Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2011

Thương nhớ người lãnh đạo kiên trung Võ Chí Công

            Ngày hôm nay 12/9/2011 Ông Võ Chí Công Nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà Nước và nhiều chức vụ lãnh đạo quan trọng khác  người đã về cõi vĩnh hằng, trở về cát bụi đất Việt. Nhân dân cả nước thương tiếc ông. Đặc biệt những người nông dân lấm lem bùn đất thương ông. Ông đã khai phá những thành trì cố hữu để ra cái khoán 100 ngày ấy.  Càng đọc càng hiểu về ông một chiến sĩ kiên cường, một học trò xuất sắc của Bác Hồ. Lại nhớ câu " Quan lớn thời nay được mấy ông" ... Vµ ®©y thấy bài viết của Nhà văn Nguyên Ngọc trên báo Dân Việt đăng lên đây để bạn bè cùng đọc....
                                                                           C.T

12/09/2011 | 14:01

Nhà văn Nguyên Ngọc viết về ông Võ Chí Công

Suốt buổi, ông Võ Chí Công chỉ im lặng lắng nghe. Cuối cùng, ông mới nói, rất chậm rãi: “Các đồng chí, chúng ta là những người cộng sản. Người cộng sản là người luôn biết và dám nhìn thẳng vào sự thật. Đừng có nói “về cơ bản” nữa, đấy là cách nói tránh trớ...”

Đồng chí Võ Chí Công ký sắc lệnh công bố Hiến pháp năm 1992 (tháng 9.1992) Ảnh: tư liệu báo Quảng Nam
Sau tổng tấn công Mậu Thân 1968, địch phản kích điên cuồng trên tất cả các mặt trận, tình hình trở nên hết sức khó khăn, đây thật sự là một trong những thời kỳ đen tối nhất trên chiến trường. Khu 5, dù đã được chuẩn bị tương đối sớm hơn phần nào, vẫn không tránh khỏi những tổn thất lớn, có những sa sút, dao động nghiêm trọng trong các lực lượng, và không chỉ ở những cấp bên dưới. Ông Võ Chí Công, bí thư Khu uỷ kiêm chính uỷ Quân khu triệu tập một cuộc hội nghị cán bộ các cơ quan Quân khu, yêu cầu đánh giá nghiêm túc tình hình bộ đội.
Sáng nay, 12.9, cả nước tiễn đưa nguyên chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công về nơi an nghỉ cuối cùng. Xin trân trọnggiới thiệu bài viết của nhà văn Nguyên Ngọc, người từng có thời gian công tác gần gũi với nguyên chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công tại chiến trường Khu 5, về anh Năm Công, người lãnh đạo có tầm nhìn và tấm lòng rộng lớn, người thầy lặng lẽ mà uyên bác... Bản gốc bài viết đăng trên báo Sài Gòn Tiếp thị.
Tôi nhớ không khí hội nghị nặng nề, và ngay ở các cơ quan Quân khu, mọi người đều trông xơ xác… vì đói. Tranh luận rất gay gắt. Hầu hết chúng tôi đều nói rằng có những hiện tượng nghiêm trọng nhưng “về cơ bản” bộ đội ta vẫn vững vàng, nhất định sẽ vượt qua được khó khăn… Suốt buổi, ông Võ Chí Công chỉ im lặng lắng nghe.
Cuối cùng, ông mới nói, rất chậm rãi: “Các đồng chí, chúng ta là những người cộng sản. Người cộng sản là người luôn biết và dám nhìn thẳng vào sự thật. Đừng có nói “về cơ bản” nữa, đấy là cách nói tránh trớ. Cần nhìn thẳng và nói thẳng: bộ đội của chúng ta đang tan rã cả về tư tưởng và tổ chức. Nhiều đại đội cán bộ không làm sao tập họp được đơn vị, vì không làm sao có được cái ăn cho lính. Đành phải để cho lính từng người lang thang trong rừng tự tìm lấy cái ăn, có anh em đói lả đi, lại sốt rét, treo võng nằm chết khô giữa rừng… Bây giờ, tất cả các cơ quan quân khu, tất cả, làm vườn không nhà trống hết đi. Tất cả đi xuống các đơn vị, tập trung sức củng cố từng đại đội, không nói “về cơ bản” nữa, cũng không làm tràn lan, tập trung củng cố cho kỳ được từng đại đội, hết đại đội này mới làm sang đại đội khác, vực dậy cho kỳ được tình hình… Thôi, giải tán và lên đường ngay!”
Chúng tôi đã làm đúng theo mệnh lệnh của chính uỷ Quân khu. Và đến cuối năm 1971 đầu 1972, tình hình khá hẳn lên, từng tiểu đội, rồi từng trung đội, từng đại đội, từng tiểu đoàn, từng trung đoàn, từng sư đoàn. Khu 5 đã vượt qua thời kỳ đen tối nhất như vậy...
Còn trong lực lượng văn học nghệ thuật của chúng tôi thì sao? Đâu khoảng năm 1970, anh Bùi Minh Quốc, bấy giờ có bút danh là Dương Hương Ly, viết một bài thơ về một người huyện uỷ viên dao động và bỏ đi đầu hàng địch. Hồi đó, tôi nhớ, không chỉ có mỗi một huyện uỷ viên như vậy. Bài thơ đầy dằn vặt đau đớn, có câu:
Theo chỗ tôi nhớ, ông chưa lần nào nói về văn học nghệ thuật, lý luận văn học nghệ thuật to tát càng không. Song ước gì trong cuộc đời cầm bút của mình, chúng ta gặp được một người lãnh đạo có tầm nhìn và tấm lòng rộng lớn, một người thầy lặng lẽ mà xiết bao uyên bác, một người bạn lớn như ông…
Thước đo lòng trung thành
không ngắn hơn cho anh,
cũng không dài hơn cho tôi…
Xôn xao trong dư luận, các anh bên tuyên huấn khu phê phán rất nặng. Chính uỷ Võ Chí Công biết được, ông gọi tôi sang, hỏi tình hình, bấy giờ tôi là người phụ trách lực lượng văn nghệ toàn khu. Ông hỏi: Bây giờ anh chị em đang ở đâu? Tôi báo cáo về người, hầu hết đều đang bám sâu ở các cơ sở. Ông bảo: Nơi nào căng quá thì rút bớt anh em về, phải giữ lực lượng, đừng để tổn thất. Tình hình thế này, đến cán bộ chính trị còn dao động, anh em văn nghệ được như vậy là rất tốt, tốt lắm, giỏi lắm, nói lại cho anh em yên tâm. Anh Quốc viết những câu thơ như vậy là anh ấy đau đớn lắm, dằn vặt lắm, trung thành lắm mới viết được như vậy, sao lại nặng lời với anh em…
Lực lượng văn nghệ Khu 5 chúng tôi đã đứng vững được trong bão táp sau Mậu Thân 1968 như thế đấy, chắc chắn có phần rất lớn vì chúng tôi có được một vị chính uỷ như vậy, rất ít nói về văn nghệ nhưng am hiểu sâu sắc văn nghệ và những người làm văn nghệ mà, tôi biết, ông vẫn lặng lẽ ân cần theo dõi từng người…
Đồng chí Võ Chí Công đến thăm và nói chuyện với đồng bào dân tộc thiểu số xã Phước Trà, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam (năm 1991). Ảnh: tư liệu báo Quảng Nam
Phần tôi, tôi cũng có một kỷ niệm riêng với ông, vào thời căng thẳng ấy. Cuối năm 1970 đầu 1971, tôi xin ông đi xuống Quảng Đà, chiến trường “ruột” của tôi. Phải nói thật, ông giữ tôi cúp cum, đi đâu phải báo cáo với ông. Lần này ông không cho. “Cậu xuống đó bây giờ thì chết mất!”
Quảng Đà là chiến trường trọng điểm của Khu 5, địch tập trung đánh phá cực kỳ ác liệt, chúng cày trắng trên toàn bộ vùng nông thôn, cố tiêu diệt cho kỳ được tổ chức Đảng của ta ở từng cơ sở xóm làng. Các cơ sở đó không còn thì các lực lượng của ta cũng không còn có thể bám đất, đứng chân mà đánh địch được nữa. Tôi biết vùng Điện Bàn vốn quen thuộc và hết sức gắn bó của tôi đang bị đánh phá vào loại ác liệt nhất, tôi xin ông cho tôi về đấy, để ít ra cũng biết được các đồng chí đồng bào thân thiết của tôi đang trụ bám như thế nào… Năn nỉ mãi, cuối cùng một hôm anh Hồ Nghinh, bí thư Quảng Đà, lên họp, ông giao tôi cho anh, bảo: Tôi gởi cậu Ngọc cho anh, về dưới đó với anh, chết là tôi bắt đền đó nghe! Anh Nghinh nói: Tôi chết, thì nó chết!...
…Khi tôi từ Điện Bàn trở về, ông gọi sang, hỏi tình hình. Ông muốn tôi trả lời cho ông câu hỏi: Địch đánh phá tàn bạo đến thế, cày trắng đến từng tấc đất như thế, đồng chí, đồng bào ta trụ bám như thế nào, làm sao trụ bám được, có trụ bám được không? Hồi đó, đấy là câu hỏi sinh tử. Tôi kể với ông tỉ mỉ tất cả những gì tôi đã tận mắt chứng kiến, tất cả những gì tôi đã tự mình trải qua dưới đó, với đồng chí, đồng bào. Nghe xong ông nói: Ừ, vậy thì được! Trụ được! Cám ơn cậu…
Về sau có lần ông bảo: Nghe anh em văn nghệ báo cáo thích hơn là nghe cán bộ chính trị, quân sự. Cụ thể hơn, sống động hơn, biết rõ đời sống thực hơn…
Hồi ấy tôi đã viết xong tập 1 tiểu thuyết Đất Quảng, đang viết tiếp tập 2, gần xong. Nhưng chính chuyến đi Điện Bàn ấy đã cắt đứt sáng tác của tôi. Anh bí thư xã, là nguyên mẫu nhân vật chính trong tiểu thuyết của tôi, đã đầu hàng địch khi bị chúng khui trúng hầm bí mật. Tất cả cảm hứng sáng tác của tôi bỗng chốc tiêu tan. Tôi đốt bản thảo tập 2. Ông Võ Chí Công biết được. Ông bảo tôi, nửa thông cảm, nửa trách móc: Đấy là nhân vật hư cấu chứ, là nhà văn thì phải biết vượt qua được những tình huống như vậy chứ.
Tôi yếu đuối, tôi không vượt qua được. Tôi biết tôi có lỗi với ông, người đã cắn răng cho phép tôi trở xuống chiến trường Điện Bàn năm ấy. Sau này, trong những lần gặp, cả ông và tôi đều không bao giờ nhắc lại chuyện ấy nữa, dù tôi biết ông vẫn nhớ, vẫn tiếc, vẫn trách tôi về cuốn tiểu thuyết dở dang mà tôi hiểu ông giao cho tôi như người chỉ huy giao nhiệm vụ cho một người lính trên chiến trường…
Vâng, trong chiến tranh chống Mỹ ở Khu 5 chúng tôi đã có được một vị chính uỷ, một người lãnh đạo, một người bạn lớn của văn nghệ như thế đấy. Theo chỗ tôi nhớ, ông chưa lần nào nói về văn học nghệ thuật, lý luận văn học nghệ thuật to tát càng không. Song ước gì trong cuộc đời cầm bút của mình, chúng ta gặp được một người lãnh đạo có tầm nhìn và tấm lòng rộng lớn, một người thầy lặng lẽ mà xiết bao uyên bác, một người bạn lớn như ông…
Theo Sài Gòn Tiếp Thị

Không có nhận xét nào:

Bài đăng phổ biến