Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

Phim hay : Nháy vào đây - Giấc mơ còn bỏ ngỏ (tập 1)

        Bộ phim do đoàn leo núi Pan xi Păng của Hội văn học nghệ thuật Lào cai thực hiện. Đây là tác phẩm về vấn đề môi trường sinh thái rừng quốc gia Hoàng Liên một tài sản của thiên nhiên ban tăng cho đất nước. Bộ phim tuy chưa phải là những tay máy chuyên nghiệp nhưng đây là tiếng nói của những người con xứ núi. Mong quí vị thông cảm và nó đây. Các bạn nháy vào tiêu đề Giấc mơ còn bỏ ngỏ) Còn phía cuối đây mình đăng toàn bộ lời bình và hình ảnh của bộ phim trên. Chúc các bạn vui vẻ. đây nó đây.
                                          Lời bình cho phim

                             Giấc mơ còn bỏ ngỏ
Tác giả: Công Thế 



       Nói đến Sa Pa du khách không chỉ nghĩ đến mây gió sương mù, một vùng biên ải trập trùng núi non.
Nói đến Sa Pa không chỉ là xứ sở của các loài hoa làm say lòng du khách, nói đến Sa Pa  là nghĩ đến thác bạc Cầu Mây, là nghe tiếng khèn Mông dắt réo trong phiên chợ tình huyền thoại, để rồi trong đêm nghiêng nghả theo anh về nhà làm dâu con nhà người.
        Trong xôn xao trời đất, Sa Pa còn khác biệt, một khác biệt rất tình người nhân sinh, một ngày có những năm mùa, một đặc trưng không đâu có “bốn mùa hoa trái và mùa con trai hát gọi con gái” ca từ mà nhạc sĩ Phùng Chiến đã nhận ra và thốt lên trong“Sa Pa nơi gặp gỡ đất trời”. Khi giai điệu cất lên trầm, bổng khiến người chưa biết đến Sa Pa cứ náo nức trầm trồ bao lữ khách ước ao để một ngày sẽ đến, người đã biết, đã đến Sa Pa rồi thì lại càng thấy yêu hơn mến hơn, cứ say đắm đến ngẩn ngơ như ngấm thứ bùa yêu, thuốc lú.
       Còn một Sa pa huyền thoại và kỳ vĩ, chính cái kỳ vĩ của dãy Hoàng Liên Sơn, khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên mà tâm điểm  là đỉnh Pan Xi Păng cao 3 143 m so với mực nước biển còn được mênh danh là nóc nhà Đông Dương thì không phải ai cũng hiểu và có đủ lòng quyết tâm khám phá chinh phục.
        Nếu như không có cú điện thoại của Nguyễn Kiên Phó giám đốc công ty du lịch Cát Cát nói về hành trình chinh phục Pan Xi Păng thì ước mơ leo Pan trong tôi cũng chưa hình thành. Bởi nó là một cái gì đó quá sức tưởng tượng mà mình chưa nghĩ tới rồi tự hỏi? Sao mình lại không thể chinh phục một chuyến nhỉ? Anh đã tiến hành vận động anh em tham gia và kết nối với các bạn ở Hội leo núi của Diễn đàn xe hơi Việt Nam XV Tp Hồ Chí Minh. Vậy là sự háo hức được khơi dậy, ngọn lửa đam mê đã bùng cháy nó như thứ men kết dính cho lòng quyết tâm. Chúng tôi những người có cùng sở thích ưa khám phá, thích tìm hiểu, thử thách lòng quyết tâm chinh phục đỉnh cao, coi đây là một lần chinh phục chính mình. Tham gia trong nhóm văn sĩ Lào Cai có Nhà văn Đoàn Hữu Nam, Họa sĩ Đỗ Chung, Thạc sĩ văn học, trường sư phạm Nguyễn Sơn, Họa sĩ Hoàn Thiện, Nhạc sĩ Quang Toàn. Với đầy đủ trang thiết bị cần thiết cho cuộc chinh phục khám phá Pan xi Păng coi như đây là một lần thử thách để vượt lên bằng bản lĩnh và ý chí.
            Rời thị trấn Sa Pa thơ mộng trong làn sương mù mịt, chúng tôi qua thác bạc và dừng lại nơi cổng trời mà người ta gọi là trạm tôn. Cái tên Trạm Tôn nghe lạ mà quen đã xuất hiện lâu lăm rồi, từ ngày mà thực dân pháp xây đựng nơi đây đồn bốt trạm đóng quân án ngữ cái đỉnh đèo kỳ vỹ bậc nhất tây bắc này. Ngày nay trạm tôn được vườn quốc gia Hoàng Liên quản lý là điểm dừng chân cho du khách vẵng cảnh ngắm gió xem mây nơi cổng trời và cũng là điểm tập kết để chuẩn bị cho cuộc hành trình của các nhà leo núi ưa mạo hiểm khám phá vẻ đẹp hùng vỹ của nóc nhà Đông dương.
          Kể con người ta cũng lạ.Tình cảm nó cũng có cung bậc khác nhau theo không gian. Ở đô thị tình người khác, nông thôn khác, lúc khó khăn, nơi rừng sâu núi thắm, vắng vẻ nó lại khác. Cái tình cảm là một ý thức tự phát không phải muốn mà được. Đấy như đoàn chúng tôi người bắc người nam chả hề biết nhau, vậy mà chỉ trong ít phút làm quen đã chở lên thân thiết gần gũi vì phía trước họ sẽ là con đường đầy gian khó mà họ là những người bạn đồng hành chinh phục cùng ăn nghỉ với nhau những ngày trên núi   Trường đoàn của hội leo núi XV TP Hồ Chí Minh Nguyễn thành Minh với biệt hiệu bốn số bẩy (7777) sốt sắng nhắc nhở những quy định trên hành trình anh còn cho biết hội leo núi XV đã từng chinh phục nhiều ngọn núi trong khu vực như kinabacu  của Ma lai xi a, núi Semeru của In Đô xi A nơi nhìn ngắm núi lửa đang hoạt động ở Pi líp Pin, đỉnh Phubia của Lào Anh còn cho biết: dù các đỉnh núi mỗi một nơi có các kỳ thú khác nhau nhưng hùng sơn Pan xi păng của Việt Nam vẫn là ngọn núi làm chúng tôi đắm say, quyến rũ và hùng vĩ xinh đẹp nhất. Chính vì lẽ đó nhiều người đã chinh phục Pan đến ba lần. Mỗi lần đi theo một cung đường khác nhau, mỗi lần đi là một lần trải nghiệm mỗi lần thêm sự cuốn hút đến lạ kỳ. Cái cảm giác tự hào hạnh phúc đến rạt rào khi đặt chân lên đỉnh cao nhất đông đương..
          Nhà văn Đoàn Hữu Nam anh xắm trên mình cho cuộc hành trình này bằng bộ đồ răn ri, mũ răn ri, giầy cao cổ nhìn như lính đặc công thời năm 75 vượt sông Sài Gòn đánh cầu Thị Nghè. Chẳng biết anh có đi lính ngày nào không, nhưng có vẻ giống sĩ quan ra phết. Hình như anh là người thứ hai sau Nhà văn Hoàng Thế Sinh là hội viên hội Nhà văn Việt Nam leo Pan Xi Păng.
          Đoàn chúng tôi hành trình trên con đường mòn xuyên rừng già, mỗi người mỗi suy nghĩ nhưng đều mang trong mình một sự thích thú và quyết tâm. Và dường như ai cũng có câu hỏi trong đầu; cái gì đang chờ ta ở phía trước nhỉ? Liệu mình có thể đến đích được không?
           Khu bảo tồn rừng quốc gia Hoàng Liên là một bảo tàng thực vật không lồ càng vào sâu khu rừng càng trở nền kỳ bí, mới lạ và hoang sơ, các tầng lớp thực vật rêu phong cũ kỹ. Cái mới lạ làm cho người ta thích thú, Dưới tán rừng già là bạt ngàn cây thảo quả của đồng bào trồng. Đây là loại cây có giá trị kinh tế cao chỉ sinh trưởng phát triển được ở độ cao trên hai ngàn mét nơi có không khí mát mẻ quanh năm. Người dân ở đây họ biết cách bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá mà thiên nhiên ban tặng.
           Những vạt rừng nguyên sinh rậm rạp là tầng cây hạt trần như cây pơmu, có những cây ba, bốn người ôm không xuể, cao đến 50-60 m, tuổi đời tới vài trăm năm. Pơ mu là cây gỗ quý còn gọi là ngọc am, được mệnh danh mỏ vàng của Lào Cai. Bên cạnh pơ mu, còn nhiều loại gỗ quý hiếm khác như lãnh sam, thiết sam, liễu sam, kim sam, thông đỏ, hoàng đàn toàn những cây có tên trong sách đỏ, Nhiều cây là loài dược liệu quý hiếm… Các cây lá kim ken đầy với cây gỗ nhỏ trụi, thân luôn sũng nước vì càng lên cao, càng hay mưa, có năm cả Phan Xi Pằng mưa suốt một tháng liền. Cũng may đợt chúng tôi đi trời đang nắng hanh rực rỡ, cái năng của mùa xuân sởi ấm núi rừng như hối thúc lòng quyết tâm trên đường chinh phục. Xen lẫn với rừng lá kim, là các loại hoa đỗ quyên, phong lan, hoàng anh rực rỡ. Hầu như bốn mùa, cả Hoàng Liên Sơn đều ngập tràn trong muôn sắc. Còn có bgônha, estcola là những thứ hoa dưới đồng bằng hiếm có. Riêng hoa đỗ quyên có tới bốn chi với hai chục loài khác nhau, đỏ, hồng, tím, trắng . Có nơi đỗ quyên chi chít, rực rỡ cả núi rừng. Hoa rơi rụng tràn mặt đất, hoa tan chảy nhuộm đỏ dòng suối ban mai tạo cho ta có cảm giác như đi vào miền cổ tích, ngỡ ngàng, hư thực. Phong lan giăng mắc trên các nhành cây muôn loài khoe sắc. Ở nước ta có 111 chi phong lan và 643 loài thì riêng Phan Xi Pằng có tới 330 loài, một sự phong phú ưu đãi vô cùng. Trong giữa cái lạnh giá nơi rừng sâu núi thẳm những sắc hoa lung linh rực rỡ như sởi ấm đất trời.
            Chúng tôi dừng lại mãi bên cây hạt dẻ cổ thụ, thân cây to đến ba người ôm không xuể. Trên thân cây vẫn còn vết những bàn chân gấu bám rất mới Theo Pốt Tơ Vàng A Pháo cho biết đây là vết gấu bám trèo lên cây hái qủa ăn trong vụ hạt vừa qua. Nhìn vết chân gấu anh bảo con gấu này cũng phải lớn hơn một tạ. Những vết móng sắc nhọn bấm sâu vào thân cây. Vậy là rừng Hoàng Liên vẫn còn nhiều thú lắm, đây là tín hiệu đáng mừng cho việc bảo vệ  hệ động thực vật sinh thái khu bảo tồn.

          Anh bạn Vàng A Pháo người đã giúp chúng tôi mang vác đồ đạc mà người ta gọi bằng cái từ rất tây là Pốt tơ, anh tâm sự: Chúng em bảo vệ rừng là bảo vệ sự sống. Một câu nói nghe có vẻ rất là lý thuyết, sách vở nhưng nghĩ rất đúng và thực tế. Vì còn rừng, còn núi còn du lịch là còn công ăn việc làm, còn rừng là còn nước trồng cây lúa, cây ngô, là còn chỗ trồng cây thảo quả, là còn thu nhập. Nghề Pôt Tơ tuy có vất vả nặng nhọc nhưng tấm lòng họ thỏa mái vui vẻ, thân tình. Họ kể những câu chuyện về rừng về núi về những điều huyền bí trên đỉnh Pan xi păng, vì họ là những chủ nhân đích thực của xứ sở này. Tôi cứ vân vi mãi về những chàng trai người bản địa. Giá như có sự hỗ trợ nào đó để đào tạo cho họ có một nghề có thu nhập ổn định. Ví như tuyển họ vào lực lượng kiểm lâm bảo vệ rừng hoặc là hướng dẫn viên du lịch thì hay biết mấy. Nhưng những người pôt tơ như thế này thì cũng cần lắm chứ.
           Sau khi dừng chân nghỉ trưa tại điểm 2 200 chúng tôi lại tiếp tục hành trình. Nắng trải vàng, cái nắng trên cao không gắt gỏng mà cứ đãi đàng phóng khoáng. Bỗng hiện ra trước mắt chúng tôi một khoảng trống huơ, trống hoác, cả một thung lũng rộng tới vai trăm hét ta chỉ còn lại lúp xúp những cây cỏ thấp và chơ lại những thân cây to đến vài người ôm đen nhẻm. Người ta gọi là thung lũng chết, Dấu tích của trận cháy rừng năm trước, những thân cây cháy nham nhở chĩa những cành khô khốc lên trời xanh như những bàn tay của rừng kêu cứu. Không biết đến bao giời rừng mới hồi phục được như cũ, một sự thiệt hại mất mát không thể so sánh được bằng tiền. 
          Trời gần về trưa gió thổi càng mạnh, nhiều thành viên trong đoàn đã thấm mệt Anh bạn Đỗ Chung người trông có vẻ to nhất đoàn nhưng lại là người mất sức trước, cứ chừng mươi phút lại nằm lăn ra bên đường dần dần tụt lại cuối cùng. Cũng may được HDV leo núi kỳ cựu Nguyễn Kiên của Công ty Du lịch Cát Cát vừa đi cạnh hỗ trợ vừa động viên. Thế mới biết kinh nghiệm leo núi không đơn giản chỉ có sức khỏe mà đã thành công nó còn đòi hỏi người ta có một tinh thần lòng quyết tâm mà sức sèn luyện bền bỉ trước đó cả tháng. Bằng những kinh nghiệm như hít sâu thở nhẹ, luyện cách giữ hơi, đường bằng thì bước dài, đường dốc thì bước ngắn, khi nghỉ không lên ngồi lâu quá 10phuts và luôn xoa bóp cơ chân để tránh bị chuột rút. Thì ra việc rèn luyện leo núi cũng không thể chủ quan. Ngay cả tâm niệm cũng không được nói lời coi thường ví như: ôi giời dốc này ăn thua gì, tôi có thể đi cả ngày… Đại loại coi thường như thế cũng sẽ có trở ngại trong những đoạn tiếp đường tiếp theo. Đấy là điều kiêng kỵ khi leo Phan mà kinh nghiệm của những anh Pôt Tơ kể lại.
        Dọc đường chúng tôi còn có một người bạn đồng hành rất đặc biệt đó là chú chó Milu của các pôt tơ đi cùng. Cũng lạ chú chó trên trên đỉnh núi này sao mà khôn đến vậy, Lúc thì đi trước lúc lại tụt lại sau cùng, luôn luôn như người bạn đầy trách nhiệm. Khi Đỗ Chung tụt lại bên đường nó đến bên hít hít lên mặt như kiểu động viên, hãy cố lên! rồi lại chạy về phía trước đoàn xủa nhặng xị báo hiệu còn người phía sau. Không biết người ta có huấn luyện cho nó bao lâu mà sao lại có tình cảm như vậy hay trên núi cao mù sương này tự nó phát sinh ra thứ tình cảm thân thiện. Người và vật dựa vào nhau trước cái khắc nhiệt của thiên nhiên. Thật sự Mi Lu là một Pôt Tơ cừ khôi mà chúng tôi từng gặp.
          Càng lên cao không khí càng loãng lượng ô xy trong không khí càng thiếu điều đó cành không phù hợp với những người có tiền sử các bệnh về tim mạch huyết áp. Thạc sĩ văn học Nguyên Sơn là người có căn bệnh huyết áp cao, tác giả Công Thế thì có tiền sử huyết áp thấp chính vì vậy mà Nhà văn Đoàn Hữu Nam cứ sau một tiếng lại lấy đồng hồ đo huyết áp cho hai người, trong tư thế chuẩn bị uống thuốc. Họa sĩ Hoàn Thiện người cao tuổi nhất đoàn là đối tượng yếu nhất nhưng anh lại tỏ ra rất sung, luôn luôn bền bỉ dẻo dai theo kiểu chuyện ngụ ngôn rùa và thỏ. Nhạc sĩ Quang Toàn trẻ tuổi nhất đoàn được giao nhiệm vụ Camera người có nhiều hy vọng về sức khỏe và sự nhanh nhậy.
            Lên độ cao 2400m, gió mây quyện hoà với cây rừng, có lúc xòe tay đã nắm được mây, cảm giác như bay bổng chốn bồng lai. Đến độ cao 2500m, mây mù bỗng tan biến, bầu trời quang đãng trong xanh. Gió thổi càng mạnh làm cho thảm thực vật phái dán mình vào đá. Chúng tôi dọc theo dông núi nơi danh giới giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Con đường nhỏ hẹp dẫn ngược lên trời xanh hai bên vực thắm hun hút. Nhích từng mét một có những đoạn dốc dến 85 độ người ta phải làm sẵn cái thang bằng sắt để cho du khách bám vào đấy mà leo lên. Vách đá treo leo chỉ sơ sảy là có thể rơi xuống vực sâu, ai nấy đều tập chung ý chí và quyết tâm.
          Phủ kín mặt đất là trúc lùn ken kín dầy đặc chúng như muốn tựa vào nhau để chống chọi với gió lạnh. Tuy mệt nhọc nhưng chúng tôi lúc giải lao vẫn luôn có những bàn luận về sinh thái Hoàng Liên nhiều khi gay gắt như : người bảo, tên là trúc lùn người lại bảo, gọi là trúc phất trần, người nói, gọi là trúc là được. Rồi cái lý của ai cũng đúng cả.
             Những bụi trúc thấp khoảng 25-30 cm, cả thân cây trơ trụi, phần ngọn có một chút lá phất phơ, nên loài trúc này gọi là trúc phất trần. Xen kẽ là một số cây thuộc họ cói, họ hoa hồng, họ hoàng liên… Đất xương xẩu trơ đá gốc, gió thổi không ngớt, khí hậu lạnh giá, nhưng những cây hoàng liên vẫn vượt lên miệt mài.
         Theo các nhà khoa học thì cả khu vực tây bắc cách đây khoảng 660 triệu năm trước là vùng biển. Sau 3 kỳ vận động tạo sơn, mãi đến thời kỳ tân kiến tạo cách ngày nay trên 100 triệu năm, Hoàng Liên đột ngột nhô lên thành một dãy trùng điệp. Với chiều dài 280 Km từ Phòng Thổ đến giáp Hoà Bình,. chiều ngang chân núi rộng nhất khoảng 75 km, hẹp là 45 km, gồm ba khối, khối Bạch Mộc Lương Tử, khối Phan Xi Păng và khối Pú Luông. Cả mái nhà đồ sộ này ẩn chứa bao điều kỳ lạ, nhưng kỳ lạ và bí ẩn nhất, chính là đỉnh Phan Xi Păng. Cả khối là một bảo tàng thiên nhiên kỳ vĩ, ẩn chứa cả một thảm thực vật phong phú.
         Chúng tôi dừng chân tại trạm điểm cao 2 800 m trời đã nhuôm vàng trong hoang hôn. Cuộc hành trình một ngày kết thúc Các Pốt Tơ đã chuẩn bị lều trại xong và đang nổi lửa chuẩn bị cho bữa ăn tối. Qua một ngày vật lộn với đèo dốc các thành viên ai nấy đã thấm mệt bởi khí hậu thay đổi đột ngột suốt dông núi là danh giới giữa hai luồng khí áp. Bên Lai Châu khí nóng tràn về, bên Lào Cai khí lạnh của gió mùa tràn qua, sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ cộng với cường độ gió mạnh làm tiêu hao sức lực nếu ai không có sự chuẩn bị chú ý đến áo ấm rất dễ bị cảm lạnh. Cả một đêm chống chọi với gió rét  nhiệt độ bất ngờ tụt xuống dưới 5độ, gió như vũ bão quăng quật chiếc lều bạt cả đêm đã không cho ai ngủ. Sức khỏe các thanh viên xuống sức nhanh chóng.
         Lực bất tòng tâm, do tuổi cao sức yếu ba thành viên trong đoàn có dấu hiệu về sức khỏe, giấc mơ chinh phục nóc nhà Đông Dương đang tắt nguội. Cuối cùng đoàn quyết định xuống núi. Tạm chia tay cùng nhóm XV chúc các bạn tiếp tục hành trình. Chúng tôi đã chiến thắng tại đỉnh cao  2800m đã là một thành tích đáng lắm rồi, tự hào lắm rồi.
        Từ đỉnh cao 2 800 chỉ còn hai tiếng đồng hồ là có thể đặt tay lên chóp nhọn  thiêng liêng 3 143 m. Biết đấy, nhưng đành chịu, đành tiếc, hẹn dịp sau! Trên kia là một khối đá khổng lồ, được kê lên bởi những tảng đá tựa chiếc bàn kia, đỉnh Phan Xi Păng đấy! Tiếng địa phương gọi 'Hua - Si - Pan' nghĩa là phiến đá lớn khổng lồ nằm chênh vênh. Đỉnh Phan Xi Pằng cao ngất, vời vợi giữa trời mây được kết cấu bởi những phiến đá như vây. Nhìn thấy đấy, ngó thấy dấy mà chưa sờ tới được làm sao không tiếc. Tôi buột thốt lên : Một giấc mơ còn bỏ ngỏ.Cuộc hành trình chinh phục Pan, có thể đúc rút lai bằng mấy từ là cực khổ, cực gian nan, cực sướng, cực tự hào và cực hạnh phúc.
        Vẫn đó sừng sững vời vợi cột đá chống trời - Pan Xi Păng đang chinh phục lòng ham mê leo núi của các du khách ưa mạo hiểm. 
                                                            Công Thế ; 10/3/2012


                                                                          




3 nhận xét:

Nặc danh nói...

Quá tuyệt vời

Kiên Sa Pa nói...

Vâng quả là tuyệt vời, nhưng trên cả là tinh thần đồng đội của nhóm hội văn học nghệ thuật Lào Cai trên núi.Hỏi mấy ai trong chúng ta đã có cái kiêu hãnh được có mặt để chiêm ngưỡng vẻ quyến rũ và hùng vĩ của núi rừng Pan Si Pan?Để rồi sức lan toả còn đọng lại ở "Giấc mơ còn bỏ ngỏ".Chắc chắn video này sẽ gieo mầm mơ ước cho nhiều trái tim trên nẻo đường chinh phục - xin cám ơn các anh thật nhiều.

congtheblocg nói...

Ồ chào chú Kiên. Anh viết lời bình là anh nói thật lòng mình thôi còn nó vào ai giống mình thì tốt. Còn có khơi đậy lòng đam mê của ai thì đó cũng là một hiệu ứng tốt vì đẹp như thế xinh như thế, mướt mát miên man như thế sao minh không khoe nhỉ . hi hi chào chú.

Bài đăng phổ biến