Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011

Luyên chữ trên đỉnh Sinh Ta Cha Pao

                 
                  Bài này của Công Thế đã đăng trên báo Lào Cai và wbit Lào Cai điện tử, Báo giáo dục & Thời đại. Hôm Nay nhớ đến Nầm Chầy đăng lên tặng các Thầy Cô giáo đang miệt mài gieo chữ trồng người nơi mù sương ấy. Đây cũng là bông hoa tinh thần tặng các Thầy Cô ngày 20/11. Chúc các thầy cô mãi mãi là những bông hoa thắm ngát hương giữa đời.





Luyện chữ trên đỉnh Sinh Ta Cha Pao
                                                         

                                                                       Ký của Công Thế
               Những bản làng quanh năm mây mù bao phủ, treo vắt vẻo trên sườn của ngọn núi SinhTachaPao có độ cao 2833 mét của dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ. Đó là địa bàn của nhân dân xã vùng cao Nậm Chầy – Huyện Văn Bàn - Lào Cai. Nơi đây đời sống của người dân còn gặp muôn vàn khó khăn. Tỷ lệ đói nghèo trên 45%. Việc lo cơm ăn, áo mặc, hàng ngày trong đó chăm lo cho con em mình học cái chữ là cả một cuộc đấu tranh không kém phần cam go, gian khổ. Nhưng ở đó người dân đã thay đổi được nhận thức, đã biết lo cho con em học cái chữ hơn việc chọn mảnh nương tốt trồng thảo quả. Chính quyền, các tổ chức, đoàn thể xã hội đã cùng chung tay, sát cánh chăm lo cho sự nghiệp trồng người với cả tinh thần, trách nhiệm và tấm lòng nhiệt huyết, ươm mầm tương lai cho vùng cao này. Các em đã quyết tâm vượt khó, ham học, bám lớp, bám trường miệt mài rèn người, luyện chữ  chăm chỉ cần mẫn như những chú ong thợ
                                     
Gian khổ vẫn bám lớp
     Từ Quốc lộ 279 rẽ vào, chúng tôi đến được khu trung tâm xã Nậm Chày phải mất gần hai tiếng đồng hồ trên con đường lổm chổm nửa đất, nửa đá hộc, đã xuống cấp sạt lở tứ bề. Con đường quanh co lằng ngoằng cứ dốc ngược lên trời xanh. Một bên là vách núi cao dựng đứng một bên là vực sâu hun hút. Người cứng bóng vía đến mấy đến đây lần đầu cũng phải nín thở, thót tim đành phó thác tính mạng gửi cả vào tay lái bác tài. Đây cũng là con đường duy nhất đến được xã bằng ô tô. Còn từ đó xuống các bản là những vệt đường mòn chỉ có những chiếc WinTầu, MinkhuKhờ với những tay lái lụa người bản địa điều khiển, mới có thể chinh phục các con đường vào bản.
     Mấy năm gần đây được sự quan tâm của nhà nước nhất là các nguồn vốn của các chương trình 134, 135 của Chính Phủ đầu tư xây dựng, cơ sở hạ tầng ở đây được nâng cấp khá khang trang gồm: trụ sở ủy ban xã, trạm y tế, đây cũng là nơi tập chung của cả ba trường : Mầm non, tiểu học và trường trung học cơ sở hai tầng bề thế, một khu nhà nội trú cho cả thầy, cô và các em học sinh đã tạo lên diên mạo của một trung tâm hành chính cấp xã. Tuy nhiên hành trình kiếm tìm con chữ của các em học sinh nơi đây còn lắm nhọc nhằn, gian khó. Có đến mới thấu được cái vất vả, khó khăn, thiếu thốn của các em, Sự cực nhọc của các thầy cô giáo cắm bản. Nhìn những thiên thần bé nhỏ mà lòng chúng tôi tràn lên niềm thương cảm. Những khuôn mặt ngây thơ, nhem nhuốc, quần áo lấm lem, những bàn chân trần chạy phăm phăm trên sỏi đá, nhưng em nào cũng ngoan ngoãn lễ phép. Những cặp mắt trong sáng hồn nhiên, vô tư rất dễ thương. Gặp chúng tôi các em khoanh tay trước ngực chào, rồi len lét, e ngại. Thoạt thấy đó đã biết sự “tiên học lễ “ của các em thế nào rồi. Ở thời nào cũng vậy cái Đạo, Lễ, Nghĩa, lấy làm đầu. Nhất là trong xã hội hiện nay đạo đức, lối sống, bản sắc truyền thống của dân tộc mình cần gìn giữ. Điều đó thấy mà mừng.
Sự nhút nhát của các em cũng dễ hiểu đó là những thiệt thòi của trẻ em vùng cao. Những ngăn cách về địa lý, địa hình, điều kiện kinh tế, văn hoá xã hội, là những rào cản khiến nhiều em còn tự ty, tự kỷ. 
     Hàng ngày ngoài thời gian lên lớp ra các em phải lên núi lấy củi, vào rừng hái rau, lấy măng về làm thức ăn. Những ngày nghỉ các em còn ra suối bắt cá để cải thiện chất tươi. Hầu hết gia đình chỉ cung cấp gạo và muối. Hai thứ chính này nhiều khi cũng khó khăn vì nhiều gia đình những ngày giáp hạt cũng lâm vào cảnh gác niêu chờ gạo cứu tế. Các thầy cô còn phải bớt cả khẩu phần ra để giúp hỗ trợ các em.
Tôi lại nhớ đận trước đến thăm các em tại Nâm Xây.Tới giờ nghỉ cơm trưa chúng tôi tạt qua khu nội trú thấy các em đứa đứng, đứa ngồi, hỏi các em đã ăn cơm chưa? Không thấy trả lời, ngó vào bếp thấy lạnh tanh, tôi lên hỏi các cô thì ra các em hết gạo. Vậy là cô xách xô đổ những hạt gạo cuối cùng trong tuần của mình đi nấu cho các em. Nghĩ mà thất xa xót cho cả thầy lẫn trò.
  Những dịp nhận được tiền trợ cấp của nhà nước đối với đối tượng con em nghèo, được các cô mua giúp cá khô về cải thiện gọi là ăn tươi. Ở đây cái gianh giới nghèo đói và cận nghèo đói nó mong manh lắm, khó phân biệt, nhấp nhỉnh hơn nhau “nửa chỏm tóc”. Mấy năm về trước chưa có trường bán trú, nỗi gian truân kiếm tìm con chữ còn vất vả gấp nhiều lần bây giờ. Các thầy cô cùng các em vào rừng chặt nứa, vầu dựng lán tạm để ở. Nhưng mưa rừng, gió lốc lay lật như muốn thử sức thầy trò.
 Hàng ngày đến giờ nấu ăn là các em lại nụi hụi đi lo nấu nướng, Bốn năm em chung vào một nhóm. Thực ra bữa ăn của các em rất đơn giản. Một nồi nấu cơm, một xong nấu canh rau rừng với muối. Bếp nấu là mấy hòn đá kê chụm lai. Em Giàng A Lểnh học sinh lớp 6 tâm sự : Nhiều khi chúng em hết gạo không dám báo thầy cô, chúng em phải nấu cháo ăn thôi. Chúng em còn vào rừng đào củ sắn, củ mài về ăn thêm... Những lời tâm sự chân thành đến mộc mạc nghe sao mà xa xót . Tôi lại miên man suy nghĩ  so sánh giữa các em sống trên đỉnh Hoàng Liên mù sương này với nơi phố xá. Ôi sao mà nhiêu khê thế. Đành rằng vẫn biết sự so sánh nào cũng đều khập khiễng cả.
     Sự học khó khăn gian lan là vậy nhưng nhờ sự vận động và quyết liệt của chính quyền địa phương. Tôi nhớ mãi câu nói của ông Vàng A Thống Chủ tịch ủy ban xã, trong buổi họp với các gia làng trưởng bản:  Đói bụng thì lên rừng kiếm củ mài, củ sắn. Đói bụng dân ta không bỏ chữ, bỏ chữ là đói cả đời..! Ôi sao ma hay thế, chí lý thế, cái lý lối của người miền núi nghe mà thâm thuý như đánh dục vào cột. Cán bộ ở đâu cũng tâm huyết như thế thì  dân ta được nhờ, sự học, trí tuệ Việt Nam còn bay cao, bay xa.
Một điều đáng nói nữa ở vùng đất nghèo là sự nhiệt tình của các thầy cô, những giáo viên cắm bản. Các thầy cô là những ngọn đuốc thắp sáng nơi bản làng. Là những tuyên truyền viên tích cực trong việc gieo chữ trồng người nơi miền sơn cước này. Chính lòng nhiệt tình, tính kiên trì, các thầy cô đã giúp các bậc phụ huynh thay đổi được nhận thức, giúp các em ham mê học tập, bám lớp, bám trường. Trường THCS Nậm Chầy có 238 học sinh gồm 8 lớp thì có đến 198 em là ở nội trú các em đến từ 8 thôn bản, nơi xa trường nhất là thôn PxiNgài cũng đến hơn 20km. Thầy Chu Quốc Tùng hiệu trưởng trường THCS cho biết : Các em ở bản xa mấy năm trước thường bỏ lớp, các thầy cô phải thường xuyên đi đến từng gia đình vận động, thuyết phục các em đến lớp. Tỷ lệ học sinh chuyên cần đạt thấp. Từ ngày có trường bán trú dân nuôi các em đến lớp đều hơn tỷ lệ học sinh chuyên cần tăng lên, đi đôi với đó là chất lượng học tập cũng tăng cao rõ rệt.

       Mái nhà bán trú dân nuôi - điểm tựa ươm mầm ước mơ.
            Nậm xây cũng như các xã vùng cao khác trong Huyện Văn Bàn. Là những xã đặc biệt khó khăn, nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số trình độ dân trí còn thấp. Hệ thống hạ tầng cơ sở còn thấp kém, giao thông đi lại khó khăn, địa hình chia cách mạnh, dân cư phân bố tản mát. Những rào cản đó ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp giá dục. Trong những năm gần đây Đảng, Nhà nước đã đầu tư bằng các Chính sách sát thực, hiệu quả, dành cho giáo dục. Đặc biệt tứ khi có mô hình trường bán trú dân nuôi. Phong trào học tập ở huyện vùng cao này đã phát triển cả về lượng và chất. Em Vàng A Trư vô tư nói:  từ ngày có nhà bán trú chúng em không phải đậy sớm lội suối, đội mưa rét đi học nữa. Nhà bán trú cũng là nơi nuôi những giấc mơ đã thành hiện thực. Năm học vừa qua em Vàng A Lê đã chúng tuyển vào đại học giao thông vận tải. Đã trở thành một sự kiện mà ở xã vùng cao này chưa mơ thấy bao giờ. Đây cũng là tấm gương cho các em soi chung.
             Theo anh Trần văn Tẩy cán bộ tổng hợp phòng giáo dục huyện cho biết năm học 2009-2010 tỷ lệ học sinh học sinh vào lớp 1 đạt 100% . Tỷ lệ học sinh chuyên cần đạt 96,51%. Tổng số phòng bán trú dân nuôi trên toàn huyện 106 phòng trong đó 35% là nhà xây kiên cố còn lại là nhà tạm . Tổng số học sinh THCS  có 6 927 em thì có 853 em là học bán trú dân nuôi.  Bà Trần Thị Việt Phó phòng giáo dục đào tạo Huyện Văn Bàn cho biết : Mô hình trường bán trú dân nuôi đem lại hiệu quả rất tốt Nhu cầu về nhà ở cho học sinh đang rất cấp bách, năm học mới này cần phải có 75 phòng học nữa. Giải quyết chỗ ăn chỗ ở cho học sinh năm học mới đang gặp nhiều khó khăn. Ngay tại trường THCS Nậm Chầy là một trong những xã có tỷ lệ học sinh bán trú đông đến 240 em. Nếu cứ 2 em  một gường thì cũng phải cần thêm 4 phòng để cho các em sinh hoạt nữa. Thông qua các tổ chức xã hội, các nhà tài trợ, bằng hình thức kêu gọi sự giúp đỡ, ủng hộ. Các đơn vị đỡ đầu theo chương trình giúp đỡ xã 135 giai đoạn II của Chính Phủ. Nhiều đơn vị đã rất quan tâm tham gia hỗ trợ xây dựng nhà bán trú dân nuôi và hàng năm tham gia đóng góp vào quỹ khuyến học của xã. Như Công ty khoáng sản Lào Cai, Công ty CP khai thác chế biến KS Lào CaiTừ đó đã tạo lên phong trào toàn dân chăm lo cho giáo dục vùng cao.
            Mô hình nhà bán trú dân nuôi đã tạo điều kiên các em được bám lớp thường xuyên hơn. Các em ý thức tự lập cao, mặc dù xa gia đình, thiếu sự chăm sóc của cha mẹ nhưng các em đã rèn luyện tự tin trong cuộc sống. Mô hình này không những phát huy hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mà còn tác động to lớn đến việc làm thay đổi nhận thức của đồng bào các dân tộc về học tập của con em mình.
            Hoàng hôn đang xuống nhuộm vàng trời chiều, ông mặt trời đã lẩn khuất sau đỉnh SinhTaChaPao. Những dòng sông mây đang bồng bềnh mờ ảo đưa núi rừng, bản làng vào đêm. Ánh đèn điện đã lan tỏa trong khu nhà bán trú dân nuôi. Dưới mái nhà này các em đang miệt mài luyện chữ xây những ước mơ. Và ở đó đang loé lên như những anh sao lấp lánh giữa vùng rừng núi bao la.

