Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

<iframe src="https://www.facebook.com/plugins/comment_embed.php?href=https%3A%2F%2Fwww.facebook.com%2Fpermalink.php%3Fstory_fbid%3D1169599853118943%26id%3D100002068184603%26comment_id%3D1170055066406755&include_parent=false" width="560" height="119" style="border:none;overflow:hidden" scrolling="no" frameborder="0" allowTransparency="true"></iframe>

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

Đất Tổ - Tháng ba gọi về

Vừa qua ngộ có chuyến xuôi Đất Tổ tháng 3 và ghi chép được vài điều như vầy. Ai quan tâm thì ngó chơi. Cảm ơn nhiều!
Đất Tổ - Tháng ba gọi về
Bút ký của Công Thế Ky` 1: Dồn chân trảy hội Tổ hương. Dù nàng xuân có chùng chình nấn ná đến mấy rồi cũng dần nhạt theo tiết thời gian. Sắc thắm của hoa đào, hoa mai, của hương chanh, hương bưởi Đoan Hùng có nồng nàn đến mấy cuối cùng cũng phải ẩn mình vào xum xuê cành lá, vào những chùm quả xanh biếc đầu cành. Gió nồm nam có dùng dằng đi ở mang cái ẩm ướt phả mưa phùn như sữa trắng, tắm táp, tưới mát cho lộc biếc chồi non rồi cũng phải dắt nhau di cư đợi mùa xuân năm tới mà vẫy vùng. Theo phân định tiết mùa quy luật của tạo hóa của lịch mặt trăng tròn khuyết mà xoay vần tiếp nối. Tháng ba Âm lịch qua tiết Thanh Minh, lúa xuân đang thì thiếu nữ đã đỏng đảnh đầu bờ đợi sấm dậy rền vang, đợi những trận mưa rào đầm đìa, quấy đạp mà mở lòng, mở dạ phơi phới phất cờ. 

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015

"CỤ TÁU " GIÀ TUỔI NHẤT VIỆT NAM ĐANG KÊU CỨU!

Vừa có chuyến hành hương Đất Tổ và về thăm Thiên Cổ Miếu, nơi tôn thờ người Thầy giáo đã có công khai minh nền học chữ cho người dân nơi đây, còn là Thầy giáo của hai công chúa Ngọc Hoa và Tiên Dung con Vua Hùng Duệ Vương. Ngôi miếu cổ có hai cây táu đã được đánh giá là già cổ nhất Việt Nam hơn 2100 năm tuổi . Hiện "Cụ Táu" đang lâm bệnh, Không có cách nào cứu được "Cụ cây" 2100 tuổi này ư ? Tôi đề nghị lãnh đạo tỉnh nhờ các bác Hà Nội , các bác chuyên khoa giỏi trên thế giới giúp một tay có khi thành công !
Và vừa rồi đọc bài này của anh bạn, nhân đây cũng đem chia sẻ với các bạn.

Cây táu 2100 tuổi ở Việt Trì, Phú Thọ đang có nguy cơ chết do sâu bệnh và môi trường đe dọa, trong khi hiện nay, địa phương vẫn chưa có giải pháp để cứu cây.

Người dân thôn Hương Lan (Trưng Vương – Việt Trì - Phú Thọ) gọi cây táu 2100 năm tuổi của làng mình đầy thành kính là “cụ cây”. Nhất là khi “cụ cây” được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) trao danh hiệu Cây di sản Việt Nam năm 2012, dân trong xã lại thêm tự hào và coi đó như báu vật của làng.

