.VŨ MINH NGUYỆT
Tôi bắt gặp em đứng bên đường mòn, như vừa bước từ gốc cây gạo cổ thụ ra.
Quân phục màu xanh ga ba đin mới còn thơm mùi hồ. Em lên tiếng trước, chào rất khẽ, nghe rõ cả âm sâu trong lồng ngực, cả nhịp thở của em. Tôi mừng quá, hỏi thăm đường tắt về kho đạn - nơi tôi
nhận công tác. Em chìa bàn tay gầy, trắng ra chỉ đường. Song chẳng hiểu vì sao thay vì cảm ơn và đi tiếp, tôi lại nắm lấy tay em. Em cứ để nguyên các ngón trắng xanh trong lòng bàn tay tôi chai sần vì cầm xẻng đào công sự, tập ném lựu đạn và xách súng ở thao trường. Bàn tay em dài, dài hơn tay người bình thường. Tôi luống cuống nắm lấy rồi lại thả ra ngay, thả ra rồi lại nắm chặt và tôi vẫn cảm nhận được bàn tay ấy rất dịu dàng. Các cụ bảo: phụ nữ có bàn tay dịu dàng thường đảm đang, nhưng cũng đa đoan đa tình, đời khổ lắm.
Đây là lần đầu tiên tôi nắm tay con gái, lại là người con gái mặc áo ga ba đin xanh màu lá cây có đôi tay dịu dàng, ấm và dài trong rừng rậm vào buổi chiều tà. Rừng cây rộn rã âm thanh, nhưng chẳng nhận ra tiếng gì. Ồn ào, thanh thoát, ầm ì hay róc rách? Không hiểu sao tôi lại ngước nhìn lên thân cây gạo, và nhận ra nó cụt ngọn. Ở ngay gần tầm mắt là bụi vạn niên thanh xanh mướt. Chùm vạn niên thanh ở cửa sổ nhà tôi cũng mơn mởn xanh thế này. Một nỗi nhớ quê nhà cồn cào cứa vào tim.
Hỏi đường, rồi chỉ, và cả hai chúng tôi chìm vào im lặng. Em đang chờ đợi một điều gì ở tôi? Và tôi, tôi cũng đang chờ đợi điều gì? Tôi cũng không biết nữa...
Trước mặt chúng tôi là con đường mòn chạy ngoằn ngoèo trong rừng, có đoạn bám lấy bờ sông. Lâu ngày, ít người đi lại, lá mục từng lớp dày dưới chân, mềm và xốp, hoai hoải mùi hăng và đắng. Lúc ấy, tôi mới có dịp nhìn kỹ em hơn, ngoài đôi mắt sáng và hai bàn tay dịu dàng, là đôi lông mày rậm trên khuôn mặt thật hiền, nhưng vẫn nghiêm nghị.
Cuối cùng em cũng chủ động nói trong hơi thở không đều và nặng:
“Anh biết cắt đường, đi lối tắt, em mới được gặp anh. Anh có nghĩ chúng mình có duyên với nhau không?”
Tôi chưa kịp trả lời, em lại sốt ruột hỏi:
“Về kho đạn nhận công tác rồi, thỉnh thoảng anh sẽ quay lại nơi này chứ?”
Chỉ chờ có vậy, lòng tôi xốn xang, hớn hở, nói một câu ý nhị đầu tiên trong đời giai:
“Tất nhiên anh sẽ quay về để đi lại với em một quãng đường rừng. Anh thích đi vào rừng vắng chứ không chỉ đứng ở đây”.
Hai chúng tôi cùng cười, rồi lại im lặng.
Ngồi xuống gốc cây gạo cổ thụ, chúng tôi cùng nhìn ra con đường mòn và hai bờ sông lạnh, vắng hiu hắt một màu liêu trai. Bên kia sông, những bức tường đổ nát, gạch cháy đen, rêu xanh, dây leo đã mọc. Chắc đây là một cái nhà dã chiến nào đó, bộ đội không dùng nữa, nó đã trở thành hoang phế.
Cây gạo cụt ngọn, mấy cái chồi cứng cáp như thân bé đâm lên trời, mấy cành khác chĩa ngang ra sông, chi chít hoa, đỏ ối một khoảng không. Cá nhảy nhoi nhói trên mặt nước, lũ cá như làm xiếc trước mặt tôi. Tôi bỗng nhớ đến những con cá kẹp vào que tre nướng trên than lửa thơm phưng phức nhểu mỡ chảy lèo xèo xuống than đỏ còn người bán hàng lật lật luôn tay. Chỉ vài phút, chúng trở nên vàng ruộm cùng một mùi thơm tỏa ra trộn vào mùi rượu bắp. Ôi chao, ở cái xứ sở này, sao có những món ăn ngon đến nhớ đời như vậy?
Em nhìn tôi bằng đôi mắt rất sáng, thật là đẹp. Suốt thời đi học, lớp tôi lắm con gái mà chưa ai đẹp như em. Chỉ phải tội, đôi lông mày thỉnh thoảng cau lại, những lúc như vậy, đôi môi của em hồng ánh lên và ướt át. Rừng về chiều vắng lặng hơn buổi sáng. Em ngồi bên tôi, hơi thở ấm áp và thoang thoảng mùi hoa nhài phảng phất tỏa ra từ mái tóc em. Tôi nhặt những bông hoa gạo tách ra từng cánh và rắc tơi bời lên tóc em. Cánh hoa gạo đỏ ối rơi rơi đậu xuống bờ vai con gái tròn trịa.
Ảnh: Vase |
“Cảm ơn anh. Em thích hoa gạo lắm. Mùa này, lúc nghỉ, bọn em ra sông tắm, vẫn thường nhặt hoa gạo rụng ở mặt nước cài lên mái tóc nhau.”
“Mùa này…, em ra sông tắm?”
“Vâng.”
“Nhà em ở đâu?”
Em trầm ngâm. Đôi mắt buồn vời vợi, xa xăm như đang nhìn tận vào hố sâu quá khứ. Tôi đọc ra nỗi niềm tiếc nuối, đau đớn không nói thành lời trong đôi mắt buồn của em. Cũng lúc ấy, tôi nhận ra các ngón tay em đang vân vê một bên vạt áo lành. Vạt bên kia, mất một góc nham nhở đường viền đen như bị cháy. Gió thổi, lấp loáng một mảng da eo bụng trắng nõn có vài vết than nhỏ nhọ nhem. Thật kì lạ và khó hiểu… Tôi ngước mặt lên, chỉ sợ em bắt gặp đôi mắt tôi nhìn trộm cái vạt áo bị cháy.
Em bảo:
“Tan nát hết rồi. Có còn gì nữa đâu…”.
“Anh không hiểu…”
“Em vẫn nhớ nơi này. Bọn con gái chúng em vẫn nhớ nơi này, không bỏ đi đâu được...” - Hình như em không nghe thấy câu thắc mắc của tôi.
“Anh thực sự vẫn không hiểu…”
“Vâng… Anh có tưởng tượng chúng em tắm trần như một bầy thiên nga trắng bơi trên mặt sông miên man hoa gạo đỏ trôi lập lềnh?”
