Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

“Mường Ảng không xa xôi”

- Ngô Vĩnh Bình

Nguồn: Văn nghệ số 10/2014 - 11-03-2014 11:09:57 AM
Với tư cách là một trong những người đứng đầu tỉnh, đang bộn bề công việc hướng tới Kỷ niệm 60 năm chiến thắn lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2014), nhưng anh Nguyễn Thanh Tùng – Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Điện Biên vẫn dành trọn một buổi sáng tiếp các nhà văn quân đội chúng tôi. Anh nói, anh vốn là một cựu chiến binh…
Tôi và các nhà văn áo lính chăm chú dõi theo chiếc thước của đồng chí Phó Bí thư thường trực tỉnh di chuyển theo các địa danh nổi tiếng của Điện Biên: Mường Phăng, Đồi A1, Hầm Đờcát, cầu Mường Thanh, Bản Kéo, đồi Him Lam, đồi Độc Lập, Bản Kéo… cùng những tượng đài, nhà bảo tàng, sân vận động; rồi Mường Lay, Mường Nhé – những cái tên mà những tháng ngày qua đã lấy đi sự dửng dưng của cả triệu con người…Nhưng chẳng hiểu sao tôi lại cứ bị ám ảnh bởi cái tên Mường Ảng!
Ám ảnh không phải bắt đầu từ câu ca xưa nói về sự xa xôi, heo hút của xứ này: Đường lên Mường Ảng bao xa/ Trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh mà bắt đầu dường như từ khi đồng chí Phó Bí thư tỉnh ủy giới thiệu về  11 chương trình và dự án trọng điểm của tỉnh nhà trong năm kỷ niệm lần thứ 60 Điện Biên “nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”. ấy là Chương trình thứ 4 – Phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp của Điện Biên đến năm 2015, trong đó tập trung chỉ đạo rà soát việc giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp và trồng cây cà phê giai đoạn 2013 – 2015…
Chiếc thước trong tay người cựu chiến binh, đang ở cương vị “quan đầu tỉnh” dừng lại trên tấm bản đồ Điện Biên -  nơi  có một địa danh mang tên Mường Ảng, địa phương đi đầu trong công tác xóa đói, giảm nghèo nhờ cây càphê gắn liền với tên tuổi của những tiểu chủ còn rất trẻ; trong đó rất thú vị, có tên một nhà văn – nhà văn Nguyễn Đức Lợi – người cộng tác viên “ruột” của báo Văn nghệ và Tạp chí Văn nghệ Quân đội mà chúng tôi đang rất muốn tìm gặp.
Trong lần về Thủ đô, để “ẵm” cái giải Nhì danh giá cho truyện ngắn Ma núi Rắn tại cuộc thi truyện ngắn ba năm (2011- 2013) do báo Văn nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam) tổ chức, và mới đây (tháng 5 năm 2013) khi về Sapa (Lào Cai) dự Trại sáng tác truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội hướng tới Kỷ niệm 70 năm thành lập Quân đội ( 22/ 12/1944 – 22/12/2014), Nguyễn Đức Lợi đã nhiều lần “rủ rê” chúng tôi lên chơi trang trại của anh. Anh báo, nó nằm ở đầu mom ẳng Tở…Nhưng chúng tôi cứ lỡ hẹn mãi, phần vì công việc, phần vì đường xá xa xôi...
Nhà thơ Du An công tác ở Tạp chí văn nghệ Điện Biên Phủ (Hội Văn học – nghệ thuật tỉnh Điện Biên) – cộng tác viên, “bồ ruột” của Văn nghệ Quân đội, khi nghe chúng tôi nói nguyện vọng muốn lên Mường ảng đã cười: xa xôi, xa lạ gì!; đồng thời cho hay, anh đã từng dạy học ở đó ngót nghét 20 năm, và “nó” cách trung tâm thành phố Điên Biên phủ có chừng 50 km, đi túc tắc cũng chỉ 45, 50 phút; đồng thời ở đấy cũng có nhiều chuyện để nghe!. Biết vậy, chúng tôi quyết định “kéo pháo ra”!. Ngay trong đêm hành quân ra Mường ảng, với ý điịnh “đột kích” thẳng tư dinh của Nguyễn Đức Lợi…
Nguyễn Đức Lợi cưỡi con xe máy màu càphê chín “cản địa” chúng tôi tận ngoài đường cái lớn và dẫn các nhà văn quân đội đến thẳng “đại bản doanh” qua một con đường cấp phối vừa mở dài chừng hơn 1km. Anh giới thiệu: kinh phí làm con đường này là anh và những người bạn bỏ ra…
Hình ảnh đầu tiên mà chúng tôi gặp trong trang trại của nhà văn Nguyễn Đức Lợi không phải là những lô, luống càphê miền Tây Bắc như trong mấy câu thơ của nhà thơ Xuân Diệu năm nào: Cà phê chạy tới chân mây/ Song song luống thẳng lá đầy nắng mai mà là một rừng đào đã qua độ mãn khai, nhưng vẫn còn tưng bừng, rực rỡ…Chúng tôi đùa với Lợi, cánh lính “nhà số 4” cứ như là Lưu Nguyễn lạc Thiên Thai!. Lợi bảo, đó là giống đào phai Pha Đin do chính tay anh ươm hạt, còn non tơ mới vừa bốn năm tuổi. Bạn bè Lợi kể, cứ mỗi lần chết hụt hay “định chết” là anh lại nghĩ ra một cái gì đó lạ đến… “kỳ quái” và mới…đến “nghi ngờ”!. Lần về Hà Nội chữa bệnh. Bệnh nặng đến mức phải “trả về”, hết thuốc chữa, cùng quẫn quá suýt nhảy cầu Long Biên quyên sinh!. Sau, về nhà đột ngột bỏ nghề xe ôm. Nấu rượu, nuôi ong…chóc tiền vợ tìm đến cây càphê, lập trang trại mong đổi đời. Lần khác, khi đổ đèo Pha Đin xe suýt lao xuống vực, may thay hai bánh sau mắc phải một gốc đào cổ thụ… Hú vía!... Và, giống đào có tên đào Pha Đin trong trong trang trại của Lợi được ghi trong “sự tích”, được bạn bè truyền tụng như một giai thoại. Nhà văn bảo, trang trại của anh có chừng một ngàn gốc đào Pha Đin, giống đào to khỏe, nhiều hoa và trường thọ, mỗi cây có thể bán chừng trên dưới một triệu đồng. Nhưng vì còn non, Tết vừa rồi anh chưa bán cành nào. Anh cho hay, đó cũng như thứ “của để dành, hay nói theo cách nói của nhà binh (anh vốn là bộ đội phục viên) thì vườn đào kia là “lực lượng dự bị chiến lược” phòng khi vườn cà phê gặp rủi do, thất bát!
Cái việc Lợi “bén duyên” cùng cây càphê cũng dài, cũng lắm chuyện đủ cả “hỷ, nộ, ái, ố”. Mươi năm trước, nắm bắt chủ trương phát triển nông lâm nghiệp, khuyến khích mở mang trang trại nhỏ, mở lối xóa đói nghèo cho dân Mường ảng bằng cơ cấu lại cây trồng vật nuôi, lấy việc phát triển cây cà phê giống arabica làm cây trọng điểm, cây trung tâm xóa đói giảm nghèo của tỉnh, Lợi đã “liều” mua đất thử “vận may” với cây càphê. Vốn liếng khởi nghiệp của anh chỉ có vẻn vẹn có chừng mươi triệu đồng. Tiền ấy may mà mua được 7 ha đất, tuy nhiên chỉ là đất cằn, đất kiệt nơi mom núi xa nguồn nước, xa đường cái quan…
Không như giống càphê nông trường – cà phê vối, cà phê mít trước đây, các nông trường Tây Bắc trồng chỉ… “để lấy củi”, giống càphê arabica – càphê chè, rất khó tính. Nó đòi hỏi người trồng phải biết về nó, phải thực hiện các nghiêm quy trình canh tác kể từ khâu làm đất đến khâu thu hái, bảo quản. Học thày, học bạn và trực tiếp làm, trực tiếp cầm tay chỉ việc cho người làm thuê, sau nhiều tháng ngày “ăn càphê, ngủ càphê” trang trại của Lợi đã ra vóc ra hình. Cà phê nhà anh đến vụ này đã trưởng thành, ra hoa, đậu quả, đã cho thu hoạch những lứa đầu.
Không chỉ có đào, có càphê, trang trại của nhà văn còn có đàn lợn hơn 100con, đủ cả các giống, các F1, F2. Anh bảo, đất ảng Tở - đất mường Ngú Táu, núi Rắn (địa danh trong truyện ngắn nổi tiếng của anh) là đất hoang hóa, cằn khô. Bao năm khánh kiệt vì thiếu nước, thiều độ màu. Đến con giun cũng không sống nổi…!. Những chú lợn rừng kia giống như những thợ ủi, thợ cày làm đất sống lại, xốp ẩm. Nhờ có đàn lợn “thả rông” dưới tán càphê nên công thuê xới xáo giảm hẳn, từ 15 triệu đồng/ha giảm xuống còn có 5 triệu…
Mường ảng không chỉ có trang trại của nhà văn Nguyễn Đức Lợi, mà theo anh, anh không “đơn độc giữa trùng sơn”. Một sáng đến Hội sở của Hiệp hội những người trồng cà phê huyện Mường ảng đặt ngay trung tâm huyện lỵ để thưởng thức những ly càphê sạch mang nhãn hiệu MươngAngcafé do đích thân các ông chủ nhà hàng rang xay, pha rót chúng tôi đã gặp đủ mặt những anh tài, những “tiểu chủ” càphê trẻ tuổi đang lên. ấy là những: Dương, Bình, Năm, Tứ, Vinh, Lợi, Phúc, Tứ, Hoan… Ông nào cũng xe hơi, môtô đời mới ăn diện ngất trời tới hội ý, giao ban. Các anh cho biết:
Huyện Mường ảng nằm ở phía đông của tỉnh Điện Biên, phía đông và đông - bắc giáp các huyện Tuần Giáo, Mường Chà; phía tây giáp huyện Điện Biên và huyện Thuận Châu (Sơn La). Mường ảng được tách ra từ huyện Tuần Gíao ngày 14 tháng 11 năm 2ô6 theo Nghị định 135/2006/NĐ – CP của Chính phủ. Hiện Mường ảng có diện tích 44.230,35 (cò tài liệu ghi 9,248 km2), cư trú trên 9 xã và 01 thị trấn; dân số 225. 282 người. Mường ảng được xem như đất của càphê, xứ sỏ của cà phê.
Theo đánh giá của giới chuyên môn, huyện Mường ảng là nơi có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi cho cây cà phê phát triển. Hơn 60 năm trước cây càphê đã được phát hiện và đưa vào trồng tại Nông trường Mường ảng. Sau vì chiến tranh, vì những biến cố thăng trầm của lịch sử, thị trường nó như bị quên lãng. Mươi năm lại đây cây cà phê trên đất Mường ảng mới được hồi sinh trở lại.        
Xác định cà phê chè là cây chủ lực để phát triển kinh tế, huyện Mường ảng chỉ đầu tư các giống cây trồng khác như lúa, ngô, đậu tương ở mức đảm bảo sản lượng lương thực (cả huyện chỉ có 1.600 ha ngô, gần 2.000 ha lúa, chủ yếu là đất bãi bồi, khai hoang)
Những năm qua toàn huyện đã phát triển khá nhanh cây cà phê, với tổng diện tích hơn 2.580ha, trong đó có hơn 1.400ha cà phê kinh doanh, số diện tích này chủ yếu thuộc các doanh nghiệp Thái Hòa, Đại Bách… Tiếp sức cho nông dân trồng cà phê phát triển thành vùng chuyên canh, tỉnh đã có chính sách ưu đãi hỗ trợ 50% giá giống đối với vườn trồng mới, hỗ trợ 70% lãi suất tiền vay cho đến khi kết thúc dự án. Đối với cà phê doanh nghiệp, tỉnh cũng như huyện Mường ảng có chính sách thu hút doanh nghiệp có thương hiệu trong lĩnh vực cà phê đến đầu tư, phát triển…
…Với chính sách như vậy, lại gặp lúc mưa thuận gió hòa, được mùa, trúng giá được giá, nhiều nông dân ở huyện Mường ảng đã vươn lên trở thành triệu phú với thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Cá biệt, các gia đình ông Hà Văn Hoan, Phùng Bá Năm (sở hữu 42 ha), Nguyễn Văn Tứ (sở hữu 32ha), Nguyễn Công Phúc ở thị trấn Mường Ảng, huyện Mường ảng đều có doanh thu mỗi hộ trên hơn 1 tỷ đồng/ năm. Việc phát triển cây cà phê không những tạo cơ hội làm giàu bền vững cho người đầu tư mà còn tạo cơ hội tìm kiếm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng chục hàng ngàn lao động nông thôn nhàn rỗi ở đây.  Như vậy, việc phát triển vùng cà phê Mường Ảng không chỉ góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi hiệu quả cơ cấu cây trồng, vật nuôi mà còn giải quyết hiệu quả lao động nông thôn cho địa phương và các vùng lân cận.
Nhà văn – tiểu điền chủ Nguyễn Đức Lợi còn cho biết thêm: Sắp tới, khi dự án hợp tác với các doanh nghiệp lớn ở Tây Nguyên triển khai, Mường ảng chắc chắn sẽ trở thành vùng cà phê chè lớn nhất Tây Bắc. Sẽ còn nhiều nông dân trở thành triệu phú từ cây trồng chủ lực này và ước mơ cử những ông chủ càphê Mường ảng hôm nay là thương hiệu cà phê Mường ảng sẽ vang xa khắp nước và vươn ra thị trường thế giới.
Cũng trong buổi trò chuyện cùng các tiểu chủ càphê Mường Ảng hôm ấy, chúng tôi được biết, dường như tất cả các anh ngồi “càphê sáng” ấy đếu còn rất trẻ, đều xuất thân trí thức hay viết văn, dạy văn, nếu không thì cũng có bố mẹ, vợ con làm nghề giáo. Thật là “ý Đảng, lòng Dân” bởi  huyện nghèo này đang được chọn triển khai giai đoạn 1 của dự án đưa 600 trí thức trẻ về làm làm cán bộ các xã vùng sâu, vùng xa. Để khởi động dự án này, từ tháng 3/2011, huyện Mường ảng đã tiến hành rà soát lực lượng trí thức trẻ ở địa phương làm cơ sở để tuyển chọn giới thiệu nhân sự cho dự án. Như thế là, sắp tới cán bộ trẻ làm việc với trí thức trẻ - doanh nghiệp trẻ và những ông chủ trẻ lẽ nào lại chắng hanh thông, thuận lợi! Tôi nói với “nhà truyện ngắn” Nguyễn Đức Lợi như thế và anh chi mỉm cười, cái cười thật quê kiểng nhưng cũng đầy tự tin và kiêu hãnh: “Em chỉ mới có phất phơ dăm ba cái truyện ngắn…và vườn nhà, cũng chỉ có 7ha với mươi con lợn còi”!
…Và, thú thực là khi chiếc xe nhà binh mang biển số TC - 3434 chở các nhà văn áo lính nổ máy chuẩn bị rời bàn càphê, chuẩn bị tạm biệt trang trại của một nhà văn xứ Thái; tạm xa Mường ảng, tạm biệt Điện Biên, tôi vẫn muốn đọc lại một câu thơ năm nào của nhà thơ Xuân Diệu với riêng, cho riêng Nguyễn Đức Lợi: Bạn ơi rót nữa cho tôi/ Tôi không muốn ngủ, núi đồi trăng trong. Là muốn nói: bạn ơi, hãy rót thêm càphê Mường Ảng, càphê do chính bạn trồng ra, làm được – làm được, viết ra như cái truyện ngắn mà bạn đã viết tại nơi này (làng Ngú Táu bên Núi rắn); và, vì có nó bạn đã được vinh dự đến bước lên bục cao danh giá nơi nhà số 17- Trần Quốc Toản - Hà Nội (Trụ sở Tuần báo Văn nghệ) trong Lễ trao giải cuộc thi truyện ngắn năm nào! Lại nữa, không phải là tôi “không muốn ngủ” như trong câu thơ của “hoàng tử thơ tình” đã viết mà là “không muốn về”, không muốn chia xa Mường ảng! Vậy đấy, vậy thô

Không có nhận xét nào:

Bài đăng phổ biến