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Quyến rũ mùa hoa đỗ quyên

                          Quyến rũ mùa hoa đỗ quyên
                                                                   
  
                                                             Tản văn của Công Thế
                                          ( Tác phẩm đạt giải nhì cuộc thi viết về cây Di sản Việt Nam)
          Tháng 11/2014 Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường, Cục di sản Việt Nam vừa cấp bằng công nhận hai quần thể thực vật gồm: 7 cây hoa Đỗ quyên và 7 cây Vân sam của rừng quốc gia Hoàng Liên là cây di sản Việt Nam. Vậy là rừng quốc gia Hoàng Liên đa dạng động thực vật, vinh dự và tự hào có thêm hai quần thể thực vật quý hiếm được tôn vinh. Cứ mỗi độ tết đến xuân về rừng Hoàng Liên lại thắm sắc đua hương của muôn loài hoa. Trong đó vương quốc hoa đỗ quyên lại càng tỏa sắc, dâng hương núi rừng, Khiến du khách không khỏi bàng hoàng sửng sốt bởi vẻ đẹp quyến rũ của nàng Hoàng Quyên mỗi dịp ngược non.

                                
Là người Lào Cai, gắn bó, lăn lộn với miền nắng gió biên thùy đã nhiều năm. Cũng chả mấy chủ nhật mà tôi không có mặt ở Sa Pa để đắm mình trong cái cảm giác bồng bềnh mây trôi. Ngẩng đầu lên đập vào mắt là chạm PhanSiPăng hùng vỹ.

Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2015

Theo dấu hoa đào ( Vũ Bình Lục)

         Trong chuyên du xuân năm con dê 2015 của nhà thơ nhà LLPBVH Vũ Bình Lục. Chỉ vài ngày vãng cảnh thăm thú vùng ải Bắc Lào Cai này anh đã cho ra một cái Bút ký thích đọc. Bút ký "Theo dấu hoa đào" của Vũ Bình Lục không những thích đọc mà còn cho ta thấy anh là người hiểu biết khá sâu sắc về lịch sử, con người vùng đất nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. Không những anh hiểu kỹ sắc thái phong tục tập quan của người vùng biên này mà qua " Theo dâu hoa đào" ta cón thấy anh một nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử kỹ lưỡng, hiểu khá sâu về kiến thức Đông Tây,  Kim Cổ của cả nền văn hóa Việt đã qua ngàn năm Bắc thuộc. Chủ trang tôi xin trân trong giới thiệu tác phẩm này cùng bạn đọc.


                                                    Theo dấu hoa đào
    Vũ Bình Lục
                  Tôi lên Lào Cai vào đúng một ngày đẹp trời của mùa xuân năm mới Ất Mùi (2015). Một ngày đẹp như một giấc mơ vĩ đại trong đời. Hẹn hò mãi với một vài bạn văn nơi biên cương xa xôi, bây giờ mới có thể trở lại miền sơn cước nồng ấm nghĩa tình, phổng phao hương sắc. Thế mà thấm thoắt đã ba năm rồi đấy! Tuy nhiên, con đường lên Lào Cai lại không phải như con đường tôi đã đi qua mấy năm trước đây, nghĩa là phải lên Vĩnh Yên, Việt Trì, Phú Thọ, Yên Bái, Phố Ràng... vòng vo ngoằn nghoèo những sông Lô, sông Thao, sồng Hồng, sông Chảy; quanh co ven những đồi những núi triền miên như bất tận. Bây giờ là một con đường cao tốc, lên Lào Cai êm như ru, giường nằm thảnh thơi thoải mái, lại giảm được mấy tiếng đồng hồ, đỡ mệt mỏi hơn nhiều...Trước đây, cũng có nhiều người lo lắng khi có dự án con đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai, bởi lẽ rằng bất chợt một khi nào đó ta bất hòa với anh bạn láng giềng “bốn tốt”, con đường to lớn dễ đi như thế này, có thể sẽ rất thuận tiện cho đối phương tiến nhanh về Hà Nội bằng xe cơ giới, chọc thẳng vào trái tim của cả nước. Nghĩ thế, lo lắng như thế, cũng có cái nhẽ của nó. Nhưng con đường cao tốc từ Lạng Sơn về Hà Nội còn ngắn hơn đường Hà Nội-Lào Cai rất nhiều, chỉ khoảng 150 cây số thôi, chẳng đáng ngại hơn sao? Giao thông thuận tiện, chính là yếu tố, là thế mạnh căn cốt để phát triển kinh tế và quốc phòng, mời gọi đầu tư...Còn như chiến tranh hiện đại nếu có xảy ra, cực chẳng đã, vì những tham vọng cuồng ngông của một số cái đầu nóng điên rồ, thì chúng ta đã có đối sách để bảo toàn lãnh thổ bờ cõi mà cha ông đã đổ bao máu xương giành lại và vun đắp mới có được như ngày hôm nay! 
Tuy nhiên, sự đời bao giờ cũng có hai mặt của nó, cũng đơn giản và mùi mẫn như cái định luật “bất toàn” kia vậy! Anh được cái này, thì anh cũng nên vui vẻ mà chấp nhận cái sự thua sự thiệt ở phía bên kia thôi. Đơn giản vậy đấy!...

Chủ Nhật, 8 tháng 2, 2015

Mùa hoa đỗ quyên qua góc nhìn Phó nhòm Tây Bắc

Mùa hoa Đỗ Quyên
PNTB
Ảnh Lê Ngọc Dương 
(Không phải Nguyễn Ngọc Dương đâu nhé) 

Đây không phải nhan đề một bài phóng sự, cũng không phải bút ký, ghi chép... mà là ca khúc về một loài hoa rất sang trọng sống giữa đại ngàn núi Hoàng Liên. Đây là âm thanh, giai điệu đẹp, trữ tình của Phu Ngọc Lan, là ngôn từ đầy hình ảnh, ăm ắp chất thơ của Phạm Công Thế:

Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

Treo đầu dê bán thịt chó


TRẦN HUY THUẬN

NVTPHCM- “Những kẻ nói một đằng, làm một nẻo, mới nghe tưởng cũng tương tự cái anh chủ quán “Treo đầu dê bán thịt chó”, nhưng không phải, mà nguy hại hơn gấp rất nhiều lần, bởi nó đâu chỉ lừa ta có một miếng ăn. Bởi nó lừa ta vào cõi mê mà ta không hay; nó đánh vào bản tính thành thật của mọi người mà mọi người vẫn ngây thơ tin tưởng, hy vọng, đợi chờ và cuối cùng, nó biến ta thành kẻ khờ khạo, thành con rối, thành người “ngu lâu”…”

Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015

LÃO MÃ ĐƯỢC MÙA ( NV Mã A Lềnh)

                             Nhà văn Mã A lềnh cùng GS-TS Vũ Tuấn Anh Trường Đại học sư phạm Hà Nội

           Năm 1998 Lão Mã nghỉ hưu, thế là viết tơi tới, in tơi tới. Mỗi năm ra từ một đến hai đầu sách. Năm 2014 Lão in liền ba cuốn. “Tiếp cận văn hóa Hmông” gần 700 trang in do Nxb Văn hóa dân tộc ấn hành; “Bùi Nguyên Khiết – Văn chương và cuộc đời”

Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

Hoa hậu thế giới năm 2032


Trời âm u. Đắm chìm trong màn sương lạnh giá. Núi Hoàng bao phủ màu trắng tinh khôi của tuyết. Gió rít ào ào. Bỗng phía đỉnh núi sáng bừng lên ánh hào dương, những tia sáng hồng lunh linh phản chiếu lên cái nền trắng tuyết, tạo lên những sắc màu huyền ảo lạ kỳ. Chân núi Hoàng bỗng dưng nứt toác một mạch dài. Cả thần dân nước Osaoky Pham bấn loạn, ngác ngơ. Ánh sáng vẫn nhóa bừng từ nơi ấy.

Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014

Chổng mông mà ngó chồng người!

ST của Bác Văn đấy nhé! Thấy thú vị xin về đây để các bác cũng ngâm. Nhà cháu thấy nhiều ông cũng làm chồng mà đoảng vị vô cùng. Cứ nhìn tấm gường này mà soi cho nó tỏ. Thế mới đáng mặt làm chồng.

NHẬT KÝ ÔNG CHỒNG ĐAU KHỔ

Ngày… tháng… năm… 

Tiếng quét dọn rầm rầm và tiếng bát đũa loảng xoảng. Trời! "Mụ" ấy đã thức. Chẳng nhìn thì cũng biết mặt mụ đang sưng lên vì đêm qua mình về khuya. Cơ khổ, mới chỉ vài chai với anh em. Thân xác này đã hiến hết cho vợ con. Ôi! Sao tôi không đập đầu vào gối chết quách đi! Híc! Híc!

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

ĐÊM "ĐẠI NHẠC HỘI"TỬU CA



Phó Đức Phương - Rượu còn là một phương tiện để tự gần lại, tự trở về với chính mình, để quên đi những lầm lạc trong mê cung rắc rối của tâm trí và dường như có một chút nào đó gần lại với cái bản thể uyên nguyên mà sinh ra ai cũng vốn có.

Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

Ca khúc Mùa hoa đỗ quyên; Một tác phẩm mới

Lại có ông bạn cầu kỳ làm cái clip cho bài hát và bắn hình ảnh chuyến thăm rừng già vào. Cảm động quá! cảm ơn Mã Anh Lâm nhiều!
Không thể không đưa lên. Mà đưa thì cũng ngại vì sẽ jcó người ăn nhầm không phải khoai sọ nói: Có tí mà cứ hoắng nhặng lên. Thôi thì hoắng mà đẹp cho đời, đẹp thiên hạ thì cứ hoắng. Còn ối đứa hoắng vớ vẩn hơn mình nhiều. Với Ngoclan PhuYên BìnhBinh PhamcongHoang Hien, , Phạm Thị Thiên Thư,, Năm Nguyễn Văn
Ca sĩ Quỳnh Trang - Dựng video Mã Anh Lâm Ca khúc đạt giải trong Cuộc thi sáng tác về Vườn Quốc gia Hoàng Liên 2014
YOUTUBE.COM

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Đất và người Rồng Hoa

              Đất và người Rồng Hoa

                 Ký của Công Thế
Tôi vừa có chuyến hành trình ngược nguồn lên biên giới xã Pha Long, nơi tít đầu “Vòm nhô sông Chảy” của mảnh đất “Gang thép Mưng Khảng”* Mương Khương. Nơi đây nhà văn, nhà báo, nhà giáo Liệt sĩ Bùi Nguyên Khiết năm xưa đã từng xông pha trên trận tuyến chống giặc ngoại xâm, ông ghì chặt khẩu tiểu nhả vào đầu thù đến viên đạn cuối cùng và anh dũng hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc. Chính mảnh đất thượng nguồn này thầy giáo Bùi Nguyên Khiết đã trèo đèo lội suối gieo chữ cho màu xanh vùng cao. Và cùng thời kỳ đó ông cũng đã gieo mầm những tác phẩm văn học xuất sắc góp phần cho diện mạo văn học Lào Cai thêm phong phú. Đáng nhớ hơn cả là tác phẩm bút ký “Nơi vòm nhô sông chảy” của ông vẫn còn lắng đọng mãi đến ngày nay.
Về Pha Long bây giờ đã khác xưa nhiều lắm. Cái cảnh đìu hiu đến hoang dại nơi vùng đất khát, mênh mông núi đá, cuộc sống của người dân hoàn toàn phụ thuộc vào “ Ơn giời mưa nắng phải thì…” như chìm vào xa xăm. Mọi đổi mới cứ diễn ra hàng ngày để rồi ngay chính người dân nơi đây cũng thấy ngỡ ngàng, phấn chấn.
 Con đường quốc lộ 4D về vùng cao biên giới Pha Long mới được Nhà nước đầu tư nâng cấp khá phẳng phiu êm ả. Thấp thoáng bên đường những thửa ruộng bậc thang lúa đang

Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

có khi lãng quên !

có khi lãng quên !

             Công Thế:  Tạp bút
Hôm ấy mình đang ngồi ngáp vặt ở quán cóc ven đường, chờ thằng Lâm Béo có chút việc. Bỗng dưng điện thoại réo é o. Ai gọi nhỉ ? Thì ra một em cùng cơ quan! Giọng em ỏn ẻn như họa mi tập hót: Sớm mai anh về cơ quan nhé! Mình hỏi. Có việc gì đấy em, quan trọng không? Anh còn đang nghỉ điều dưỡng sức khỏe cơ mà!  Vẫn cái giọng thỏ thẻ càng hót hoa mi càng ngập ngừng ỏn ẻn. Phải đến đấy!...
quan trọng lắm nhưng mà là chuyện vui,  thế nhé!...Máy tắt. Tôi lẩm nhẩm, gớm hoa mi đã xấp  xóe u năm mươi rồi, ở vào cái tuổi vụt sáng vụt tắt, tiền “mất mãn” mà cứ ỏn à ỏn ẻn như non tơ không bằng. Hay là ở cái tuổi này như vậy? Thích cưa sừng làm nghé.  Thời gian vùn vụt thoi đưa, thời gian trôi đi làm nên sự hối tiếc, hối tiếc vội vã. Ở vào cái tuổi sức xuân xế chiều, hoàng hôn tỏa sáng vàng hực, mênh mang tím ngắt, để rồi tắt rụi vào màn đêm mông lung. Tính khí ấy chả cứ một ai. Cuộc đời thật là nghiệt ngã.  
 Vẫn biết em là một người tốt sống đúng mực biết  trên biết dưới, biết lẽ phải tôn trọng bạn bè, tôn trọng quá khứ. Chăm chút công việc, chẳng bon chen ảo vọng với ai. Người như vậy thời này quý lắm, hiếm lắm!
Tôi cứ vẩn vơ nghĩ mãi không ra. Ngày mai là cái ngày gì?  Lại điện thoại nữa đây, vẫn là em. A lô! thế anh đoán ra chưa? Cù lần quá, ngày sinh nhật của mình mà không nhớ, mai bọn em tổ chức sinh nhật anh đấy phải về nhá! Nàng còn dặn

Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

Đọc Nỗi buồn lâu quên của Tô Hoàng


Ma Văn Kháng
Thứ hai ngày 29 tháng 9 năm 2014 

                             NXB Hội Nhà văn – 2014/


1.   Được sống để kể lại. Đó là tên một cuốn sách anh lính Trần Luân Tín kể lại những gì mình  đã trải qua  trong cuộc chiến vừa rồi.Tô Hoàng đã giới thiệu với tôi và meo cho tôi cả cuốn truyện này. Tôi đã đọc nó, nhưng chưa kịp nói gì. Thì trong tập bút ký Nỗi buồn lâu quên  mới xuất bản gần đây, sau khi đã nồng nhiệt ngợi khen tính chân thật lịch sử của cuốn sách, Tô Hoàng đã viết những dòng sau đây: Quá đủ sự ác liệt, độ gay cấn, không gian, tình huống cụ thể để tạo nên bức tranh sám hối của người lính ở cả hai chiến tuyến, để “hòa cả làng”,tôi với anh đều có lỗi.Cũng có thể với chất liệu ấy  để chứng minh cho những toan tính “xóa sổ”, chẳng ai được, chẳng ai thua; những thế lực phi nhân đánh ván bài chính trị bằng những núi xác của lính tráng...Những trù liệu như vậy đã thấp thoáng xuất hiện trong văn chương nghệ thuật hai ba chục năm gầm đây rồi.
 Trích dẫn vậy hơi dài nhưng thật tình thấy là cần vì như M. Proust  đã nói,  nghệ thuật rất cần thiết vì nó cho ta một con mắt nhìn mới.  Một cái nhìn mới. Một cảm quan mới. Thật tình là  thế, vì như lúc này đây, dường chưa bao giờ người đọc  tìm đến với văn học nghệ thuật với nhiều khát khao đến vậy. Không thiếu những cuốn sách hay.Có cuốn hay theo cái kiểu rằng hay thì thật là hay mà xem ra ngậm đắng

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Xào xạc heo may

  

         Mới hôm nào râm ran lời chào xuân. Mới hôm nào những mầm non mơn mởn đón những hạt nắng vàng. Vậy mà hôm nay bất chợt làn heo may se se lạnh ùa về xạc xào lá bay. Sắc thu đã ươm vàng trên vòm lá, sắc thu ươm vào cả khoé mắt nâu thiếu nữ bâng khuâng.  Bông mình thấy hoang hoải một chút gì man mác những xa xăm dội về. Và mình viết, viết cho một nỗi nhớ. Nỗi nhớ không có tên, nỗi nhớ cứ theo năm tháng đeo đẳng không nguôi...

Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

Thơ tí cho lành


Về Bản Bay
Thơ: C.T

Sao không về Bản Bay cùng anh?
Nơi ta gửi yêu thương vào điệu khắp*
Gửi ngọt ngào trong ánh mắt giao duyên
Tính tẩu* xốn xang lời mình hẹn ước

Còn đây trên đồi cây xanh mướt
Nhịp mõ trâu tiễn hoàng hôn tím

Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

Nhà thơ Hữu Thỉnh: “Cỏ bao phen phải làm lại từ đầu”


Thiên Sơn - 09-05-2014 11:12:11 AM
VanVN.Net - Trong số các nhà thơ chống Mỹ, Hữu Thỉnh không phải là người gây được ấn tượng sớm. Hầu như phần lớn thành tựu trong sáng tác của ông đều xuất hiện sau năm 1975. Song, Hữu Thỉnh lại là một nhà thơ tầm vóc với những trường ca có trường độ cảm xúc, giàu trí tuệ và tính khái quát cao, đi vào những vấn đề trung tâm của một giai đoạn lịch sử. Ông hiện diện như một nhà thơ vào loại tiêu biểu nhất của thế hệ mình, một thế hệ nhà thơ đi ra từ chiến tranh “làm thơ ghi lấy cuộc đời mình”, ghi lấy cả một thời hào hùng, bi tráng. Đó cũng là thế hệ chủ lực trên thi đàn bước vào thời kỳ đổi mới với những trăn trở của một cuộc chuyển đổi đầy ngổn ngang và sự va đập các giá trị đông - tây.
Nhà thơ Hữu Thỉnh

Tản văn: “Xin trời hạt mưa”

 Huỳnh Thạch Thảo

12-08-2014 09:28:21 AM
Vậy là trời đã mưa, một cơn mưa qua mau chóng tạnh giữa tuần này; cũng sầm sập đổ, cũng nổi nước tràn đường ở phố, cũng sa mù nơi xa phía đồng, phía biển để biết rằng có chớp bể mưa nguồn sau bao ngày tháng nắng như đổ lửa cháy sém lá bàng, nắng xiên khoai ngột ngạt, nắng hanh hao tràn ngập…Những hạt mưa lúc này quý giá biết chừng nào không phải cần cho phố, cho quê, cho những vùng miền khác; vì nó sẽ làm dịu thân nhiệt cho con người, cỏ cây, muôn loài để cảm thấy gần hơn, cảm thông hơn trong một bữa cơm, trên một con đường, phía góc chợ, nơi vạt ruộng, phía nương rẫy...

Chủ Nhật, 10 tháng 8, 2014

Uống rượu cùng ông “ Hao hao quan”.

C.T

Đấy là cách nói “xôm” của nhà thơ Trần Ninh Hồ về nhà thơ Vũ Quần Phương từ thời ông làm Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội…
Hôm rồi hai ông bà Vũ Quần Phương vừa có chuyến “tháp tùng” hai thằng cháu nội ( Tễu và Tuệ ) từ bên Mỹ sang. Và ông đã đưa những đứa các cháu lên thăm danh thắng Sa Pa. Cái nơi mà ông đã có cảm tác viết tác phẩm “ PanSiPang ta lên tới đỉnh” một trong những tác phẩm đầu tay thời còn là sinh viên đại học được in trong tập “ Sức Mới” nổi tiếng …

Bài đăng phổ biến