Nguyễn Trung Kiên
Sơn La trái tim của Tây Bắc luôn quyến rũ đến mê hoặc, bởi vậy hễ có dịp tôi lại tìm cách nhao sang.
-Tháp Mường Và – Cây đa mường Hung…anh Sơn La thăm Trinh, rồi về nhà em, em dẫn anh đi quá! Thằng em thủ thỉ như tiếng “Khắp” du dương, dụ dỗ.
Rõ khỉ! lại chọc vào máu anh:
-Từ từ để anh tính.
Nó giáng tiếp:
-Mai đi luôn thôi quá.
Tóe máu ra rồi:
-Ừ thì mai đi ông oắt.
Tranh thủ đi làm về đổ xăng, tăng xích, căn căn, chỉnh chỉnh.
Về nhà mở tủ tống vào ba lô bộ đồ dã ngoại, lận lưng ít tiền. Vứt hết những toan tính, bộn bề cuộc sống
cho cái đầu trống rỗng
để còn đong đầy cảm xúc lúc về chứ nhỉ?Sơn La trái tim của Tây Bắc luôn quyến rũ đến mê hoặc, bởi vậy hễ có dịp tôi lại tìm cách nhao sang.
-Tháp Mường Và – Cây đa mường Hung…anh Sơn La thăm Trinh, rồi về nhà em, em dẫn anh đi quá! Thằng em thủ thỉ như tiếng “Khắp” du dương, dụ dỗ.
Rõ khỉ! lại chọc vào máu anh:
-Từ từ để anh tính.
Nó giáng tiếp:
-Mai đi luôn thôi quá.
Tóe máu ra rồi:
-Ừ thì mai đi ông oắt.
Tranh thủ đi làm về đổ xăng, tăng xích, căn căn, chỉnh chỉnh.
Về nhà mở tủ tống vào ba lô bộ đồ dã ngoại, lận lưng ít tiền. Vứt hết những toan tính, bộn bề cuộc sống
Đêm về sáng, trời nhằng nhịt, sấm sét ùng oàng giã xuống ào ạt cơn mưa rào đầu Hạ. Mưa cũng đi, bật dậy lụi hụi pha ấm trà, làm điếu thuốc, rồi mở “Bản tình ca Tây Bắc” lên dây cót tinh thần.Ah… thằng em đèo “Êm” lên rồi: Đưa “Êm” vào nhà chơi đã em.
Mưa đầu mùa cũng nhanh đến, nhanh đi, cảnh vật, núi rừng như lau như lia ánh lên một màu xanh của lá, lão Pan già đỏm dáng cùng đàn em xếp hàng trịnh trọng đưa tiễn chúng tôi, qủa thật tôi rất ghét cái thói phóng đãng, đa tình của lão khi thấy mấy nàng mây mặt hồng lên trong cái nhìn ve vuôt của nắng sớm đang lượn lờ, uốn éo làm duyên.Thôi thây kệ, nhẽ lão đã tôn trọng thì mình cũng lên tự hào lắm chứ.
8h rồi lên đường thôi kẻo muộn! Àh lế… àh lê…
Tà tà ngược đèo Hoàng Liên qua Thác Bạc đang tung những dòng nước bạc trắng sau mưa bay xuống cả mặt đường, chỗ này biết nhiều rồi anh không nói nữa đâu… Vèo cái đã đến đỉnh đèo Mây. Bim…bim… dừng lại anh kể này:
Con đường này từ thời nhà Nguyễn đã là con đường huyết mạch nối Lao Kay với Châu Lai, Đây chỗ này đây, từ thời Pháp người ta đã cho đổ bê tông khắc độ cao đỉnh đèo là 2.047m so với mực nước biển, cái mốc ấy năm 2005 bên Lai Châu cho làm một trạm nghỉ thì bị san đi. Đây cũng chính là gianh giới giữa hai tỉnh Lao Cai và Lai Châu, những năm 70 của thế kỷ trước, Trung Quốc giúp ta làm lại con đường này lên có tên là đường “Hữu Nghị”, sau79 đổi tên là quốc lộ 4D. Chỗ kia thời Pháp có trạm ngựa, mái lợp bằng tone lên có danh xưng Trạm Tôn là thế. Ở Trạm Tôn có người lính lê dương, phải lòng một cô gái người H’mong xinh đẹp, bị gia đình, dòng tộc ngăn cản, đã không vượt qua được lề tục cấm đoán khắt khe, mà cầm lòng đem nhau vào con thác kia để quyên sinh, cảm phục cho mối tình bất diệt mà người đời đặt tên con thác đó là thác Chu Va, tên bản của người con gái xinh đẹp cũng được đặt tên là bản Chu Va đó, cây cầu bắc qua con suối vào bản hẳn là cầu Chu Va đang ầm ỹ lên đấy. Bên kia đường trước đây là trạm vật lý địa cầu, nơi có anh chàng chuyên đo gió đếm mưa, vì thèm tiếng người quá mà đốn cây chặn đường để Nguyễn Thành Long viết lên” Lặng lẽ
Đường nhựa đổ đèo chẳng mấy chốc đã đến Bình Lư, cho “Êm” nghỉ ngơi hai thằng tranh thủ xăng xe, nước thuốc, rồi theo đường 32 phẳng lỳ thẳng hướng Than Uyên, vun vút hai bên đường là cánh đồng Mường Than nổi tiếng, về mùa này vẫn mướt mát màu xanh lúa thời con gái, trong khi Sa Pa lúa chỉ một mùa, những bản, mường người Lào, người Thái như đang chạy ngược lại chào đón chúng tôi. Dãy Pan Si Pan hướng này nhìn không hùng vĩ như mặt bên Đông vẫn đang cần mẫn, cong lưng cóp nhặt từng dòng nước nhỏ góp của đem tặng sông Đà.
Đây rồi ngã ba Mường Kim đường rẽ Huổi Quảng, song song là dòng suối lắm ghềnh chảy siết như đang vội đổ bạc trộm cho ai. Từ Huổi Quảng gianh giới Lai Châu – Sơn La đường bụi ngầu, xấu tệ vì xe, thiết bị lớn phục vụ các nhà máy thủy điện. Trên địa bàn huyện Mường La có 12 nhà thủy điện, cái lớn thì nhất Đông Nam Á, cái nhỏ cũng 35 MW, đã sang Sơn La vài lần tôi có cảm tưởng đó là một đám cuồng dâm đang thay nhau giơ những bàn tay nhơ nhuốc, bẩn thỉu mà vò xé nàng Sơn La kiều diễm, những vết thương bầm dập đang rỏ máu sẽ không bao giờ liền sẹo, trùng trùng điệp điệp những dãy đồi đỏ ối biết bao giờ lấy lại được màu xanh.
Đến Mường La ông oắt dừng xe đón thêm thằng bạn, tỏ vẻ bí hiểm:
- Bác Kênh chở bạn em đi nhé.
Vồn vã làm quen, âm mưu gì hả mấy ông ranh, thôi nghỉ ăn trưa đã, “Êm” mệt đường rồi. Cơm nước xong xuôi, chúng tôi vội vã đi, đường đẹp, dài hun hút, chú Wave đã theo tôi đủ 10 năm tròn nghe chừng hiểu ý chủ lắm lắm cứ thế phi nước đại thẳng tới thủ phủ Sơn La,
Trinh chờ chúng tôi trước cổng, thoáng e ấp, ngại ngần, chẳng là tôi sang đây mang theo những gửi gắm ân tình của anh em trong công ty dành cho em trong một sự cố không may em gặp trước tết, chả dám ngồi lâu vì sợ gia đình làm cơm theo thói quen người Thái. Tạm biệt nhé, tôi dang tay ôm chặt lấy em, những mong truyền sang em tình cảm ấm nồng của anh em bên ấy, mạnh khỏe nhé em. Đi một đoạn ngoái lại vẫn thấy Trinh dựa cột nhìn theo như còn gì chưa nói hết.
Đến ngã ba Mai Sơn rẽ phải, còn 102km nữa mới đến huyện lỵ Sông Mã, chúng tôi mải miết phóng vì bóng đêm đang dần xóa nhòa những hình ảnh đẹp đẽ cuối cùng của ngày thứ nhất.
Ông oắt rồ ga, bấm còi inh ỏi lao thẳng vào gầm nhà sàn, tôi bám sau sát sạt, về đến nhà rồi
Ồn lên thổ âm Thái, lẩn vào là mấy từ vay mượn tiếng Việt, văn hóa, du lịch, Sa Pa.
Nọong Hoa líu ríu chào tôi:
- Biết anh sang chắc em phải ra tận Sơn La đón anh về quá.
Tôi biết Hoa từ mấy năm trước khi sang ở mấy tháng liền chỗ ông oắt, thấy nàng tươi tắn hơn xưa, tôi biết cuộc sống đã tốt đẹp lên nhiều. Nọong cón rón lên sàn vì trong khổ hẹp của chiếc “Xin” không thể bước dài hơn. Cái “Cóm” bó khéo vào thân hình mềm mại. Nhún trước bước sau, mặt sàn run lên khọt khẹt như đệm theo nhịp bước nọong Hoa.
Phải chăng chính mặt sàn bằng cây mai đập dập đã tạo tiền đề cho những vòng Xòe Thái?
Phải chăng trong bộ “Cóm -Xỉn” bó sát thân hình thiếu nữ tạo lên những đường cong mềm mại mỗi khi cử động, là cơ sở để nền dân vũ Thái thăng hoa?
Phải chăng do đặc tính luôn chọn nơi cư trú bên các dòng nước, để mỗi khi lao động về khi qua dòng nước “các í, các noong” khéo léo cuốn chiếc “Xỉn” lên đầu, chọn một chỗ tắm để da thịt mình được cọ sát, giao hòa với mẹ thiên nhiên mà dệt lên vẻ lãng mạn trong tâm hồn Thái, để huyền thoại tắm tiên Tây Bắc đọng mãi trong lòng người?
Ông oắt thì thào cắt ngang dòng suy tưởng miên man:
- Có khách ngủ, nhưng hôm nay về muộn, mình ăn cơm thôi quá.
Phong tục Thái, có khách ngủ là có khách ăn, người nhà sẽ mời anh em họ hàng cùng nhau thù tiếp khách đường xa – Ông oắt nói vậy nhưng tôi đã thấy cả chục í - nọong trong nhà, sàn nhà lại vang lên những lời ca khọt khẹt theo nhịp bước của các nọong lúc chuyển đồ ăn. Đồ ăn của người Thái phải nói là phong phú, bổ dưỡng, cầu kỳ và lạ, khách quý được trọng thị, phải được ăn ”con trên trời, con dưới nước, con hai chân, con bốn chân”, này bọ xít rang măng chua thơm mùi hoa nhãn, này cá “pà păn” cuốn lá dong kẹp nướng trên than gỗ dẻ tỏa hương thơm lừng là được, này gà nướng cả con, này “Lạp Trâu” món ăn bổ dưỡng, thêm vào bát “Nậm Phịa”, đĩa măng ngọt luộc nghi ngút khói tất cả bày trên “Pan Ấu” trông đẹp như một bức tranh, “Êp Khẩu” xôi nếp để bên.
Mấy vị cao niên mời tôi ngồi xuống, trịnh trọng đặt lên “Pan Ấu” trước mặt tôi hai chiếc chén, tôi biết sẽ phải rót một chút rượu trong chén đầu tiên của mình sang như tỏ lòng tôn kính tổ tiên của họ.
Ba “Pan ấu” đặt giữa ba gian sàn, để mọi người ngồi xuống đủ cả, “Êm” đứng lên rành rẽ nói lời mời dùng bữa, văn mình ẩm thực Thái nhẽ hơn cả người Kinh một bậc khi thấy một bát, một thìa thêm đôi đũa đặt trước mặt mỗi người, họ ăn chậm, uống chậm tận hưởng hương vị của từng món ăn, nói những lời đẹp đẽ như những kẻ đệ nhất phong lưu. Chừng nửa bữa ăn, nọong Hoa bưng bát canh nghi ngút khói sẽ sàng đặt lên “Pan ấu”, nâng chén rượu lên chúc “hảo hán’ cả mâm, rồi nọong xin phép cả mâm uống riêng với tôi một chén với những lời êm dịu rồi nhẹ bước về mâm.
Ông oắt múc cho tôi bát canh còn nóng, rồi thì thầm bác Kênh uống đi rồi e kể: Đây là canh “Vón Vén”, nghĩa là dùng tay như vê cái váy của mình lên ý, vì lâu rồi có người trai đến thăm lại người thương cũ, thấy đã “ Tằng Cẩu” chàng buồn lắm, cô gái không nói được thành lời, làm bát canh ý nhị để tỏ lòng vẫn nhớ chuyện xưa,. Anh uống đi sẽ thấy vị chua vừa, mát vừa, đắng vừa, ngọt vừa đấy. Thôi đi oắt ơi “các í, các noong” đang thay nhau sang mời rươu đây này.
Gần tàn bữa tiệc Ông oắt đứng lên phát bằng tiếng Thái, bặt không một tiếng người, cậu bạn mà ông oắt lôi theo cất cao giọng hát các điệu “Khắp” say sưa như đang đảo đồng, lời hát “khắp” dần đầy oặp gian nhà, tràn qua khe vách lan ra vườn nhãn quanh nhà rồi tỏa khắp nơi nơi. Sau hỏi mới biết cậu ấy là nghệ nhân hát “Khắp”, cộng tác viên chương trình tiếng dân tộc đài tiếng nói Việt Nam, được truyền lại từ bà mẹ mang họ Cầm nổi tiếng về “Khắp” đất Mường La; A ha lộ bem rồi nhé oắt ơi.
Bữa tiệc rồi cũng phải tàn, mọi người lần lượt chào về.
Chỗ ngủ khách, nọong Hoa lúi húi trải đệm, căng màn, rồi nằm trong chăn để ấm hơi người, rồi mới mời tồi vào nghỉ trước khi lui về gian ngủ của mình chắc nọong còn nghe được tôi lẩm nhẩm:
- Đừng Tằng cẩu/ Van em đừng tắng cẩu/ Lỡ làng chăng/ Anh đến muộn đất Sơn La.
Đi mệt đường xa, rượu nếp men lá ngấm vào từng thớ thịt, tôi chìm nhanh vào giấc ngủ, bỗng mơ mình biến thành tướng quân Trần Nhật Duật, ngồi uống rượu bằng mũi trên sàn, nói tiếng thổ âm, mà kết bằng hữu vói người “Ngưu Hống” thời xa xưa ấy./.
Tháp Mường Và – Cây đa Mường Hung.)
Sáng
trở dậy mà lòng đầy tiếc nuối, vì giấc mộng tướng quân cứ luẩn quẩn trong đầu.
Ông oắt đã dậy từ lúc nào đang chờ tôi nước, thuốc. Chỉ còn hơn ba chục cây nữa là đến tháp Mường Và lên chúng tôi thong thả lắm, vừa đi vừa chuyện. Đến nửa độ đường oắt bảo dừng xe, cả bọn bệt trên bờ cỏ ven con đường vắng vẻ. Phong cảnh chỗ này đẹp, cô tịch và đượm màu huyền bí, sâu phía dưới chân là vực sâu thẳm mà đáy cùng là một dòng nước xanh đen len lỏi cùng theo hướng con đường, khiến kẻ đi nhiều, bạo gan như tôi cũng lạnh cả sống lưng, kinh nghiệm mách bảo chốn này chớ có nói xằng. Chỉ tay sang phía cánh rừng già trước mặt, oắt kể:
-Phía ấy có một con voi già lạc từ Lào sang được mấy năm, phường săn H’mong Mai Sơn phục bắn, voi nổi xung lên quật chết cả bốn anh. Dân quanh vùng sợ lắm, một hôm voi xuống phá ruộng người ta, chủ ruộng uất quá quát ầm lên – “ Tao muốn ăn thịt mày lắm rồi đấy”, chẳng biết trùng hợp không mà voi về dẫm chết, từ đó dân càng sợ thêm, đến nỗi bây giờ voi về phá ruộng cũng chỉ dám nói kháo “Nàng lại về đấy” cấm có ho he. Cái vực sâu dưới chỗ mình ngồi đây này, nhiều xe tai nạn, đã rơi xuống đây thì chưa một ai sống sót cả. Tôi cố chờ oắt đứng lên để cả bọn lên đường.
Loáng thoáng bóng nhà, chúng tôi chọn một quán tươm nhất gọi nước, chờ anh của ông oắt, cô chủ hay chuyện kể:
-Đây là Sốp Cộp có nghĩa là nơi gộp lại của ba dòng suối, người Kinh ở đây ít lắm có 1% trong huyện thôi, đã thế lại cắm cúi hàng quán, làm ăn, chẳng chịu học hành lên giờ toàn người Thái làm công chức thôi anh ạ.
Cả bọn đi theo anh ông oắt đến gần chân tháp, đoàn dừng xe vào nhà một người anh em để chuẩn bị cho bữa trưa.
Ông oắt dẫn tôi đi về phía cổ tháp phía trong một bản Lào, tháp được xây đựng và xác định được khoảng 400 năm bởi người Lào trên một quả đồi đắp, 99 bậc đưa chúng tôi lên trên nền tháp, từ đây phóng tầm mắt nhìn ra bốn xung quanh là những bản làng, đồng ruộng, núi đồi trùng điệp xa xa như cố thu nạp vào đầu những hình ảnh lên thơ.
Bạn thân mến!!!
Khi tôi đang viết về những nét hoa văn và những bí ẩn bao quanh ngôi cổ tháp, thì không hiểu sao máy của tôi lại tự động xóa, mà những hai lần, tin hay không tùy bạn, chỉ biết rằng những gì tôi biết về ngôi tháp này nhiều hơn các trang mạng, đài báo đã đưa tin.
Biên giới tộc người không phụ thuộc vào cương vực quốc gia. Đất Mường Và, Mường Lạn trước đây thuộc Lào, hiệp định biên giới 1893 xác đinh chủ quyền Việt Nam, đổi lại Lào lấy đất Chiềng Khương khoét sâu vào đất Việt khiến trên bản đồ như nách phải tay người: Trước, đây là vùng đất hẻo lánh nhưng màu mỡ, người Lào chạy loạn, quần tụ đến đây đông dần mà tạo lên một vùng đất giàu có, xây dựng lên nhiều tháp quanh vùng. Nay chỉ còn Tháp Mường Và, Mường Luân, Mường Bám như những biểu tượng văn hóa, tinh thần trường tồn của tộc người Lào ở vùng Tây Bắc.
Thật may mắn cho tôi vì trong chuyến đi này gặp toàn người hiểu biết về văn hóa, lịch sử Sơn La, họ đã kể tình tiết về cây đa Mường Hung như tấm bia căm thù, nơi chứng kiến bao tội ác dã man nhằm triệt tiêu ý chí Việt Minh và những người ủng hộ. Kể từ 1945 – 1954 đã là nơi hành quyết dã man 400 cán bộ và những dân lành ủng hộ bằng những hình thức rất dã man: Cắt cổ thả trôi sông, chặt tay mổ bụng, chất củi thiêu sống…Cảm động thay khi biết “Bản tình ca Tây Bắc” của nhà thơ cầm Giang viết dựa trên một câu chuyên có thật về một anh bộ đội với người thiếu nữ Thái, con của họ là Phạm Trung, chủ tịch huyện Sốp Cộp vừa được điều chuyển công tác về thủ phủ Sơn La.
Chúng tôi trở về nhà “Êm” lúc chiều tà, hình ảnh nọong Hoa trong bộ trang phục đẹp đẽ bên hiên sàn chờ đón trong ánh chiều tà lãng mạn vô cùng, “Êm” vân vê chiếc “Piêu” sặc sỡ rồi nhẹ nhàng quàng lên cổ tôi và nói lời dặn dò ”Hảo hán ớ” làm tôi nghẹn lời.
Chẳng nói chắc các bạn đều biết tiệc tối long trọng đến nhường nào, khi “Êm” giết hai con lợn nhỏ nhà nuôi cho bữa tối. Vậy là một lần nữa được đắm mình trong văn hoa Thái, không gian Thái. Họ kể cho tôi từ nguồn gốc , lịch sử, văn hóa…tôi lắng nghe như muốn nuốt từng lời, rồi “Khắp”, “Xòe” như muốn thâu đêm.
Dân tộc Thái là một dân tộc có truyền thống lâu đời được lưu truyền từ đời nọ tới đời kia. Họ có chữ viết riêng, lịch pháp riêng, đặc biệt có nền dân ca, dân vũ vô cùng phong phú, đậm đà bản sắc. họ sống hiền lành, chất phác, ghét va chạm nên có lẽ hơi yếu trong đấu tranh.
Có thể ví con người Thái như ngôi nhà sàn rộng cửa đón gió bốn phương, và họ biết có khi sẽ có những cơn gió độc, nhưng tin rằng lòng tử tế sẽ như sức đề kháng tự thiên đẩy lùi cảm mạo muốn quật ngã mình.
Tôi muốn kể nhiều, nhiều nữa khi cảm xúc dâng tràn, nhưng sợ bạn mệt đầu nên đành dừng lời mà hẹn bạn những dịp sau./
Ông oắt đã dậy từ lúc nào đang chờ tôi nước, thuốc. Chỉ còn hơn ba chục cây nữa là đến tháp Mường Và lên chúng tôi thong thả lắm, vừa đi vừa chuyện. Đến nửa độ đường oắt bảo dừng xe, cả bọn bệt trên bờ cỏ ven con đường vắng vẻ. Phong cảnh chỗ này đẹp, cô tịch và đượm màu huyền bí, sâu phía dưới chân là vực sâu thẳm mà đáy cùng là một dòng nước xanh đen len lỏi cùng theo hướng con đường, khiến kẻ đi nhiều, bạo gan như tôi cũng lạnh cả sống lưng, kinh nghiệm mách bảo chốn này chớ có nói xằng. Chỉ tay sang phía cánh rừng già trước mặt, oắt kể:
-Phía ấy có một con voi già lạc từ Lào sang được mấy năm, phường săn H’mong Mai Sơn phục bắn, voi nổi xung lên quật chết cả bốn anh. Dân quanh vùng sợ lắm, một hôm voi xuống phá ruộng người ta, chủ ruộng uất quá quát ầm lên – “ Tao muốn ăn thịt mày lắm rồi đấy”, chẳng biết trùng hợp không mà voi về dẫm chết, từ đó dân càng sợ thêm, đến nỗi bây giờ voi về phá ruộng cũng chỉ dám nói kháo “Nàng lại về đấy” cấm có ho he. Cái vực sâu dưới chỗ mình ngồi đây này, nhiều xe tai nạn, đã rơi xuống đây thì chưa một ai sống sót cả. Tôi cố chờ oắt đứng lên để cả bọn lên đường.
Loáng thoáng bóng nhà, chúng tôi chọn một quán tươm nhất gọi nước, chờ anh của ông oắt, cô chủ hay chuyện kể:
-Đây là Sốp Cộp có nghĩa là nơi gộp lại của ba dòng suối, người Kinh ở đây ít lắm có 1% trong huyện thôi, đã thế lại cắm cúi hàng quán, làm ăn, chẳng chịu học hành lên giờ toàn người Thái làm công chức thôi anh ạ.
Cả bọn đi theo anh ông oắt đến gần chân tháp, đoàn dừng xe vào nhà một người anh em để chuẩn bị cho bữa trưa.
Ông oắt dẫn tôi đi về phía cổ tháp phía trong một bản Lào, tháp được xây đựng và xác định được khoảng 400 năm bởi người Lào trên một quả đồi đắp, 99 bậc đưa chúng tôi lên trên nền tháp, từ đây phóng tầm mắt nhìn ra bốn xung quanh là những bản làng, đồng ruộng, núi đồi trùng điệp xa xa như cố thu nạp vào đầu những hình ảnh lên thơ.
Bạn thân mến!!!
Khi tôi đang viết về những nét hoa văn và những bí ẩn bao quanh ngôi cổ tháp, thì không hiểu sao máy của tôi lại tự động xóa, mà những hai lần, tin hay không tùy bạn, chỉ biết rằng những gì tôi biết về ngôi tháp này nhiều hơn các trang mạng, đài báo đã đưa tin.
Biên giới tộc người không phụ thuộc vào cương vực quốc gia. Đất Mường Và, Mường Lạn trước đây thuộc Lào, hiệp định biên giới 1893 xác đinh chủ quyền Việt Nam, đổi lại Lào lấy đất Chiềng Khương khoét sâu vào đất Việt khiến trên bản đồ như nách phải tay người: Trước, đây là vùng đất hẻo lánh nhưng màu mỡ, người Lào chạy loạn, quần tụ đến đây đông dần mà tạo lên một vùng đất giàu có, xây dựng lên nhiều tháp quanh vùng. Nay chỉ còn Tháp Mường Và, Mường Luân, Mường Bám như những biểu tượng văn hóa, tinh thần trường tồn của tộc người Lào ở vùng Tây Bắc.
Thật may mắn cho tôi vì trong chuyến đi này gặp toàn người hiểu biết về văn hóa, lịch sử Sơn La, họ đã kể tình tiết về cây đa Mường Hung như tấm bia căm thù, nơi chứng kiến bao tội ác dã man nhằm triệt tiêu ý chí Việt Minh và những người ủng hộ. Kể từ 1945 – 1954 đã là nơi hành quyết dã man 400 cán bộ và những dân lành ủng hộ bằng những hình thức rất dã man: Cắt cổ thả trôi sông, chặt tay mổ bụng, chất củi thiêu sống…Cảm động thay khi biết “Bản tình ca Tây Bắc” của nhà thơ cầm Giang viết dựa trên một câu chuyên có thật về một anh bộ đội với người thiếu nữ Thái, con của họ là Phạm Trung, chủ tịch huyện Sốp Cộp vừa được điều chuyển công tác về thủ phủ Sơn La.
Chúng tôi trở về nhà “Êm” lúc chiều tà, hình ảnh nọong Hoa trong bộ trang phục đẹp đẽ bên hiên sàn chờ đón trong ánh chiều tà lãng mạn vô cùng, “Êm” vân vê chiếc “Piêu” sặc sỡ rồi nhẹ nhàng quàng lên cổ tôi và nói lời dặn dò ”Hảo hán ớ” làm tôi nghẹn lời.
Chẳng nói chắc các bạn đều biết tiệc tối long trọng đến nhường nào, khi “Êm” giết hai con lợn nhỏ nhà nuôi cho bữa tối. Vậy là một lần nữa được đắm mình trong văn hoa Thái, không gian Thái. Họ kể cho tôi từ nguồn gốc , lịch sử, văn hóa…tôi lắng nghe như muốn nuốt từng lời, rồi “Khắp”, “Xòe” như muốn thâu đêm.
Dân tộc Thái là một dân tộc có truyền thống lâu đời được lưu truyền từ đời nọ tới đời kia. Họ có chữ viết riêng, lịch pháp riêng, đặc biệt có nền dân ca, dân vũ vô cùng phong phú, đậm đà bản sắc. họ sống hiền lành, chất phác, ghét va chạm nên có lẽ hơi yếu trong đấu tranh.
Có thể ví con người Thái như ngôi nhà sàn rộng cửa đón gió bốn phương, và họ biết có khi sẽ có những cơn gió độc, nhưng tin rằng lòng tử tế sẽ như sức đề kháng tự thiên đẩy lùi cảm mạo muốn quật ngã mình.
Tôi muốn kể nhiều, nhiều nữa khi cảm xúc dâng tràn, nhưng sợ bạn mệt đầu nên đành dừng lời mà hẹn bạn những dịp sau./
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét