Công Thế
Có lẽ chưa có năm nào những ngày hè lại nắng, nóng kéo
dai dẳng đến vậy. Nắng chói chang như thiêu như đốt, bỏng da, bỏng thịt, đó
là cái nóng do thời tiết. Và cũng những ngày này lòng dân bá tính bách Việt cảm
thấy bất an, bất ổn. Sự gây hấn trắng trợn trên biển Đông của Trung Quốc đã làm
lòng người nóng lên.
Cái nóng nhiệt huyết của lòng yêu nước đang khơi dậy sức
mạnh của cả dân tộc. Những người con của
núi rừng Hoàng Liên ngút ngàn Tây Bắc hòa cùng vào dòng chảy nhiệt huyết của
hơn chín mươi triệu trái tim con dân đất Việt lại sục sôi, cháy bỏng dâng trào.
Tất cả hướng về biển Đông, hướng về Trương Sa, Hoàng Sa thân yêu, nơi đó một
phần máu thịt của tổ quốc. Bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh
thổ biển đảo Tổ quốc đó là điều thiêng liêng bất đánh đổi của cả dân tộc Việt
Biển Đông những ngày này đang sục sôi sóng dữ, độc lập
chủ quyên đang bị đe dọa, khiến cả cộng đồng thế
giới lo ngại về một cuộc chiến tranh mới có thể xảy ra. Bắt nguồn từ việc Trung
Quốc đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương - 981 (HD-981) di chuyển và hạ đặt trái
phép vào vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam .
Vị trí của giàn khoan này nằm cách đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của
Việt Nam )
17 hải lý và cách đảo Lý Sơn 119 hải lý. Đi cùng con bạch tuộc tham lam HD-981
ấy là một bầy cá mập, thuồng luồng, rắn độc với
cả trăm tầu thuyền các loại: kiểm ngư, hải giám, hải cảnh, tàu đánh cá
vỏ sắt, các phương tiện được trang bị vũ khí và 6 tàu chiến của hải quân và máy
bay nghiêng lượn, dọa nạt, uy hiếp. Chúng hành động ngang ngược trắng trợ tấn công
các tầu kiêm ngư, cảnh sát biển và tàu đáng cá của ngư dân Việt Nam .
Họ dùng các trò quấy dối hung hăng với vòi rồng áp lực lớn, súng bắn nước và còn đâm
thẳng vào tầu cảnh sát biển Việt Nam nhiều lần. Đặc biệt nghiêm
trọng hơn chúng đâm chìm tầu cá, đánh đập hành hung thuyên viên, cướp bóc tài
sản của ngư dân Việt Nam .
Với hình thức ngày càng táo tợn và nghiêm trọng hơn. Hành động ấy đã bộc lộ,
phơi bày bản chất côn đồ, hung hãn, dung sức mạnh ức hiếp kẻ yếu. Vừa ăn cướp
vừa la làng “cả vú lấp miệng em” lại còn rao giảng “ Người Trung Quốc không có
gen xâm lược”. Lời phát ngôn trước bàn dân thiên hạ của người đứng đầu Bắc Kinh
nghe mà nực cười. Có lẽ ông chủ này chưa học thuộc lịch sử nên nói năng có vẻ
véo von, sàm sỡ. Nói một đằng làm một nẻo. Luật quốc tế về
biển năm 1982 họ bỏ qua, vi phạm một cách trắng trợn, hiệp ước ký kết về “quy
tắc ứng xử các bên ở biển Đông” ( DOC) với các nước ASEAN họ cũng nuốt lời. Thì
ra tâm địa của đại bá bành trướng thống trị, thâu phục các nước nhỏ láng giềng.
Hành động ấy của Trung Quốc không phải là bột phát mà là một
bước thực hiện trong kế hạch đầy tham vọng, đầy tính toán, độc chiếm biển Đông. Kế hoạch thực hiện từng bước đường đứt đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò, hết sức phí lý trên biển Đông. Phải chăng đây
là một bước thử thăm dò, lắn gân xem thái độ và lòng quyết tâm của ta và dư
luận thế giới, nhằm tiến tới nắm trọn biển Đông. Thủ đoạn thâm độc ấy đang vấp
phải sự phản kháng quyết liệt của dân tộc Việt Nam cũng như cộng đồng yêu chuộng
hòa bình, chính nghĩa trên toàn thế giới. Các cuộc biểu tình tuần hành phản đối
Trung Quốc đã diễn ra ở khắp nơi. Nhiều các nhà lãnh đạo, các chính trị gia,
học giả từ Á, Âu, Mỹ, Phi… đã lên tiếng phản đối hành động đơn phương của Trung Quốc và kêu
gọi các bên kiềm chế giải quyết bằng hòa bình.
Cái vòi bạch tuộc HD - 981 của Trung Quốc cắm xuống
biển Đông không chỉ là hành động vi phạm chủ quyền kinh tế, lãnh thổ của Việt
Nam, mà phải coi đó là một trong những hình thức xâm chiếm, gặm nhấm đất đai,
biển đảo, thềm lục địa của Việt Nam. Một trò thâm địa rất cũ kỹ, học thuyết truyền
thống “ ăn mòn, gặm nhấm”. Chúng ta không lạ gì bản chất thâm độc, bành trướng
truyền đời của ông bạn láng giềng. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân
tộc ta đã trải qua bao gian khổ. Đằng đẵng ngàn năm
Bắc thuộc, họa xâm lăng của Hán, Đường, Tùy, Tống, Nguyên, Minh, Thanh… đến
thời hiện đại thì ông bạn lớn “bốn tốt” “ núi liền núi, sông liên sông” “hảo
hảo” anh em “bảo không nghe cho bài học” đã làm nên nỗi tương tàn tháng 2.1979....
Song chưa bao giờ, chưa lúc nào lòng yêu nước của người Việt bị nguội lạnh. Những Chi Lăng, Đống Đa, Hàm Tử, Bạch Đằng, đến Điện Biên chấn động địa cầu…đã là mồ chôn quân xâm lược. Cha ông ta đã dạy: “Như nước Đại Việt ta từ trước/Vốn xưng nền văn hiến đã lâu” mà văn hiến lại là nền tảng của sức mạnh dân tộc. Thế nên lịch sử còn ghi bao binh hùng tướng mạnh muốn đem quân xâm lược nước ta đều bị đánh gục tơi bời mà quy hàng.
Song chưa bao giờ, chưa lúc nào lòng yêu nước của người Việt bị nguội lạnh. Những Chi Lăng, Đống Đa, Hàm Tử, Bạch Đằng, đến Điện Biên chấn động địa cầu…đã là mồ chôn quân xâm lược. Cha ông ta đã dạy: “Như nước Đại Việt ta từ trước/Vốn xưng nền văn hiến đã lâu” mà văn hiến lại là nền tảng của sức mạnh dân tộc. Thế nên lịch sử còn ghi bao binh hùng tướng mạnh muốn đem quân xâm lược nước ta đều bị đánh gục tơi bời mà quy hàng.
Cuộc đấu tranh
bảo vệ chủ quyền biển đảo trên biển Đông hiện nay là phức tạp và lâu dài, gian nan và cũng đầy quyết liệt. Song chúng ta tin tưởng
trong những lúc tổ quốc lâm nguy thì sản sinh những anh kiệt. Bản lĩnh Việt lại
có dịp tỏa sáng. Chúng ta có đủ tài năng và sáng suốt bảo đảm giải quyết một
cách ổn thỏa bằng biện pháp hoa bình, tránh xung đột vũ trang, bảo vệ được lợi
ích dân tộc, chủ quyền quốc gia và phù hợp luật pháp quốc tế. Chúng ta tin
tưởng, trước họa xâm lăng, nhân dân sẵn sàng bỏ qua những nhỏ nhen, đoàn kết
dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ trong cuộc đấu tranh cam go này. Giải
quyết vừa có lý vừa có tình, bảo đảm lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài.
Chúng ta tin vào lẽ phải, tin vào công lý, vì Việt Nam có đầy đủ bằng chứng
lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền
đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và
quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
..Chủ quyền không thể chỗi cãi bởi chúng ta có Hoàng Liên Sơn, Hoàng Sa, có
Trường Sơn dằng dặc và Trường Sa trùng dương, những địa danh từ ngàn đời nay
gắn với dân tộc Việt Nam.
Dân tộc Việt Nam từ xưa đến
nay luôn là một dân tộc yêu chuộng hòa bình và kiên cường, bất khuất khi bị ức
hiếp, sẵn sàng tự vệ, chiến đấu và chiến thắng chống giặc ngoại xâm. Cuộc đấu
tranh của nhân dân Việt Nam
chống hành vi xâm lược của ngoại bang sẽ không khoan nhượng, khi lãnh thổ không
vẹn nguyên. Lòng yêu nước của dân tộc ta
chưa khi nào nguội lạnh và nó được bùng cháy khi tổ quốc lâm nguy. Sức mạnh
đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh của lớp lớp sóng thần sẽ nhấn chìm tất cả
những kẻ ngoại bang xâm lược. Bài học ấy có hàng mấy ngàn năm lịch sử đã chứng
minh. Cụ Hồ đã nói: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của
dân tộc ta. Từ xưa tới nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại
sôi nổi, nó biến thành một làn sóng vô cùng to lớn và mạnh mẽ, nó cuốn đi tất cả lũ
cướp nước và bán nước".
Những người con đất Việt từ núi Hoàng Liên hướng về
Hoàng Sa, từ dãy Trương Sơn hướng về Trường Sa, tất cả mọi người trên mọi miền
tổ quốc đang từng giời, từng ngày ngóng ra biển Đông, theo dõi mọi diễn biến mà
lòng bất an. Đã thấy ở đây ở đó, trong quán nước, bên bàn trà, bên hàng rau,
hàng cá, trên các nghị trường người ta bàn tán về biển Đông. Trái tim nhiệt
huyết của lòng yêu nước đã sôi trào. Song chúng ta không thể yêu nước một cách
mù mờ, nóng vội, yêu nước phải có lý trí đi kèm với bản lĩnh, cần một trái tim
nóng và cái đầu tỉnh táo, không thể để sai lầm mắc vào cái bẫy chiến tranh của
họ. Là những người con của núi rừng Tây Bắc biên cương tổ quốc nơi phên dậu đất
nước, chúng tôi hiểu và thể hiện lòng yêu nước của mình bằng việc gìn giữ tình
hữu nghị giữa hai dân tộc. Bởi sự sai lầm của nhà cầm quyền không thể là mối
thù hận giữa hai nước. Giữ gìn bình yên biên giới, xây dựng tình đoàn kết các
dân tộc, bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của tổ quốc, cũng đã là thể hiện lòng
yêu nước.
Chiến tranh chỉ là hạ sách là bắt buộc. “ Chiến tranh
đâu phải trò đùa”. Chúng ta đã quá hiểu nỗi thống khổ của chiến tranh, dân tộc
ta đã gánh chịu quá nhiều xương máu, nước mắt do chiên tranh. Đau thương mất
mát do chiến tranh dằng đẵng trên thân thể vết thương vẫn chưa lành. Hòa bình
luôn là niềm khát khao của mọi người. Nhưng nếu “kẻ thù buộc ta ôm cây súng”
thì cả dân tộc sẽ đồng lòng xuống đường. “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
Đó là bản lĩnh dân tộc Việt.
C. T
Tháng 5/2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét