Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012

Truyện nhặt

Truyện nhặt
Nguyễn Chính Viễn
Truyện của Nguyễn Chính Viễn

Ở đường Tuệ Tĩnh thành phố Uông Bí có hiệu cắt tóc mang tên Ông Toản
Mọi ông già bà cả thường nhắc con cháu ra hàng ông Toản mà cắt giá vừa rẻ lại cẩn thận. Nhưng tụi trẻ không thích, vì ở đấy thường thường đã có nhiều ông già ngồi chờ. Gọi là hiệu cho nó oai, chứ thực ra chỉ là tấm bạt được móc nối với mái che hàng hiên kéo xuống và được buộc vào hai cột sắt để che nắng che mưa cho khách. Hiệu cắt tóc của ông được bắt đầu vào làm việc lúc 9 giờ, 11 giò rưỡi nghỉ trưa đến 13 giờ rưỡi lại tiếp tục cho đến 16 giò rưỡi, thì nghỉ . Đồ nghề cắt tóc của ông được sắp xếp gọn trong một cái hòm gỗ để lên một xe đẩy có hai bánh xe do ông tự thiết kế và chế tạo,cùng mấy cái ghế nhựa để khách ngồi đợi. Ông còn đem theo
cả chiếc đài bán bán dẫn để nghe tin tức và mấy tờ báo để khách xem. Ăn sáng xong là ông mở cổng đẩy xe ra phố, vừa đi vừa hát bài hát gì đó mà ông ưa thích, thường là bài Anh Trương Chi . Ông vào nghề cắt tóc không phải vì nghèo, mà vì ông thích thế. Ông vốn dĩ là cán bộ phân xưởng đường sắt thuộc mỏ Vàng danh trước đây . Học xong chương trình Trung cấp Đường Sắt là ông được điều về Mỏ Vàng danh để quản lý đoạn đường sắt Vàng Danh – Cảng Điền Công (Uông Bí), làm nhiệm vụ kéo than ra cảng để bán cho khách hàng. Hồi đó cán bộ trung cấp là có giá lắm. Nay cả hai ông bà đều có lương hưu. Ông bà sinh hạ được ba người con : Cậu cả là Kỹ sư Khai thác Mỏ, đang làm việc ở Công Ty Than Vàng Danh. Cậu hai là kỹ sư Vỏ Tầu đang làm việc ở Hải Phòng. Cô con gái út là Thạc sĩ Quản trị Kinh Doanh đang công tác ở Hà Nội. Ngoài việc giành tiền cho con ăn học đến nơi đến chốn ông còn phải chăm nuôi người mẹ già 100 tuổi Ông rất tự hào là ông có người mẹ sống được 100 tuổi như thế, tết vử rồi được Chủ Tịch nước tặng quà.Ông cho rằng nhà có phúc có đức Mẹ ông mới có tuổi thọ như vậy. Ông đã rất bực mình khi vợ ông, đã coi việc sống lâu như thế  là “nghiệp chướng”. Ông đã quắc mắt với bà nói bà là người không có nhân cách! Bà biết là sai vì đã nói những điều  thiếu suy nghĩ nên đã chấp tay xin lỗi mẹ và ông việc này.Các con ông bảo ông “Bố đừng đi làm nghề cắt tóc nữa”, nhưng ông không nghe. Ông nói với các con “không được làm việc tao thấy nó ngứa ngáy chân tay lắm”.Để đảm bảo sức khỏe cho mình, không bao giờ ông bỏ bữa. Phương châm văn hóa ẩm thực của ông là biết ăn đói . Ngồi vào bữa việc đầu tiên là ông ăn rau, ăn vã thức ăn uống chén rượu nhỏ, phải ăn cho được hai lưng cơm . Khách của ông đa phần là người cao tuổi . Người ta đến với ông ngoài việc cắt tóc còn để đàm đạo về thời cuộc , tình hình chiến sự ở  ở đâu đó trên thế giới, tình hình vỡ nợ công của mấy nước Đông Âu. Hết chuyện thế giới đến chuyện trong nước, chuyện  chính trị, chuyện tư tưởng , chuyện đạo đức của người già người trẻ mà báo chí và đài truyền hình đã phát. Cả chuyện tai nạn giao thông ở mọi miền đất nước. Ông đã bô bô nói với khách : “Này Ông Đinh La Thăng lên làm Bộ Trưởng Bộ Giao thông Vận Tải rồi đấy, tay này năng động lắm...” Rồi ông hỏi khách đang ngồi cho ông cắt tóc : “ông có tin tình hình tai nạn có giảm được không”. Hỏi xong ông lại tự trả lời “Khó đấy!, vì cuộc sống bây giờ nó đầy đủ quá, con người lại thích di chuyển, xe máy nhiều, ô tô lắm, đường thì hẹp lại xâu...Ông cũng rất thú vị nói về Bộ Trưởng Bộ Tài Chính Vương Đình Huệ, đã có câu nói ấn tượng “tôi làm vìệc vì 80 triệu người dân...”  Câu chuyện có khi rầm rì cũng có khi nổ ra to tiếng tranh luận vì có những nhận xét đánh giá khác nhau vì cách giải quyết của các cấp lãnh đạo, và người trong cuộc...tuy nhiên chỉ bùng lên chốc lát rồi lại đi vào bầu không khí tâm sự tin cậy. Đôi khi khách hàng của ông còn được mời về nhà ông để thưởng thức tách cà phê Trung nguyên... Mọi người đều khen ông là con người có tâm có tầm trong cuộc sống, khen ông dạy dỗ con cái công thành danh toại. Mọi người đều quý ông cái tinh thẳng thắn cương trực, chính cái tính nóng nảy ruột ngựa của ông nên việc phấn đấu sự nghiệp của ông có nhiều khó khăn, chỉ lên đến bậc cán bộ là bị “đứt chân”, nhiều lần đề nghị cho lên chức phó phòng Vận Tải của doanh nghiệp nhưng không thành.
Người ta còn khen ông có tấm lòng thương người, có những trường hợp người đi xe đi tầu bị móc mất ví, đến xin ông tiền, ông sẵn sàng cho tiền cứu giúp. Có những ông thiếu tiền dùng vào việc chi tiêu gì đấy đến vay, ông sẵn sàng cho vay không tính lãi. Cũng có những lần có vị khách cắt tóc xong, sờ đến ví lại để quên ở nhà, ông liền vui vẻ cười xí xóa  luôn... Mỗi khi để chuyển sang đề tài khác, ông thường chủ động đưa ra kết luận : Cuộc sống phải có cái này cái kia...thế mới là xã hội chứ còn lúc nào cũng phẳng lặng như mặt nước hồ thu thì buồn chết đi được phải không ông? Cũng có hôm có ai đó đề cập đến câu chuyện vị Đại biểu Quốc Hội nọ ở một tỉnh phía Nam, là đã tổ chức một buổi họp mặt hoành tráng ở khu bà ứng cử để bà báo cáo lý lịch trich ngang về mình. Nghe đâu ai đến nghe ra về, đều được bà biếu phong bì nửa triệu bạc để ăn trưa! Ông tấm tắc khen, là Đại Gia là phải thế, cả chủ và khách đều cười hơ hớ và phải công nhận là bà ta có tiềm lực kinh tế mạnh mới có cách ứng xử đáng nể như vậy, việc bàn dân thiên hạ tập trung phiếu cho bà cũng phải nói thế là hết ý phải không ông?. Cũng có  hôm lại kể về các vị quan chức đánh bạc tới con sô 5 tỷ đồng, thật là con số “khủng”. Ông nhận xét : “Cũng may trong cuộc chơi có lúc các bố mất bình tĩnh chủ quan sát phạt nhau quá, thể hiện cay cú không sòng phẳng cho nên mới bị bại lộ “lậy ông tôi ở bụi này” chứ cứ thông đồng bén giọt với nhau thì đố mà biết được là có quan chức đánh bạc “chất ngất” như vậy, nghe đâu vị cán bộ đó lại đang được suy tôn là chiến sĩ thi đua và chuẩn bị được phong chức cao hơn cơ đấy!...Giọng ông trùng hẳn xuống, đã tự rút ra kết luận là cái thời này có nhiều chuyện buồn thật, không mê được : Ông kể một loạt ông già làm trò ma quỷ với con trẻ, nhiều thanh thiếu niên hư đốn làm chuyện đồi bại với cả bà già, nhiều vụ con giết cha, cháu giết bà, người yêu cắt cổ người tình...ôi phức tạp thật. Có vị khách đặt ra câu hỏi vì đâu mà lại ra như thế. Mọi người lại được nghe câu trả lời của chính vị khách nọ : Do con ngươi mà ra hết, công tác giáo dục chính trị mọi chỗ mọi nơi đều bị buông trôi, nhà trường đoàn thể ita quan tâm bảo ban nhắc nhở, gia đình thì chỉ lo làm ăn kinh tế “ăn, ngủ, đụ, ỉa... nên nó thế.  Một hôm tôi không có ý định ra ngồi với ông, nhưng vì ở chỗ tôi muốn đi xuông phố là phải đi qua gần chỗ ông làm, đang đi thì tôi bị ông vẫy lại, mắc dù ông đang có khách : Này lại đây đã. Tôi xua tay có ý nói là xin phép, hôm nay bận đi đằng này một tý. Nhưng ông tỏ ra kiên quyết, buộc lòng tôi phải đi đến với ông, ông nhìn tôi qua chòng kính : Này biết gì chưa, cụ Tổng của chúng ta lấy vợ đấy, bà này cũng là đại biểu Quốc Hội mới chết chứ, thuộc loại phong tình lắm, lấy cụ Tổng là thứ tư đấy, mà lại là người bạn của con cụ Tổng mới buồn chứ, thế là tôi bị cuốn hút vào câu chuyện, mỗi người mỗi ý không tán thành việc làm của cụ, tôi chống chế cho cụ Tổng “con nuôi cha không bà nuôi ông” mà!.Rôi tôi tếu táo : “cũng tại phu nhân của cụ chết sớm quá... nên buộc cụ phải chơi “trống bỏi” chứ sao!”. Câu chuyện cứ miên man, giây cà ra giây muống, người thì bảo chuyện ấy quá là bất ngờ với mọi người phải không, nhưng cũng là chuyện thường tình trong cuộc sống, chẳng sao. Cũng có ông cho rằng đã là con người như mọi người thì chẳng trách cụ làm gì, nhưng đã làm đến cái chức ấy phải biết kiềm chế nín nhịn thì vẫn hay hơn, còn làm như thế cụ đã xóa sạch trơn cái thời oanh liệt của cụ còn gì! Thật chẳng ra làm sao, rồi ông chắt lưỡi ngâm nga “Làm sao cũng chẳng làm sao, dẫu có thế nào cũng chẳng làm chi! Làm chi cũng chẳng làm chi, dẫu có làm gì cũng chẳng làm sao!”... “Ai công hầu ai khanh tướng, gặp trần ai ai dễ biết ai? Gặp thời thế thế thời phải thế!” Một ông lão khoảng 75-76 tuổi sau cái thở dài đến thượt, ông nhìn mọi người rồi đưa ra nhân xét : Tôi thấy, Đảng viên bây giờ không được như đảng viên hồi chông Pháp chống Mỹ, sa sút cả tư tưởng, cả trình độ và cả nhận thức, chi bộ họp hành có ra gì đâu, chỉ nghĩ đến lợi ích nhóm thôi, cả các vị lãnh đạo cũng thế, các ông thấy thế nào? Ông nào cũng thích có “bồ” và giầu sang! Nghe ông nói vậy chẳng có ai tỏ quan điểm gì chỉ cười ruồi với nhau... Người ta nói đúng, muốn nghe thời sự thì ra hiệu cắt tóc của ông Toản mà ngồi. Hôm nay, thì mọi người lại nói đến chuyện mấy ngôi chùa trong vùng vừa khánh thành. Ai cũng có một nhận xét là nhà chùa bây giờ sao mà giầu vậy, chùa nào cũng xây dụng hoành tráng khang trang bề thế” “ chùa nào cũng đúc tượng, đúc chuông . Một ông khách nêu ý kiến thắc măc như thế, và còn nêu thắc mắc của mình là tại sao chùa chiền mới xây dụng xong vẫn cứ sử dụng chữ Trung Quốc để trang trí là sao? Ông nói đến những hàng chữ đắp nổi trước cửa đền của chùa, những hoành phi câu đối...đều dùng chữ “tượng hình” : Chữ Nho - chữ Trung Quốc - ? Một ông nói, tôi đã hỏi một số nhà sư là Thạc Sĩ- Tiến sĩ hẳn hoi và có nói lên suy nghĩ của cá nhân là tại sao lại không dùngViệt Ngữ mà lại dùng chữ Nho? Thì được trả lời đại ý  rằng đây là loại chữ truyền thống của đền chùa trước đây ông cha thường làm nên bây giờ nó quen mất rồi! Cũng có một số nhà sư thì  cho răng đây là chữ của Nhà Phật đâu phải chữ Trung Quốc, dùng cũng không sao. Những ý kiến trên không biết đúng sai thế nào ? Rồi ông nói nhà nước ta đã có nhiều văn bản chỉ thị Nhà hàng, Cửa hiệu phải dùng Việt Ngữ, trường hợp vẫn phải sử dụng ngoại ngữ thì nhất thiết phải viết Việt Ngữ to phía trên còn ngoại ngữ phải viết nhỏ ở phía dưới.Thiết nghĩ đền chùa cũng phải có quy định như thế mới phải! Từ việc sử dụng chữ Trung Quốc, ông còn kể thêm mấy chuyện trái khoáy vừa mới xẩy ra đó là trên báo mạng nọ có nói câu chuyện về việc vẽ bản đồ Nước Việt Nam không vẽ quần đảo Hoàng Sa,Trường Sa vào, làm cờ Trung Quốc để đón tiếp người ta, cờ người ta chỉ có 5 sao mình lại làm 6 sao, nghe đâu việc này Bộ VH-TT phê phán xử lý, đã phạt 25 triều đồng rồi đấy! Tết thì dùng đèn lồng đỏ chói viết chữ Trung quốc để trang trí trên đưòng cái quan để dương oai là giầu có, thật là những việc làm đáng chê trách!....Ông nói : Nước ta đã có nền độc lập vững bền và dài lâu như thế rồi cho nên việc sử dụng Việt Ngữ cho đền chùa mới xây dụng là một việc cần thiết,hợp lý và đúng đạo lý, để sau này con cháu chúng nó biết ông cha nó đã đấu tranh cho nền độc lập tự do cho văn hóa của nước nhà như thế nào chứ? Tại sao lại không cải biên Viêt Ngữ theo khối tròn, hoặc khối vuông, hoặc thư pháp...mà trang trí ? Trong thực tế tôi thấy ở Sài Gòn  có Chùa Xá Lợi trang trí bằng Việt Ngữ cũng rất đẹp đấy thôi. Một hôm, có ông khách  vừa bước chân đến hiệu, ông ta đã đọc hai câu thơ của Tố Hữu : “Chợ giời thật giả đâu chân lý”. Ông bảo “Chợ Giời” mà Tố Hữu nói ở đây  là Chợ Giời Hà Nội. Nhưng theo ông, Tố Hữu muốn đề cập đến cái chợ bao trùm rộng rãi hơn : “Chợ Xã Hội”! Ông đã tỏ ra bực bội để kể về những loại hàng giả, tràn lan hàng giả từ cái rẻ nhất như cám – người ta đã nghiền trấu mùn cưa để trộn vào cám để đem bán cho người dân chăn nuôi lợn gà. Có cám giả, phân giả, rượu giả...Cái đắt nhất như vàng cũng có giả .Cái khăn mặt, rõ ràng nhãn mác ghi 100% là cotton nhưng mua về chỉ dùng ít ngày thì sự thấm nước và sự mềm mại đặc trưng của bông đã hoàn toàn biến mất, khăn trơ ra toàn sợi nhựa, như vậy khăn mặt cũng làm giả, rồi hóa đơn GTGT giả,tiền giả,thuốc chữa bệnh giả, mỹ phẩm của các bà các cô giả, xà phòng giặt giả... Con cua chỉ vài lạng, người ta lấy dây chuối phơi khô, bện to như sợi dây chão để “chói” con cua rồi dội nước thật nhiều cho nước ngấm vào dây buộc làm tăng trọng cho cua, để người mua phải trả tiền oan 2-3 lạng cua giả. Diều con gà thì cũng được nhồi nhét bột nhào nước cho thật căng mọng để tăng cân... Ôi giả dối quá, thất đức quá ...Đó là việc giả ở chợ búa,  còn ở chính trường thi sao : Sĩ quan Quân Đội Giả, Cán bộ Trung Ương giả, Nhà báo giả. Kỹ sư giả, Thạc sĩ giả,Tiến sĩ giả. Trong lĩnh vực báo cáo thành tích thì có : Số liệu giả, lỗ giả, lãi giả, dự án trồng rừng giả (ma) ,Công ty giả (ma ).... Đúng là thật giả lẫn lộn nhiều cái giả trông lại như thật, cái tưởng thật lại hóa giả...Rồi những ngày gần đây lại rộ lên cái chuyện Tiên Lãng ở Hải Phòng .Các ông sôi nổi bàn bạc . Các ông đều tỏ ra bực bội về chuyện cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng, vừa làm sai luật vừa làm sai cả đạo lý như thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận . Các ông bảo lãnh đạo ở đây hành động  như thế là ngu hết cỡ, ai lại dùng quân đội, công an, súng ống để chân áp dân lành cơ chứ.Những thứ này trang bị đê đánh kẻ thù ai lại đem di để dàn áp dân lành. Lãnhđạo ở đây quá ngu! Cũng may mà có vụ Tiên Lãng để các vị mới sáng mắt ra, người ta nói không khéo cả nước có nhiều Tiên Lãng lắm!
Thế là hiệu cắt tóc của Ông Toản đã mặc nhiên trở thành Câu Lạc Bộ , một địa điểm gặp nhau của những ông già khu tôi. Cứ đến hẹn lại lên , ngày nào không đến được hiệu cắt tóc ông Toản là cảm thấy nhơ nhớ.Những hôm ông vắng mặt về quê giỗ chạp hoặc nhức đầu sổ mũi, vắng là mọi người cảm thấy bồn chồn lo lắng. Có một lần có một ông nêu sáng kiến những chuyện mà chúng ta kể cho nhau nghe ở đây, có thể “nhặt nhạnh” tập hợp lại , hư cấu thêm tý chút là thành những câu chuyện hay có thể in thành sách được đây. Ông đề suất : Tất cả những người đến cắt tóc ở đây, có chuyện kể đều làm trích ngang và được ghi vào “Kỷ Yếu” để  làm kỷ niệm. Có ông hỏi tại sao ông lại có ý tưởng quá hay như vậy, ông đã vui vẻ kể là ở Ngã Năm thành phố Uông Bí ta, có một ông chuyên bán vé số, hàng ngày chỉ nghe chuyện của người đến mua vé số kể, đã tập hợp lại mà viết được một tập truyện, in thành sách 200 trang bây giờ đã trở thành nhà văn của thành phố rồi đấy...
NCV

Không có nhận xét nào:

Bài đăng phổ biến