“Thật à?” - tôi không gặng hỏi nữa mà trở lại với câu chuyện của em.
“Vâng!”
“Đẹp nhỉ. Ước gì anh được xem trộm bầy thiên nga bơi trong thảm hoa gạo đỏ ấy. Giá mà có ai chụp hoặc vẽ được cái cảnh lung linh huyền diệu ấy vào toan trắng.”
Tôi nói liên hồi, nồng nhiệt và pha chút tiếng cười trêu chọc. Nhưng, em lại trầm ngâm, giọng buồn bã:
“Em cũng đã vẽ, nhưng mà dở dang… Rồi, chẳng có bức tranh nào đâu, anh ạ. ”
Bối rối và hoài nghi. Cô gái bộ đội. Thím bộ đội bí ẩn đang ở bên tôi. Thím đang dẫn dụ tôi vào cái không gian huyền diệu và những câu nói ẩn dụ chẳng thể nào cắt nghĩa...
Màu xanh của áo ga ba đin và màu đỏ tươi rực rỡ của hoa gạo… Tôi nhắm mắt lại, mường tượng cảnh cây gạo cụt ngọn trầm ngâm soi bóng xuống dòng sông với thảng hoặc là tiếng của bông hoa rơi xuống nước. Và tiếng cười của một bầy con gái trẻ măng…
Tôi chìm đắm vào nguyên sơ núi rừng tinh khôi trong trẻo. Bờ sông vắng teo. Em khẽ khàng cởi bộ quân phục, nhẹ nhàng đặt xuống bờ cỏ xanh mởn. Cát lạo xạo dưới chân em. Bước nhẹ. Gót hồng tiếp gót hồng. Nước dâng ngập bắp chân trần, nước ngập eo thon… Trống ngực tôi đánh thình thịch, người tôi nóng rẫy. Không chịu được những cựa quậy của tế bào, da dẻ thằng trai đang bung nở căng cứng ra, tất cả các mạnh máu đỏ hồng chạy giần giật, tôi mở mắt ra để ôm chầm lấy em…
Ôi! Thật lạ kì. Chẳng có người con gái nào bên tôi. Nắng quái chiếu thẳng vào mặt ran rát. Vậy là tôi vừa thiếp đi được một giấc. Tôi nhìn đồng hồ. Đã vãn chiều. Hóa ra tôi đang ngồi dựa lưng vào gốc cậy gạo cụt ngọn. Trong lòng hồ nghi quá, tôi không tin cả mình nữa. Ngồi một lát cho nhịp thở đều, tôi vùng căng dậy, xốc ba lô bước nhanh trên con đường mòn theo lối tắt về đơn vị với hình ảnh vạt áo khuyết lật phật gió thổi để lộ mảng da eo bụng trắng ngần trở đi trở lại trong đầu.
Tối hôm ấy, ban chỉ huy kho đạn làm bữa cơm thân mật tiếp tôi trong ngày đầu về đơn vị. Anh Bàng - Chủ nhiệm kho bảo:
“Cậu ăn xong rồi nghỉ ngơi sớm. Sáng mai, tôi sẽ đưa cậu đi thị sát toàn khu vực kho. Chỗ nào rừng dễ cháy. Chỗ nào dân hay đi. Chỗ nào có thể mất an toàn cháy nổ nhất… cậu phải ghi nhớ.”
“Vâng! Cứ chỗ nào khó khăn nhất, mọi người sợ hãi nhất thì anh dúi em vào.”
Anh Bàng cùng với mấy anh chỉ huy kho cười khùng khục. Tôi chẳng hiểu họ cười cái gì. Có thể các anh ấy cười vào mũi tôi - cái thằng ngựa non háu đá, mới tốt nghiệp trường sĩ quan về đang hăng máu vịt.
Anh Hoàng – Chính trị viên kho bảo:
“Cậu có biết nhiều nữ công nhân viên mấy chục năm gắn bó với kho, kê kích, đảo đạn, bảo quản… đến nay dầm dề bệnh thoái hóa đốt sống lưng, khớp, bệnh phụ khoa… không?”
“Em cứ nghĩ coi kho thì ăn no, nằm co, ngủ kĩ?”
“Đó… đó. Bao nhiêu người nghĩ như thế. Mai tôi cho cậu vào kho đạn cối ngửi mùi nửa tiếng đồng hồ xem có chịu được không”.
Chỉ một khu vực kho mà cũng bao nhiêu điều lạ lẫm. Nội cái việc tôi nghỉ chân ở gốc cây gạo cổ thụ rồi nằm mơ thấy cô gái mặc áo ga ba đin chỉ đường và kể chuyện tắm sông thì cũng đã đầy hồ nghi bí ẩn rồi. Tôi định kể câu chuyện ấy, nhưng lại kịp thôi. Có những điều bí mật chỉ nên giữ cho riêng mình, kể ra mất cả sự thiêng liêng, huyền bí.
Đêm ấy, tôi đi nằm sớm. Giường gỗ, chiếu cói, mái tôn với trần cót ép thấp tè. Mùi cỏ gianh rừng mới cắt quanh hàng rào và sát nhà kho phòng cháy nổ tỏa mùi ngai ngái khó chịu. Loay hoay một lúc, tôi mới ngủ được, giấc ngủ đầu tiên ở rừng đầy mộng mị. Vẫn là cô gái mặc áo ga ba đin cháy một bên vạt nhìn tôi: “Anh có nhớ em không?”
Chà, cô gái, không nhớ em, anh quay lại đây làm gì? Từ lúc gặp em đến giờ, anh toàn nghĩ đến em thôi. Tối nay anh nhìn lên bầu trời đầy sao. Anh tự chọn cho mình một ngôi sao, rồi chọn cho em một ngôi sao sáng nhất bên cạnh, thật kỳ lạ, ngôi sao anh chọn cho em bao giờ cũng lặn trước, dù anh đã dõi theo nó đến căng cả mắt, mỏi quá, chỉ chớp mắt một cái là ngôi sao em đã lặn ngay, anh thấy tiếc ngẩn ngơ.
Tôi miên man thấy mình và em trở về quê nhà... Tôi được đi phép nửa tháng. Thật vui vẻ, náo nức. Lạ kì, tôi thấy em vẫn đóng bộ quân phục ga ba đin xanh màu cây lá. Mẹ tôi mừng vô kể, mẹ cuống lên chạy rảo ra chợ ở làng mua mớ cua, mấy lạng tôm rảo, nấu món ăn tôi vẫn thích hồi ở nhà. Ngôi nhà vui nhộn hẳn lên, bà con, cô bác, xóm làng ai cũng đến chơi, họ đến thăm người lính trở về, nhưng chủ yếu họ xem mặt cô gái đi cùng tôi. Ai ai cũng nghĩ, làng sắp có đám cưới mà cô dâu chú rể đang ngồi trước mặt họ. Em đỏ mặt vì ngượng, mắt dán vào cái bát sứ uống nước chè xanh, thỉnh thoảng liếc nhìn tôi rồi mỉm cười ý nhị.
Tôi dẫn em ra đồng, em bảo: “Sau này em sẽ vẽ thật nhiều bức tranh về đồng lúa chín quê anh”. Tôi đang hạnh phúc nên tán dương em: “Tranh của em sẽ nổi tiếng như Mùa thu vàng của Levitan”.
Em cười nhè nhẹ rồi hỏi tôi một câu đường đột:
- Anh đã hôn ai bao giờ chưa?
- Chưa?
- Vậy bây giờ anh muốn hôn em không?
- Sao lại không!
Tôi ôm chầm lấy em. Hơi thở em nóng hổi:
- Em chưa hôn ai bao giờ.
- Anh cũng thế. - Tôi thì thầm bên tai em.
Em cũng ôm ghì lấy tôi.
Quấn quýt, bện vào nhau như chão thuyền chài, chúng tôi trao nhau nụ hôn đầu đời. Hai khuôn mặt chạm vào nhau, mắt chúng tôi rất gần. Dường như cả trái đất đang nín thở.
Chúng tôi về đến nhà đã muộn lắm rồi, mẹ tôi tưởng tôi đưa em đến nhà bác ở làng bên chơi, bà cười sung sướng. Lần này thì thằng con trai cứng đầu của bà có dấu hiệu cưới vợ. Người mẹ nông thôn nào mà chả mong con trai yên bề gia thất, suy nghĩ của các cụ là “mày muốn đi đâu thì đi, đẻ cho tao mấy đứa cháu là yên tâm rồi”. Tôi sống lâng châng trong tình yêu đầu đời...
Mẹ tôi cầm đèn chai tiễn hai chúng tôi ra tận “Đầu đê” để trở về đơn vị. Trên dải đất Việt Nam này không biết có bao nhiêu những địa danh nổi tiếng, nhưng cái tên “Đầu đê” có lẽ chỉ mình quê tôi. Đầu đê là nơi tiếp giáp ba con sông Hoàng Long, sông Đáy, sông Vân. “Đầu đê”, chỗ ấy làng đã tiễn tôi lên đường nhập ngũ. Bao nhiêu người đi xa hoặc lúc trở về, cũng tần ngần đặt chiếc ba lô hay vali, túi xách, rồi ngồi xuống chỗ ấy hóng một tí gió của quê hương… Giai điệu bài hát từ con thuyền đánh cá trên sông Đáy ngân lên trong buổi tối trời quay quắt nhớ: “… dịu dàng trong tiếng ru hời… Phút hành quân, mẹ tiễn đưa con, giai điệu nhớ, giai điệu thương, theo suốt con đường…”.
Chúng tôi lên xe. Chỉ khi cái ô tô đỏ quạch đèn chuyển bánh, mẹ mới chịu xách đèn chai lủng lẳng quay lưng đi về.
Tôi sắp trở lại đơn vị, về cái kho đầy súng đạn ở giữa rừng.
Tôi đi một mình giữa phố núi hiu hắt. Giầy cao cổ bước thập thõm. Có một ngôi nhà nhiều cửa sổ, màu sơn đã nhờ nhờ trắng đục với một ô cửa mở cả hai cánh. Tôi bỗng giật mình thảng thốt. Trời! Em… Hình như em! Lấp ló sau tấm rèm xanh nhạt, là đôi mắt em đang chăm chắm nhìn xuống con đường phố núi nhỏ ngoằn ngoèo dốc lên dốc xuống. Tóc em xõa ngang vai, em mặc áo thun trắng, chứ không mặc quân phục xanh ga ba đin. Ngạc nhiên quá! Chẳng biết ngẫu nhiên hay em cố ý đón chờ…
Tôi nghĩ mình lầm, khoác ba lô bỏ đi, thỉnh thoảnh nhìn lên, vẫn thấy cái ô cửa mở có rèm trắng thấp thoáng và người con gái ngồi chăm chú nhìn xuống con đường nhỏ phố núi. Tôi đi qua cánh đồng dứa phủ đầy sương, bỗng thèm cảm giác được đan tay vào bàn tay dài gầy ấm áp của em. Bờ sông… Cây gạo cổ thụ cụt ngọn… Nắng chiều vàng tươi… Một bầy cô gái tắm trần dưới sông, hoa gạo đỏ bập bềnh trên sóng... Có một giá vẽ căng toan trắng với bức vẽ cây gạo đỏ cụt ngọn xa xa là những bức tường gạch đổ nát rêu xanh và dây leo còn dang dở…
Ôi! Đẹp qu...á! Tôi kêu to. Và… giật mình tỉnh giấc. Tiếng kẻng báo thức gõ vào vỏ quả bom đang giục giã một hồi dài.
*
* *
Ăn sáng xong. Anh Bàng đưa tôi xuống trung đội bảo vệ. Toàn lính trẻ. Có hơn hai chục cậu lính mà chia hai bao thuốc lá vẫn còn thiếu.
Anh Bàng lại gọi xe ô tô đưa tôi đi một vòng quanh khu vực kho đạn. Đi đến đâu, anh giao nhiệm vụ đến đó. Trung đội bảo vệ canh gác vòng ngoài, điểm gác thường xuyên là bốn tháp canh bốn góc khu vực kho. Anh dẫn tôi vào các kho nửa chìm nửa nổi. Đạn cối các loại, đạn cao xạ 57 ly cắt tút đồng vàng chóe đóng trong thùng. Mở cửa kho ra, mùi kim khí và mùi khét gỉ đồng, gỉ gang xộc vào mũi hắt hơi liên tục. Cứ tưởng ông chính trị viên kho dọa, lúc này mới thấm cái sự độc hại của đạn dược. Vậy mà lính thợ cứ thay nhau đảo đạn và bảo quản vũ khí trong điều kiện nắng nóng, mưa rét độc hại như thế triền miên năm này qua năm khác. Cái nhọc nhằn, đổ mồ hôi nơi thao trường của cánh học viên sĩ quan chúng tôi xem ra còn lâu mới bằng lính thợ ở kho trong rừng sâu xa vắng này.
Các nữ quân nhân trẻ đang chổng mông cắt cỏ gianh chống cháy quanh khu vực hàng rào, thấy tôi, họ giơ tay chỉ trỏ, rồi cười giòn tan. Hình như họ đang thách đố gì về tôi. Anh Bàng bảo:
“Mấy cô lính nghĩa vụ thấy sĩ quan trẻ mới về đang trêu cậu đấy.”
Tôi cười:
“Đúng là ma cũ bắt nạt ma mới. Anh giao đám tân binh ấy cho em. Em rèn ra bã.”
Anh Bàng cười, bảo:
“Nhân thể, tôi đưa cậu đi xem khu kho cũ ngày xưa. Tiện thể ra luôn phố núi.”
Tôi gật đầu, lặng lẽ đi theo anh. Xe đi hết đường lớn vòng xuống đường bò đi kéo xe. Chúng tôi xuống bước bộ một đoạn, cỏ dày và lau lách ken lối. Sông nước hiện lên trước mặt. Tôi nhận ra mình đang đứng gần chỗ cây gạo cụt ngọn chiều hôm qua. Anh Bàng khoát tay:
“Chỗ bên kia sông là nhà ban chỉ huy kho vũ khí thời chiến tranh. Cái chỗ có những bức tường gạch đổ nát ấy. Cậu có nhìn thấy không. Hoang phế cả rồi. Còn cạnh chúng đang đứng là bến. Thuyền cập vào đây chở đạn đi, chứ dạo ấy làm gì có đường ô tô mà chở. Cậu nhớ lấy, còn quên thì lấy quyển lịch sử kho ra mà đọc”.
“Vâng. Em nhớ rồi”.
“Còn bên này, cậu nhìn kia kìa.”
Tôi nhóng mắt nhìn theo tay anh Bàng chỉ mấy hố sâu rải rác đất đang lấp dần đầy lên đám cỏ mọc xanh um.
“Hố bom Mỹ còn sót lại đó. Xế tay phải một chút là hai cái kho đạn, bị dính bom, nổ mấy giờ đồng hồ mới dứt. Nhà cửa tường bao bay mất tiêu. Cái cây gạo cổ thụ này cũng bị mảnh đạn phạt ngang bay mất ngọn”.
“Vâng.”
“Còn chuyện này cũng phải nhớ: Cái lán dưới gốc cây gạo này này là nhà của tiểu đội nữ bảo quản kho. Toàn con gái mười chín, hai mươi nhé. Đẹp. Trắng nõn. Cô nào cũng mẩy căng. Cánh lái thuyền chở đạn bọn tôi thích mê tơi. Cứ kiếm cớ thuyền ăn hàng là nhào vô lán tán tỉnh. Trận bom hôm ấy, hi sinh hết. Đang đảo đạn và xuất kho thì ra kịp làm sao được. Hàng vạn quả lựu đạn, mìn các loại, rồi cối 82, cối 100, và đạn cao xạ 57 li… thay nhau nổ thì làm sao mà sống được. Tan nát hết. Tanh bành hết. Một cô gái ở nhà văn thư chạy ra kịp thì lửa bén cháy mất một vạt áo…”
“Cháy một vạt áo?”
Tôi hỏi nhanh đến mức anh Bàng ớ người ra vì bị cắt ngang lời. Cái vạt áo khuyết trong mơ lướt nhanh qua đầu tôi.
“Ừ. Nhưng rồi cô ấy cũng...”
“Thế cô ấy chạy đi đâu, anh?”
“Chạy xuống cái thuyền đang ăn hàng, đã bốc được gần đầy đạn rồi.”
“Đang nước sôi lửa cháy như thế lại chạy xuống thuyền đạn.”
“Thế mới có chuyện để mà nói cho hậu thế các cậu. Là cái đám đàn ông chạy tháo thân hết vào rừng ẩn nấp. Còn cô ấy chạy xuống thuyền chở đầy đạn nổ máy lái nó ra khỏi khu vực đang cháy nổ này. Nhưng rất tiếc là, có một quả phóng đúng vào thuyền cô ấy đang bẻ lái. Thế là… cô gái cuối cùng cũng hi sinh. Tan hoang hết. Vậy mà, thật lạ lùng, có một bức tranh vẽ dở dang trên khung toan trắng dưới gốc cây gạo vẫn không hề mảy may cháy, rách…”
Tôi cảm thấy bứt rứt từ lúc anh Bàng kể cô gái bị cháy vạt áo ga ba đin xanh. Tôi linh cảm có một sợi dây vô hình nối quá khứ với hiện tại và tôi như một con người cụ thể trong biển lửa dạo ấy… theo mỗi lời anh Bàng kể.
Tôi rụt rè hỏi:
“Lúc ấy, anh ở đâu?”
“Anh mày nằm ở trong lán nữ bảo quản kho chứ đâu. Lính lái thuyền đạn mà. Tao kiếm cớ thuyền ăn hàng, lên tán các cô ấy, nằm võng một mình hát nghêu ngao “Trường Sơn đông nhớ Trường Sơn tây” thì đúng lúc bom Mỹ dội. Giật nẩy mình ba chân bốn cẳng chạy ra phía bờ sông nấp trong một hố tăng xê dự phòng. Chiến tranh mà, bom đạn tránh người, mạnh ai nấy chạy. Tao nhìn rõ hình ảnh cô gái ấy lái thuyền đạn rẽ sóng chạy ra xa nơi kho cháy nổ… rồi chớp lửa nháng lên…”
Anh Bàng im lặng. Tôi cũng lặng im. Nét mặt anh Bàng lạnh và tối sầm, trông anh già đi đến chục tuổi. Tôi biết anh Bàng không nói ra, nhưng cái hình ảnh chiến tranh ấy cứ dày vò anh mãi.
*
* *
Chúng tôi dừng trước cổng ngôi nhà có nhiều ô cửa sổ. Thì ra là nhà riêng của anh Bàng. Cô gái trẻ vội vã chạy ra mở cánh cổng. Cô nàng mau mắn:
“Con chào bố. Cháu chào chú!”
“Con chào anh thôi. Cậu này còn trẻ, sĩ quan mới ra trường đấy. Con có thể đưa bố và anh thăm phòng tranh của con được không?”
Cô gái gật đầu, đỏ mặt, bẽn lẽn. Cô nhìn trộm tôi, rồi quay đi giấu đôi mắt to rất sáng có đôi lông mày rậm. Tôi chào lại em, và có một chút e dè. Vương vấn trong đầu một ý nghĩ: Cũng gương mặt này, cũng vóc dáng, nước da này, và đôi tay dài dịu dàng với những ngón mảnh mai trắng trẻo… Thay vì cái quần bò áo thun trắng bằng bộ quân phục ga ba đin xanh thì giống hệt người con gái trong giấc mơ của tôi.
Anh Bàng bảo:
“Con bé nhà mình lớn lên theo học mỹ thuật, có lẽ là do một căn duyên nào đó.”
“Anh hay kể câu chuyện bức tranh cho chị nhà nữa chứ”.
“Tất nhiên, con bé nằm trong bụng mẹ đã được, không, đã phải nghe câu chuyện tôi đã kể với cậu ấy.”
Người ta bảo: khi đứa trẻ trong bụng mẹ được nghe âm thanh hay hình ảnh thế nào thì khi được sinh ra, chúng cũng mang vẻ đẹp ấy của âm nhạc và hội họa. Chịu! Chẳng biết thật hay không. Chỉ biết rằng những hình ảnh đẹp nhất trong câu chuyện ố màu rêu phủ anh Bàng kể, và lung linh nhất trong giấc mơ của tôi… đang hiện diện ở đây.
Cô bé đưa tôi lên gác thăm phòng tranh của cô. Ký họa. Thuốc nước. Sơn mài. Sơn dầu… Đủ cả. Hầu hết là họa phẩm chiến tranh quằn quại khói lửa, cánh rừng trụi lá, cao điểm lỗ chỗ hố bom…
Tôi bảo:
“Em như một họa sĩ quân đội thực thụ rồi”
Cô gái
Bức tranh vẽ dở
.VŨ MINH NGUYỆT
Tôi bắt gặp em đứng bên đường mòn, như vừa bước từ gốc cây gạo cổ thụ ra.
Quân phục màu xanh ga ba đin mới còn thơm mùi hồ. Em lên tiếng trước, chào rất khẽ, nghe rõ cả âm sâu trong lồng ngực, cả nhịp thở của em. Tôi mừng quá, hỏi thăm đường tắt về kho đạn - nơi tôi nhận công tác. Em chìa bàn tay gầy, trắng ra chỉ đường. Song chẳng hiểu vì sao thay vì cảm ơn và đi tiếp, tôi lại nắm lấy tay em. Em cứ để nguyên các ngón trắng xanh trong lòng bàn tay tôi chai sần vì cầm xẻng đào công sự, tập ném lựu đạn và xách súng ở thao trường. Bàn tay em dài, dài hơn tay người bình thường. Tôi luống cuống nắm lấy rồi lại thả ra ngay, thả ra rồi lại nắm chặt và tôi vẫn cảm nhận được bàn tay ấy rất dịu dàng. Các cụ bảo: phụ nữ có bàn tay dịu dàng thường đảm đang, nhưng cũng đa đoan đa tình, đời khổ lắm.
Đây là lần đầu tiên tôi nắm tay con gái, lại là người con gái mặc áo ga ba đin xanh màu lá cây có đôi tay dịu dàng, ấm và dài trong rừng rậm vào buổi chiều tà. Rừng cây rộn rã âm thanh, nhưng chẳng nhận ra tiếng gì. Ồn ào, thanh thoát, ầm ì hay róc rách? Không hiểu sao tôi lại ngước nhìn lên thân cây gạo, và nhận ra nó cụt ngọn. Ở ngay gần tầm mắt là bụi vạn niên thanh xanh mướt. Chùm vạn niên thanh ở cửa sổ nhà tôi cũng mơn mởn xanh thế này. Một nỗi nhớ quê nhà cồn cào cứa vào tim.
Hỏi đường, rồi chỉ, và cả hai chúng tôi chìm vào im lặng. Em đang chờ đợi một điều gì ở tôi? Và tôi, tôi cũng đang chờ đợi điều gì? Tôi cũng không biết nữa...
Trước mặt chúng tôi là con đường mòn chạy ngoằn ngoèo trong rừng, có đoạn bám lấy bờ sông. Lâu ngày, ít người đi lại, lá mục từng lớp dày dưới chân, mềm và xốp, hoai hoải mùi hăng và đắng. Lúc ấy, tôi mới có dịp nhìn kỹ em hơn, ngoài đôi mắt sáng và hai bàn tay dịu dàng, là đôi lông mày rậm trên khuôn mặt thật hiền, nhưng vẫn nghiêm nghị.
Cuối cùng em cũng chủ động nói trong hơi thở không đều và nặng:
“Anh biết cắt đường, đi lối tắt, em mới được gặp anh. Anh có nghĩ chúng mình có duyên với nhau không?”
Tôi chưa kịp trả lời, em lại sốt ruột hỏi:
“Về kho đạn nhận công tác rồi, thỉnh thoảng anh sẽ quay lại nơi này chứ?”
Chỉ chờ có vậy, lòng tôi xốn xang, hớn hở, nói một câu ý nhị đầu tiên trong đời giai:
“Tất nhiên anh sẽ quay về để đi lại với em một quãng đường rừng. Anh thích đi vào rừng vắng chứ không chỉ đứng ở đây”.
Hai chúng tôi cùng cười, rồi lại im lặng.
Ngồi xuống gốc cây gạo cổ thụ, chúng tôi cùng nhìn ra con đường mòn và hai bờ sông lạnh, vắng hiu hắt một màu liêu trai. Bên kia sông, những bức tường đổ nát, gạch cháy đen, rêu xanh, dây leo đã mọc. Chắc đây là một cái nhà dã chiến nào đó, bộ đội không dùng nữa, nó đã trở thành hoang phế.
Cây gạo cụt ngọn, mấy cái chồi cứng cáp như thân bé đâm lên trời, mấy cành khác chĩa ngang ra sông, chi chít hoa, đỏ ối một khoảng không. Cá nhảy nhoi nhói trên mặt nước, lũ cá như làm xiếc trước mặt tôi. Tôi bỗng nhớ đến những con cá kẹp vào que tre nướng trên than lửa thơm phưng phức nhểu mỡ chảy lèo xèo xuống than đỏ còn người bán hàng lật lật luôn tay. Chỉ vài phút, chúng trở nên vàng ruộm cùng một mùi thơm tỏa ra trộn vào mùi rượu bắp. Ôi chao, ở cái xứ sở này, sao có những món ăn ngon đến nhớ đời như vậy?
Em nhìn tôi bằng đôi mắt rất sáng, thật là đẹp. Suốt thời đi học, lớp tôi lắm con gái mà chưa ai đẹp như em. Chỉ phải tội, đôi lông mày thỉnh thoảng cau lại, những lúc như vậy, đôi môi của em hồng ánh lên và ướt át. Rừng về chiều vắng lặng hơn buổi sáng. Em ngồi bên tôi, hơi thở ấm áp và thoang thoảng mùi hoa nhài phảng phất tỏa ra từ mái tóc em. Tôi nhặt những bông hoa gạo tách ra từng cánh và rắc tơi bời lên tóc em. Cánh hoa gạo đỏ ối rơi rơi đậu xuống bờ vai con gái tròn trịa.
“Cảm ơn anh. Em thích hoa gạo lắm. Mùa này, lúc nghỉ, bọn em ra sông tắm, vẫn thường nhặt hoa gạo rụng ở mặt nước cài lên mái tóc nhau.”
“Mùa này…, em ra sông tắm?”
“Vâng.”
“Nhà em ở đâu?”
Em trầm ngâm. Đôi mắt buồn vời vợi, xa xăm như đang nhìn tận vào hố sâu quá khứ. Tôi đọc ra nỗi niềm tiếc nuối, đau đớn không nói thành lời trong đôi mắt buồn của em. Cũng lúc ấy, tôi nhận ra các ngón tay em đang vân vê một bên vạt áo lành. Vạt bên kia, mất một góc nham nhở đường viền đen như bị cháy. Gió thổi, lấp loáng một mảng da eo bụng trắng nõn có vài vết than nhỏ nhọ nhem. Thật kì lạ và khó hiểu… Tôi ngước mặt lên, chỉ sợ em bắt gặp đôi mắt tôi nhìn trộm cái vạt áo bị cháy.
Em bảo:
“Tan nát hết rồi. Có còn gì nữa đâu…”.
“Anh không hiểu…”
“Em vẫn nhớ nơi này. Bọn con gái chúng em vẫn nhớ nơi này, không bỏ đi đâu được...” - Hình như em không nghe thấy câu thắc mắc của tôi.
“Anh thực sự vẫn không hiểu…”
“Vâng… Anh có tưởng tượng chúng em tắm trần như một bầy thiên nga trắng bơi trên mặt sông miên man hoa gạo đỏ trôi lập lềnh?”
“Thật à?” - tôi không gặng hỏi nữa mà trở lại với câu chuyện của em.
“Vâng!”
“Đẹp nhỉ. Ước gì anh được xem trộm bầy thiên nga bơi trong thảm hoa gạo đỏ ấy. Giá mà có ai chụp hoặc vẽ được cái cảnh lung linh huyền diệu ấy vào toan trắng.”
Tôi nói liên hồi, nồng nhiệt và pha chút tiếng cười trêu chọc. Nhưng, em lại trầm ngâm, giọng buồn bã:
“Em cũng đã vẽ, nhưng mà dở dang… Rồi, chẳng có bức tranh nào đâu, anh ạ. ”
Bối rối và hoài nghi. Cô gái bộ đội. Thím bộ đội bí ẩn đang ở bên tôi. Thím đang dẫn dụ tôi vào cái không gian huyền diệu và những câu nói ẩn dụ chẳng thể nào cắt nghĩa...
Màu xanh của áo ga ba đin và màu đỏ tươi rực rỡ của hoa gạo… Tôi nhắm mắt lại, mường tượng cảnh cây gạo cụt ngọn trầm ngâm soi bóng xuống dòng sông với thảng hoặc là tiếng của bông hoa rơi xuống nước. Và tiếng cười của một bầy con gái trẻ măng…
Tôi chìm đắm vào nguyên sơ núi rừng tinh khôi trong trẻo. Bờ sông vắng teo. Em khẽ khàng cởi bộ quân phục, nhẹ nhàng đặt xuống bờ cỏ xanh mởn. Cát lạo xạo dưới chân em. Bước nhẹ. Gót hồng tiếp gót hồng. Nước dâng ngập bắp chân trần, nước ngập eo thon… Trống ngực tôi đánh thình thịch, người tôi nóng rẫy. Không chịu được những cựa quậy của tế bào, da dẻ thằng trai đang bung nở căng cứng ra, tất cả các mạnh máu đỏ hồng chạy giần giật, tôi mở mắt ra để ôm chầm lấy em…
Ôi! Thật lạ kì. Chẳng có người con gái nào bên tôi. Nắng quái chiếu thẳng vào mặt ran rát. Vậy là tôi vừa thiếp đi được một giấc. Tôi nhìn đồng hồ. Đã vãn chiều. Hóa ra tôi đang ngồi dựa lưng vào gốc cậy gạo cụt ngọn. Trong lòng hồ nghi quá, tôi không tin cả mình nữa. Ngồi một lát cho nhịp thở đều, tôi vùng căng dậy, xốc ba lô bước nhanh trên con đường mòn theo lối tắt về đơn vị với hình ảnh vạt áo khuyết lật phật gió thổi để lộ mảng da eo bụng trắng ngần trở đi trở lại trong đầu.
Tối hôm ấy, ban chỉ huy kho đạn làm bữa cơm thân mật tiếp tôi trong ngày đầu về đơn vị. Anh Bàng - Chủ nhiệm kho bảo:
“Cậu ăn xong rồi nghỉ ngơi sớm. Sáng mai, tôi sẽ đưa cậu đi thị sát toàn khu vực kho. Chỗ nào rừng dễ cháy. Chỗ nào dân hay đi. Chỗ nào có thể mất an toàn cháy nổ nhất… cậu phải ghi nhớ.”
“Vâng! Cứ chỗ nào khó khăn nhất, mọi người sợ hãi nhất thì anh dúi em vào.”
Anh Bàng cùng với mấy anh chỉ huy kho cười khùng khục. Tôi chẳng hiểu họ cười cái gì. Có thể các anh ấy cười vào mũi tôi - cái thằng ngựa non háu đá, mới tốt nghiệp trường sĩ quan về đang hăng máu vịt.
Anh Hoàng – Chính trị viên kho bảo:
“Cậu có biết nhiều nữ công nhân viên mấy chục năm gắn bó với kho, kê kích, đảo đạn, bảo quản… đến nay dầm dề bệnh thoái hóa đốt sống lưng, khớp, bệnh phụ khoa… không?”
“Em cứ nghĩ coi kho thì ăn no, nằm co, ngủ kĩ?”
“Đó… đó. Bao nhiêu người nghĩ như thế. Mai tôi cho cậu vào kho đạn cối ngửi mùi nửa tiếng đồng hồ xem có chịu được không”.
Chỉ một khu vực kho mà cũng bao nhiêu điều lạ lẫm. Nội cái việc tôi nghỉ chân ở gốc cây gạo cổ thụ rồi nằm mơ thấy cô gái mặc áo ga ba đin chỉ đường và kể chuyện tắm sông thì cũng đã đầy hồ nghi bí ẩn rồi. Tôi định kể câu chuyện ấy, nhưng lại kịp thôi. Có những điều bí mật chỉ nên giữ cho riêng mình, kể ra mất cả sự thiêng liêng, huyền bí.
Đêm ấy, tôi đi nằm sớm. Giường gỗ, chiếu cói, mái tôn với trần cót ép thấp tè. Mùi cỏ gianh rừng mới cắt quanh hàng rào và sát nhà kho phòng cháy nổ tỏa mùi ngai ngái khó chịu. Loay hoay một lúc, tôi mới ngủ được, giấc ngủ đầu tiên ở rừng đầy mộng mị. Vẫn là cô gái mặc áo ga ba đin cháy một bên vạt nhìn tôi: “Anh có nhớ em không?”
Chà, cô gái, không nhớ em, anh quay lại đây làm gì? Từ lúc gặp em đến giờ, anh toàn nghĩ đến em thôi. Tối nay anh nhìn lên bầu trời đầy sao. Anh tự chọn cho mình một ngôi sao, rồi chọn cho em một ngôi sao sáng nhất bên cạnh, thật kỳ lạ, ngôi sao anh chọn cho em bao giờ cũng lặn trước, dù anh đã dõi theo nó đến căng cả mắt, mỏi quá, chỉ chớp mắt một cái là ngôi sao em đã lặn ngay, anh thấy tiếc ngẩn ngơ.
Tôi miên man thấy mình và em trở về quê nhà... Tôi được đi phép nửa tháng. Thật vui vẻ, náo nức. Lạ kì, tôi thấy em vẫn đóng bộ quân phục ga ba đin xanh màu cây lá. Mẹ tôi mừng vô kể, mẹ cuống lên chạy rảo ra chợ ở làng mua mớ cua, mấy lạng tôm rảo, nấu món ăn tôi vẫn thích hồi ở nhà. Ngôi nhà vui nhộn hẳn lên, bà con, cô bác, xóm làng ai cũng đến chơi, họ đến thăm người lính trở về, nhưng chủ yếu họ xem mặt cô gái đi cùng tôi. Ai ai cũng nghĩ, làng sắp có đám cưới mà cô dâu chú rể đang ngồi trước mặt họ. Em đỏ mặt vì ngượng, mắt dán vào cái bát sứ uống nước chè xanh, thỉnh thoảng liếc nhìn tôi rồi mỉm cười ý nhị.
Tôi dẫn em ra đồng, em bảo: “Sau này em sẽ vẽ thật nhiều bức tranh về đồng lúa chín quê anh”. Tôi đang hạnh phúc nên tán dương em: “Tranh của em sẽ nổi tiếng như Mùa thu vàng của Levitan”.
Em cười nhè nhẹ rồi hỏi tôi một câu đường đột:
- Anh đã hôn ai bao giờ chưa?
- Chưa?
- Vậy bây giờ anh muốn hôn em không?
- Sao lại không!
Tôi ôm chầm lấy em. Hơi thở em nóng hổi:
- Em chưa hôn ai bao giờ.
- Anh cũng thế. - Tôi thì thầm bên tai em.
Em cũng ôm ghì lấy tôi.
Quấn quýt, bện vào nhau như chão thuyền chài, chúng tôi trao nhau nụ hôn đầu đời. Hai khuôn mặt chạm vào nhau, mắt chúng tôi rất gần. Dường như cả trái đất đang nín thở.
Chúng tôi về đến nhà đã muộn lắm rồi, mẹ tôi tưởng tôi đưa em đến nhà bác ở làng bên chơi, bà cười sung sướng. Lần này thì thằng con trai cứng đầu của bà có dấu hiệu cưới vợ. Người mẹ nông thôn nào mà chả mong con trai yên bề gia thất, suy nghĩ của các cụ là “mày muốn đi đâu thì đi, đẻ cho tao mấy đứa cháu là yên tâm rồi”. Tôi sống lâng châng trong tình yêu đầu đời...
Mẹ tôi cầm đèn chai tiễn hai chúng tôi ra tận “Đầu đê” để trở về đơn vị. Trên dải đất Việt Nam này không biết có bao nhiêu những địa danh nổi tiếng, nhưng cái tên “Đầu đê” có lẽ chỉ mình quê tôi. Đầu đê là nơi tiếp giáp ba con sông Hoàng Long, sông Đáy, sông Vân. “Đầu đê”, chỗ ấy làng đã tiễn tôi lên đường nhập ngũ. Bao nhiêu người đi xa hoặc lúc trở về, cũng tần ngần đặt chiếc ba lô hay vali, túi xách, rồi ngồi xuống chỗ ấy hóng một tí gió của quê hương… Giai điệu bài hát từ con thuyền đánh cá trên sông Đáy ngân lên trong buổi tối trời quay quắt nhớ: “… dịu dàng trong tiếng ru hời… Phút hành quân, mẹ tiễn đưa con, giai điệu nhớ, giai điệu thương, theo suốt con đường…”.
Chúng tôi lên xe. Chỉ khi cái ô tô đỏ quạch đèn chuyển bánh, mẹ mới chịu xách đèn chai lủng lẳng quay lưng đi về.
Tôi sắp trở lại đơn vị, về cái kho đầy súng đạn ở giữa rừng.
Tôi đi một mình giữa phố núi hiu hắt. Giầy cao cổ bước thập thõm. Có một ngôi nhà nhiều cửa sổ, màu sơn đã nhờ nhờ trắng đục với một ô cửa mở cả hai cánh. Tôi bỗng giật mình thảng thốt. Trời! Em… Hình như em! Lấp ló sau tấm rèm xanh nhạt, là đôi mắt em đang chăm chắm nhìn xuống con đường phố núi nhỏ ngoằn ngoèo dốc lên dốc xuống. Tóc em xõa ngang vai, em mặc áo thun trắng, chứ không mặc quân phục xanh ga ba đin. Ngạc nhiên quá! Chẳng biết ngẫu nhiên hay em cố ý đón chờ…
Tôi nghĩ mình lầm, khoác ba lô bỏ đi, thỉnh thoảnh nhìn lên, vẫn thấy cái ô cửa mở có rèm trắng thấp thoáng và người con gái ngồi chăm chú nhìn xuống con đường nhỏ phố núi. Tôi đi qua cánh đồng dứa phủ đầy sương, bỗng thèm cảm giác được đan tay vào bàn tay dài gầy ấm áp của em. Bờ sông… Cây gạo cổ thụ cụt ngọn… Nắng chiều vàng tươi… Một bầy cô gái tắm trần dưới sông, hoa gạo đỏ bập bềnh trên sóng... Có một giá vẽ căng toan trắng với bức vẽ cây gạo đỏ cụt ngọn xa xa là những bức tường gạch đổ nát rêu xanh và dây leo còn dang dở…
Ôi! Đẹp qu...á! Tôi kêu to. Và… giật mình tỉnh giấc. Tiếng kẻng báo thức gõ vào vỏ quả bom đang giục giã một hồi dài.
*
* *
Ăn sáng xong. Anh Bàng đưa tôi xuống trung đội bảo vệ. Toàn lính trẻ. Có hơn hai chục cậu lính mà chia hai bao thuốc lá vẫn còn thiếu.
Anh Bàng lại gọi xe ô tô đưa tôi đi một vòng quanh khu vực kho đạn. Đi đến đâu, anh giao nhiệm vụ đến đó. Trung đội bảo vệ canh gác vòng ngoài, điểm gác thường xuyên là bốn tháp canh bốn góc khu vực kho. Anh dẫn tôi vào các kho nửa chìm nửa nổi. Đạn cối các loại, đạn cao xạ 57 ly cắt tút đồng vàng chóe đóng trong thùng. Mở cửa kho ra, mùi kim khí và mùi khét gỉ đồng, gỉ gang xộc vào mũi hắt hơi liên tục. Cứ tưởng ông chính trị viên kho dọa, lúc này mới thấm cái sự độc hại của đạn dược. Vậy mà lính thợ cứ thay nhau đảo đạn và bảo quản vũ khí trong điều kiện nắng nóng, mưa rét độc hại như thế triền miên năm này qua năm khác. Cái nhọc nhằn, đổ mồ hôi nơi thao trường của cánh học viên sĩ quan chúng tôi xem ra còn lâu mới bằng lính thợ ở kho trong rừng sâu xa vắng này.
Các nữ quân nhân trẻ đang chổng mông cắt cỏ gianh chống cháy quanh khu vực hàng rào, thấy tôi, họ giơ tay chỉ trỏ, rồi cười giòn tan. Hình như họ đang thách đố gì về tôi. Anh Bàng bảo:
“Mấy cô lính nghĩa vụ thấy sĩ quan trẻ mới về đang trêu cậu đấy.”
Tôi cười:
“Đúng là ma cũ bắt nạt ma mới. Anh giao đám tân binh ấy cho em. Em rèn ra bã.”
Anh Bàng cười, bảo:
“Nhân thể, tôi đưa cậu đi xem khu kho cũ ngày xưa. Tiện thể ra luôn phố núi.”
Tôi gật đầu, lặng lẽ đi theo anh. Xe đi hết đường lớn vòng xuống đường bò đi kéo xe. Chúng tôi xuống bước bộ một đoạn, cỏ dày và lau lách ken lối. Sông nước hiện lên trước mặt. Tôi nhận ra mình đang đứng gần chỗ cây gạo cụt ngọn chiều hôm qua. Anh Bàng khoát tay:
“Chỗ bên kia sông là nhà ban chỉ huy kho vũ khí thời chiến tranh. Cái chỗ có những bức tường gạch đổ nát ấy. Cậu có nhìn thấy không. Hoang phế cả rồi. Còn cạnh chúng đang đứng là bến. Thuyền cập vào đây chở đạn đi, chứ dạo ấy làm gì có đường ô tô mà chở. Cậu nhớ lấy, còn quên thì lấy quyển lịch sử kho ra mà đọc”.
“Vâng. Em nhớ rồi”.
“Còn bên này, cậu nhìn kia kìa.”
Tôi nhóng mắt nhìn theo tay anh Bàng chỉ mấy hố sâu rải rác đất đang lấp dần đầy lên đám cỏ mọc xanh um.
“Hố bom Mỹ còn sót lại đó. Xế tay phải một chút là hai cái kho đạn, bị dính bom, nổ mấy giờ đồng hồ mới dứt. Nhà cửa tường bao bay mất tiêu. Cái cây gạo cổ thụ này cũng bị mảnh đạn phạt ngang bay mất ngọn”.
“Vâng.”
“Còn chuyện này cũng phải nhớ: Cái lán dưới gốc cây gạo này này là nhà của tiểu đội nữ bảo quản kho. Toàn con gái mười chín, hai mươi nhé. Đẹp. Trắng nõn. Cô nào cũng mẩy căng. Cánh lái thuyền chở đạn bọn tôi thích mê tơi. Cứ kiếm cớ thuyền ăn hàng là nhào vô lán tán tỉnh. Trận bom hôm ấy, hi sinh hết. Đang đảo đạn và xuất kho thì ra kịp làm sao được. Hàng vạn quả lựu đạn, mìn các loại, rồi cối 82, cối 100, và đạn cao xạ 57 li… thay nhau nổ thì làm sao mà sống được. Tan nát hết. Tanh bành hết. Một cô gái ở nhà văn thư chạy ra kịp thì lửa bén cháy mất một vạt áo…”
“Cháy một vạt áo?”
Tôi hỏi nhanh đến mức anh Bàng ớ người ra vì bị cắt ngang lời. Cái vạt áo khuyết trong mơ lướt nhanh qua đầu tôi.
“Ừ. Nhưng rồi cô ấy cũng...”
“Thế cô ấy chạy đi đâu, anh?”
“Chạy xuống cái thuyền đang ăn hàng, đã bốc được gần đầy đạn rồi.”
“Đang nước sôi lửa cháy như thế lại chạy xuống thuyền đạn.”
“Thế mới có chuyện để mà nói cho hậu thế các cậu. Là cái đám đàn ông chạy tháo thân hết vào rừng ẩn nấp. Còn cô ấy chạy xuống thuyền chở đầy đạn nổ máy lái nó ra khỏi khu vực đang cháy nổ này. Nhưng rất tiếc là, có một quả phóng đúng vào thuyền cô ấy đang bẻ lái. Thế là… cô gái cuối cùng cũng hi sinh. Tan hoang hết. Vậy mà, thật lạ lùng, có một bức tranh vẽ dở dang trên khung toan trắng dưới gốc cây gạo vẫn không hề mảy may cháy, rách…”
Tôi cảm thấy bứt rứt từ lúc anh Bàng kể cô gái bị cháy vạt áo ga ba đin xanh. Tôi linh cảm có một sợi dây vô hình nối quá khứ với hiện tại và tôi như một con người cụ thể trong biển lửa dạo ấy… theo mỗi lời anh Bàng kể.
Tôi rụt rè hỏi:
“Lúc ấy, anh ở đâu?”
“Anh mày nằm ở trong lán nữ bảo quản kho chứ đâu. Lính lái thuyền đạn mà. Tao kiếm cớ thuyền ăn hàng, lên tán các cô ấy, nằm võng một mình hát nghêu ngao “Trường Sơn đông nhớ Trường Sơn tây” thì đúng lúc bom Mỹ dội. Giật nẩy mình ba chân bốn cẳng chạy ra phía bờ sông nấp trong một hố tăng xê dự phòng. Chiến tranh mà, bom đạn tránh người, mạnh ai nấy chạy. Tao nhìn rõ hình ảnh cô gái ấy lái thuyền đạn rẽ sóng chạy ra xa nơi kho cháy nổ… rồi chớp lửa nháng lên…”
Anh Bàng im lặng. Tôi cũng lặng im. Nét mặt anh Bàng lạnh và tối sầm, trông anh già đi đến chục tuổi. Tôi biết anh Bàng không nói ra, nhưng cái hình ảnh chiến tranh ấy cứ dày vò anh mãi.
*
* *
Chúng tôi dừng trước cổng ngôi nhà có nhiều ô cửa sổ. Thì ra là nhà riêng của anh Bàng. Cô gái trẻ vội vã chạy ra mở cánh cổng. Cô nàng mau mắn:
“Con chào bố. Cháu chào chú!”
“Con chào anh thôi. Cậu này còn trẻ, sĩ quan mới ra trường đấy. Con có thể đưa bố và anh thăm phòng tranh của con được không?”
Cô gái gật đầu, đỏ mặt, bẽn lẽn. Cô nhìn trộm tôi, rồi quay đi giấu đôi mắt to rất sáng có đôi lông mày rậm. Tôi chào lại em, và có một chút e dè. Vương vấn trong đầu một ý nghĩ: Cũng gương mặt này, cũng vóc dáng, nước da này, và đôi tay dài dịu dàng với những ngón mảnh mai trắng trẻo… Thay vì cái quần bò áo thun trắng bằng bộ quân phục ga ba đin xanh thì giống hệt người con gái trong giấc mơ của tôi.
Anh Bàng bảo:
“Con bé nhà mình lớn lên theo học mỹ thuật, có lẽ là do một căn duyên nào đó.”
“Anh hay kể câu chuyện bức tranh cho chị nhà nữa chứ”.
“Tất nhiên, con bé nằm trong bụng mẹ đã được, không, đã phải nghe câu chuyện tôi đã kể với cậu ấy.”
Người ta bảo: khi đứa trẻ trong bụng mẹ được nghe âm thanh hay hình ảnh thế nào thì khi được sinh ra, chúng cũng mang vẻ đẹp ấy của âm nhạc và hội họa. Chịu! Chẳng biết thật hay không. Chỉ biết rằng những hình ảnh đẹp nhất trong câu chuyện ố màu rêu phủ anh Bàng kể, và lung linh nhất trong giấc mơ của tôi… đang hiện diện ở đây.
Cô bé đưa tôi lên gác thăm phòng tranh của cô. Ký họa. Thuốc nước. Sơn mài. Sơn dầu… Đủ cả. Hầu hết là họa phẩm chiến tranh quằn quại khói lửa, cánh rừng trụi lá, cao điểm lỗ chỗ hố bom…
Tôi bảo:
“Em như một họa sĩ quân đội thực thụ rồi”
Cô gái cười tự tin, vẫn một chút e thẹn:
“Cháu. À… qu…ên. Em theo học mỹ thuật là... - Cô gái rụt rè giơ bàn tay có những ngón dài chỉ vào bức họa - là do bức tranh dở dang này, cha em mang về.”
Trời đất ơi! Trước mặt tôi là bức tranh vẽ dở dang hình cây gạo cụt ngọn, có những cành đâm chĩa ra sông, hoa đỏ ối rơi tơi bời xuống mặt sông và mấy cô gái tắm trần; các bức tường đổ nát vẽ chưa hết, cũng chưa vẽ rêu, cỏ xanh, dây leo mọc lên… nước toan đã ố màu thời gian.
Trại viết VNQĐ - Sa Pa, mùa hè 2013
V.M.N
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét