăm lăng bác (lăng Hồ Chí Minh). Khi đó ông để tóc dài, râu ria lởm khởm. Vào cổng, bảo vệ nhìn ông chằm chằm rồi chặn lại. Qui định khi đó đàn ông tóc dài không được phép vào lăng. Buồn chán, ông lang thang bên ngoài ngắm hoa. Và thế là nó ra cái bài hát “những bông hoa trong vườn bác”- một trong những ca khúc hay về Hồ Chí Minh.
          Ông cười: đến giờ tớ vẫn thầm cảm ơn cậu bảo vệ đó. Nhờ nó đuổi không cho mình vào mà có được bài hát xuất thần này. Giá ngày ấy nó cho vào, chưa chắc mình đã viết được bài hát hay đến thế.
Những bông hoa trong vườn bác
Nhạc và lời: Văn Dung
Những bông hoa trong vườn bác
Toả ngát hương mang tình yêu mênh mông của người

Trước miếu thờ Không Tử

Đoàn Hữu Nam
1
Thắp nén nhang thơm cúi đầu trước Khổng Khâu Phu Tử
Cảm nhận tâm nguyện của người qua lớp lớp nhân sinh
Bao triều đại hưng vong trên bàn cờ thế sự
Riêng người Vạn thế tôn sư!

Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2012

Rồi một ngày.

 
Một ngày kia 
Bà già mét tám Mai Phương Thúy lầm bầm
ngồi ấm ức lão ... (Ben Ngô ??? !!!),
cái thứ già rồi còn mất nết

Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

Việt Nam đẹp tuyệt mỹ trên báo Nga

Vẻ đẹp đơn sơ, mộc mạc mà tuyệt mỹ của dải đất hình chữ S gần như được thâu tóm toàn bộ trong chùm ảnh của một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.
Nằm trong loạt bài mang chủ đề "Những khoảnh khắc đẹp từ khắp mọi nơi trên thế giới", trang mạng Livejournal đã giới thiệu với độc giả một chùm ảnh phong cảnh đặc sắc của Việt Nam được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia Hoàng Nam.
Bộ ảnh này được chụp ở rất nhiều nơi khác nhau trên khắp đất nước Việt Nam như Lăng Cô, An Giang, Lâm Đồng, Nha Trang, Bạc Liêu, Đà Lạt... đã chiếm được cảm tình của đông đảo độc giả Nga, khiến họ không thể không xuýt xoa, thậm chí nhiều người còn bày tỏ mong muốn được đến thăm Việt Nam một lần.

Ở lại đừng về!

  Công Thế            
  
Ở lại đừng về!
Sa Pa trong sương ảnh Công Thế

Biên ải sang mùa như thực như mơ
Trên non cao mây lững lờ đi ở
Dòng sông xuôi theo sóng nước dùng dằng

Ở lại đừng về em ở lại!
Lá và hoa ríu rít khúc mời chào
Theo ngon gió gặp thơm lừng thảo quả

Bút ký: “Trở về nguồn” - Trần Thị Thắng

VanVN.Net - Trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh (1981-2011); 50 năm thành lập Hội văn nghệ giải phóng Sài Gòn - Gia Định (1963-2013) và hướng tới kỷ niệm 37 năm giải phóng Sài Gòn, ngày 25-3-2012. Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh tổ chức chuyến về nguồn tại chính xóm Thuốc, xã An Phú, Củ Chi, nơi căn cứ của Văn nghệ Sài Gòn - Gia Định xưa. Đoàn đi gồm bốn thế hệ nhà văn: Thế hệ chống Pháp, Mỹ có nhà văn Vũ Hạnh, Hoài Vũ. Thế hệ chống Mỹ: Thạch Cương, Lê Điệp, Lê Quang Trang, Mai Phan (Phan An), Lam Giang, Khuynh Diệp, Hoàng Đình Chiến, Nguyễn Quốc Trung. Thế hệ sau giải phóng Sài Gòn: Thu Nguyệt, Lê Tú Lệ, Phan Hoàng, Trần Trí Thông, Nguyễn Đặng Mừng… Một thế hệ được mọi người kỳ vọng, đó là lớp nhà văn còn rất trẻ sau đổi mới: Tiến Đạt, Trần Nhã Thụy, Phan Trung Thành, Nhật Quỳnh, Trần Minh Hợp, Trương Anh Quốc, Bùi Tuyết Nhung, Trần Huy Minh Phương, Lê Thùy Vân, La Thị ánh Hường, Hoa Níp, Phạm Phương Lan, Chu Quang Mạnh Thắng, Trần Văn Thưởng, Nguyễn Văn Thịnh, Nông Huyền Sơn, Thanh Bình Nguyên…
Câc nhà văn TP Hồ Chí Minh trong chuyến đi thực tế về nguồn

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

"Đại gia" Hà thành 80 và chuyện cưới vợ kém 52 tuổi

"Nghĩ mình bây giờ không có vợ, lại được một cô gái trẻ lấy lòng yêu thương, thế là tôi nhận lời" - chú rể 80 tuổi tâm sự về giây phút được cô gái trẻ kém 52 tuổi cầu hôn.
Thấy cô gái đến học nghề và cai quản trang trại cho mình vừa thông minh vừa chăm chỉ, ông lão 80 tuổi thốt ra vài câu thơ. Từ những câu thơ đó, cô gái 28 tuổi đã đem lòng yêu rồi lấy một người hơn mình 52 tuổi chồng.
Thầy ơi em muốn lấy thầy làm chồng 
Ông Nguyễn Hữu Trọng                                  (Ảnh Hai vợ chồng ông Trọng)

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

CÂY SANH MANG LINH HỒN CỦA MỘT THIẾU NỮ HOANG THAI


Bài và ảnh của Phạm Viết Đào.


          Dịp 30/4 vừa qua, về quê mình đã tìm lên xã Giai Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An để chiêm ngưỡng cây Sanh nghe đồn đã gần ngàn năm tuổi; điều đặc biệt hơn, cây Sanh cổ này có dáng hình một thiếu nữ mang thai, trụ quỳ trên 3 phiến đá đang hướng về phía  Đông Nam...

CÓ MỘT OBAMA Ở BẢO LỘC LÂM ĐỒNG


 

Đó là Nguyễn Đức Vân, con trai của nhà thơ Nguyễn Đức Sơn sống trên một ngọn đồi ở Bảo Lộc – Lâm Đồng. Anh chọn con đường đi tu để giữ lây sự bình thản cho cuộc đời.

Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012

Chó phố


              
                 Tản văn
          Của Mã A Lềnh

     Mấy nay chẳng viết được gì. Ghi mấy cái tít rồi mà ý tứ vẫn mắc nghẹn như mương nước bị rác chẹn ứ, như đường máu bị mỡ đọng tắc. Bí bách quá, mang Giả Bình Ao ra đọc. Một lèo xong mấy cái truyện ngắn. Đến phần tản văn, có cái đọc một hồi. Có cái đọc nửa chừng thấy nhạt thếch, phải bỏ. Lại bật máy lên định viết cái gì đó mà ngôn từ còn mải rong chơi xa tít tận đẩu tận đâu, gọi mãi không về. Vẫn nhớ hồi nhỏ ở làng quê, mỗi chiều tối, bác

Bài đăng phổ biến