                                                           
                                                            C .T
                                                 



         Và đây là một bài cũg đã đăbg trên báo lào Cai hồi tháng 4,5 gì đó mình không nhớ cụ thể .



           Hướng về Nâm Chầy bằng những tấm lòng

   Công ty TNHH một thành viên khoáng sản Lào Cai là một doanh nghiệp trực thuộc Tỉnh. Với ngành nghề kinh doanh khai thác chế biến khoáng sản. Trong những năm qua Công ty luôn luôn phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả đạt những thành tích cao đã được nhiều phần thưởng của các cấp ghi nhận. Ngoài những việc sản xuất kinh doanh Công ty luôn chú trọng làm tốt các công tác xã hội. Phát huy tốt vai trò của các tổ chức xã hội như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội chữ thập đỏ, Hội cựu chiến binh. Trong đó vai trò của Hội chữ thập đỏ luôn được thể hiện đi tiên phong trong phong trào nhân đạo, bằng các việc làm cụ thể như giúp đỡ các gia đình khó khăn tham gia phòng chống thiên tai, lũ lụt. Giúp đỡ cấc nạn nhân chất độc Da cam - Diôxin. Hội đã thực hiện tốt các chỉ tiêu của các cấp phát động đảm bảo kịp thời có hiệu quả. Đặc biệt Công ty được phân công giúp đỡ xã vùng cao 135 giai đoạn II của Chính Phủ. Đó là xã vùng cao Nậm Chầy Huyện Văn Bàn. Hội đã luôn luôn chủ động tham mưu cho cấp uỷ, ban giám đốc Công ty tạo điều kiện thuân lợi trong công tác nhân đạo. Trong những lần đi về cơ sở giúp đỡ nhân đạo đã được CBCNV Công ty nhiệt tình hưởng ứng. Có những chuyến đi đã để lại cho tôi nhiều những câu chuyện ấn tượng khó quên, đó là lần xuống xã Nậm Chầy cứu trợ gạo và quần áo cho các cháu học sinh trường bán trú dân nuôi.  
Chiếc xe của chúng tôi nhọc nhoài trên con đường đèo lầy lội, heo hút, hiểm trở. Từ Dương Quỳ vào trung tâm xã Nậm Chầy chỉ có 20 km. Vậy mà chúng tôi phải đi mất hơn một tiếng, bởi sau nhiều ngày mưa rầm gió bấc, các ổ trâu, ổ bò đã trở thành những ao, những vũng, nhiều đoạn tưởng như xe không qua nổi. Trong sương giăng mịt mù, núi non điệp trùng, cái giá lạnh cứ như cứa da, thịt. Trên các sườn đồi nhiều người dân vẫn đang cặm cụi cuốc nương, nhiều em nhỏ vẫn miệt mài cùng mẹ nhổ sắn. Một chị phụ nữ vừa địu đứa con chừng hơn một tuổi mặt tím tái, trước ngực vẫn đeo một gùi sắn lầm lũi đi trong giá lạnh. Tiện đường chúng tôi xuống đi bộ cùng và mang giúp gùi sắn. Vừa đi tôi vừa gợi chuyện : “ Sao chị không cho cháu ở nhà? giá rét thế này cho nó đi nương thì ốm đấy” Chị trả lời hồn nhiên “ Nó quen rồi mà , ở nhà không ai trông nó nớ” Nghe những lời tâm sự chân chất của người dân mà sao tôi thấy xe lòng. Nhìn những em nhỏ áo chưa đủ ấm, các bà mẹ cặm cụi trên đồi nương trong sương giá rét. Cuộc sống của người dân nơi cùng cốc này còn quá gian nan.
Trong mấy ngày qua liên tiếp các đợt không khí lạnh tràn về nhiệt độ nhiều ngày ở đây xuống tới 2-3 độ c, người dân nơi đây phải gồng mình lên chống rét đặc biệt là các cụ già và em nhỏ.  Theo ông Giàng A Thống chủ tịch xã Nậm Chầy cho biết : Do điều kiện khó khăn nhưng xã đã chủ động giúp đỡ những gia đình khó khăn về lương thực trong dịp giáp hạt. Song số lượng có hạn nhất là các cháu học sinh bán trú nếu không được các tổ chức giúp đỡ thì còn nhiều khó khăn lắm!. chính quyền và nhân dân nơi đây còn phải đối mặt với nhiều khó khăn về sinh hoạt do ảnh hưởng thời tiết, khắc nghiệt trong đó giúp đỡ nhân dân khắc phục khó khăn, đặc biệt giúp đỡ những những gia đình chính sách, những hộ nghèo.
 Toàn xã 100% là dân tộc H Mông, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ đói nghèo còn cao xấp xỉ 47 %. Lương thực hàng ngày chủ yếu là bằng mèn mén “ngô” và sắn, cuộc sống của bà con còn rất nhiều khó khăn. Từ những khó khăn đó cũng ảnh hưởng đến việc học hành của con em ở đây.  Thầy  Nguyễn Hồng Tài Phó hiệu trưởng trường THCS cho biết: Trường hiện có 189 em là học sinh bán trú dân nuôi, với mô hình trường bán trú rất có hiệu quả,  tỷ lệ học chuyên cần của các em rất cao. Cũng theo thầy Tài cho biết, bình quân mỗi một ngày các em ăn hết 100 kg gạo và các chi phí khác cho thực phẩm, mà nguồn kinh phí chủ yếu từ chương trình 112 của Chính Phủ hỗ trợ cho con em thuộc hộ nghèo và nguồn giúp đỡ ủng hộ của các tổ chức, cá nhân nên việc lo gạo cho các em luôn là nỗi lo thường trực của các thầy cô gieo chữ nơi đây.
Lắm được tình hình khó khăn đó, nhiều năm nay Hội CTĐ Công ty TNHH một thành viên khoáng sản Lào Cai, đã tham mưu cho Lãnh đạo Công ty. Được sự đồng tình của ban giám đốc Hội đã phối hợp cùng các đoàn thể như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh cùng cán bộ công nhân viên đã thường xuyên cử cán bộ nắm bắt tình hình của xã và quyên góp, giúp đỡ kịp thời đúng mục đích, thiết thực và hiệu quả. Những việc làm được thể hiện như cùng ngành Công nghiệp xây công trình nhà bán trú dân nuôi, mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho các cháu học tập, gường nằm, chăn màn, bàn nghế, máy vi tính và các phương tiên nghe nhìn. Từ đó đã giúp các em tiếp cận những tiến bộ của xã hội, giảm bớt đi  thiệt thòi. Cứ mỗi mùa đông đến các em lại được các tổ chức đoàn thể Công ty mang áo ấm đến sẻ chia tấm lòng để chống rét mùa đông. Ngay như đợt rét đầu năm 2011 Công ty đã mang theo 1 000 kg gạo và gần 250 áo ấm để hỗ trợ các em. Ông Nguyễn Hữu Chỉnh Chủ tịch hội chữ thập đỏ Công ty cho biết: Chúng tôi giúp các em học sinh nơi đây không những là nghĩa vụ mà là tấm lòng đối với đồng bào mình, giúp các em có điều kiện để níu giữ con chữ. Được biết năm 2010 Công ty đã giúp xã hai tấn gạo và nhiều thiết bị khác tổng giá trị đến 60 triệu đồng.
Biết tin chúng tôi đến trao áo ấm và gạo hỗ trợ các em trường bán trú. Cán bộ xã và các thầy cô cùng các em đã có mặt để đón chào với các khuôn mặt hồ hởi phấn khởi. Những giúp đỡ của công ty TNHH một thành viên khoáng sản Lào Cai với giá trị cũng không đáng kể so với sự thiếu thốn khó khăn nơi vùng cao này những đây là những tấm lòng như những ngọn lửa ấm áp sưởi ấm tấm lòng giữa mùa đông giá lạnh. Nghĩa cử cao đẹp với đồng bào vùng cao vùng khó khăn. 
                                                         

      Bài ảnh của Công Thế
                                                              C.T
 


 


            Hồn nhiên trong veo ngày khai giảng

Không có nhận xét nào:

Bài đăng phổ biến