Trịnh Bảng với lão Ngọ
Công Thế
Tôi nhớ không nhầm lần đầu gặp lão nhà văn này cách đây khoảng bảy tám năm gì đó. Tại một buổi hội thảo chuyên đề về Văn học- Nghệ thuật các dân tộc thiểu số VN ở Sa Pa. Hôm ấy nhà văn họ Đoàn( Đoàn Hữu Nam) chỉ tay giới thiệu với mình; Đây là Trịnh Bảng ở Bảo Thắng, quê gốc Thái Bình viết văn từ khi dái bằng hạt kê.... Và lại chỉ vào tôi, còn thằng này là Công Thế, lính mới, chuyển ở Đăk lak ra, chơi được đấy! Thế rồi chúng tôi làm quen với nhau. Bẵng đi đến mấy năm nay không gặp. Nhiều lần mình có đi qua Bảo Thắng, Phố Lu công tác có lần lưu lại đến mấy ngày những chả hiểu sao ngại chả dám gọi. Song văn của lão mình vẫn thường đọc, bởi vậy mới hay để ý đến nhau.. Mấy tập..truyện ngắn lão tặng mình trong đó mình thích nhất tập viết về đề tài thiếu nhi " Miền quê ấm áp" NXB Kim Đồng và tập truyện ngắn " Còn mãi lời ru" NXB Văn Học. Mình cứ vân vi mãi, lạ cái lão già lọm khọm nay đã bước vào tuổi cổ lai hy rồi sao viết hăng thế mà lại còn viết hay nữa chứ. Chữ nghĩa thì cứ trẻ và hồn nhiên đến lạ, cái kiểu yêu đương trong truyện lão sao lãng mạng cứ như thuật pháp của những cây bút thế hệ 9x. Tôi đồ rằng mỗi lần vào bàn gõ máy hình như lão lại nhập đồng hoặc úm ba la hiện hồn con trẻ hoặc một thiếu nữ mới chớm yêu. Là đoán vậy thôi... Mình có nghe nhiều chuyện về lão. Nhưng có chuyện viết lách của lão nghe cũng hơi lập dị. Lão thường viết vào giờ Dần bởi lão tuổi Ngọ theo thuyết ngũ hàng thuộc tam hợp, và trước khi viết nghe đâu lão còn thắp hương. Có khi cụ tổ hay một quý nhân nào đấy phù hộ nên chuyện nào lão viết cũng thấy được. Đấy là mình nghe nói vậy chứ thực hư chuyện này thế nào thì cũng chưa kiểm chứng. Mấy lần gặp lần nào cũng vội nên chửa hỏi cho biết ngọn ngành, cũng có lần định gợi ý nhưng lại ngại. Nhất định chuyện này hôm nào tây tây sẽ khui ra bằng được.
Hôm vừa rồi gặp lão đang đi đón cháu, nghe đâu đứa cháu ngoại của lão tham gia lớp năng khiếu môn hội họa. Nhìn lão thất thểu ra vào trước cổng trường chờ cháu. Tôi lại gần . Chào Trịnh Tiên Sinh lâu quá không gặp! Chắc lão tiên sinh không nhớ tôi hôm nay gặp đây, mời Tiên Sinh vào quán uống nước tiện nhân xin được bái kiến.. Lão sững người, rồi ồ lên, "cha chả, cha chả.... tốt, tốt rồi, nhớ nhớ chứ!... ". Rồi vỗ đốp cái vào lưng tôi làm tôi như muốn lệch vai. Xong lão lại xoa nhè nhẹ lên vai như kiểu nịnh vợ. "Có thế chứ, có thế chứ hôm nay chúng mình phải ngồi với nhau một trận đấy" .. Lão kể đủ thứ cứ như bấy nay bị tù túng giam hãm chả có người để trò chuyện và gặp được mình coi như có chỗ để xả. Từ chuyện ngày chuyển lên Lào Cai làm anh lái xe cho lâm trường, chuyện tay cán bộ lâm trường hủ hóa với vợ một liệt sĩ bị lão tóm được lão bêu quần lót của hai đứa phu gan dâm phụ lên đầu cây gậy chạy quanh lâm trường lêu lêu. Từ chuyện đó vỡ nở tay giám đốc bị kỷ luật. Sau này thằng cán bộ trù úm trả thù đẩy lão xuống làm bảo vệ, gác rừng, taanjtits giáp đường biên. Từ việc gác rừng rảnh rỗi thời gian lão tức khí và ngồi viết. Mới đầu lão viết nhật ký, lần lần sau hắn viết văn, truyện ngắn, bút ký, làm thơ, càng viết càng hăng, càng hay. Có mấy cái nghe đâu đăng cả trên văn nghệ già. Mấy năm sau vào họi VH-NT Lào Cai. Giải thưởng văn nghệ hàng năm lão ẵm đều.
Từ lúc gặp nhau, tôi tự nhiên vào vai cái máy thu âm ngồi ngây ra nghe..Tháng ba vừa rồi lão lão vinh dự được nhận bằng khen Chính phủ, về thành tích sáng tác Văn học Nghệ thuật. Hôm ấy nghe đâu lão khao một bữa ra trò ... Đang chuyện vui bỗng nhiên lão im lặng hồi lâu, mắt nhìn xa xăm rồi buông một câu nghe nhồn nhột " Nhân vô thâp thập toàn ông ạ"....Tôi đoán lão đang có nhiều tâm sự muốn giãi bầy nhưng vì thời gian đành lánh để dịp khác.
Lão NgọTôi chuyển đề tài để thay đổi không khí và khoe có cái bờ lóc bờ leo. Lão mừng như reo lên và khoe "ngày nào lão không vào được vài tiếng trên mạng thì ăn cơm không ngon". Gãi đúng chỗ ngứa. Thề là lão ghi địa chỉ blocg của tôi vào cuốn sổ và nói tớ sẽ gởi bài cho blocss của chú luôn. Và hôm nay mở hộp thư có cái truyện ngắn này. Nó đây mời quý vị cùng thưởng thức truyện ngắn Lão Ngọ của Trịnh Bảng.
Truyện ngắn của Trịnh Bảng
Lại thằng Thắng, đứa con riêng.
Nó đấy! Mắt nó gườm gườm. Nó thét vào mặt lão:
-Không
làm được thì ông thuê. Vợ con tôi đang chết đói kia kìa, tôi còn phải làm nuôi
nó.
A, thằng này láo thật! Nó dám báo hiếu bố như
vậy đấy. Biết trước có cơ sự này, lão đã cho nó chết theo con mẹ nó rồi. Chả
là, vợ lão bị bệnh hậu sản chết khi nó được ba tháng, . Lão phải bán cả cơ
nghiệp để ma chay cho vợ và nuôi con. Đến nỗi lão Ngọ phải bỏ quê cha đất tổ để
lên cái đồng rừng này sinh sống. Tiền lo cưới vợ cho nó tháng trước, biết bao
giờ mới trả xong. Không chừng phải bán cái nhà này rồi ra rừng mà ở. Vậy mà nó
không thương lão. Có hơn sào ruộng sản,
lão đã thuê người cày bừa, mạ đã xếp sẵn đầu bờ, thế mà nó vẫn không cho vợ
sang cấy giúp. Bị bệnh tê thấp, không
lội bùn được nên lão mới nhờ. Và nếu mụ vợ kế không bỏ ra ở riêng, lão cũng chẳng phải phiền hà. Đằng
này... Lão Ngọ cầm cây gậy chẩn nhằm thẳng đầu thằng con, phang một nhát thật
mạnh. Nó né vội sang bên. Cây gậy nện xuống nền đất khô, gẫy thành hai đoạn,
như một lưỡi dao văng vào đầu, tóe máu.
Thằng
con xông tới đạp vào bụng bố, lão hự lên
một tiếng, rồi ngã dúi dụi xuống ruộng, bùn đất dính đầy mồm miệng. Nó lại bồi
thêm cho lão quả đấm rất hiểm, miếng võ nó học được từ cánh lính K500 trên sư đoàn. Máu từ mồm
lão chảy ra tanh lợm.
-
Cho lão già chết mất xác! Thằng con chửi một câu rất
tục rồi bỏ đi, mặc lão nằm gục bên bờ
ruộng. Mụ vợ kế từ túp lều ngoài ngã ba đường tất tả chạy về xỉa xói:
- Cứ đội nó nữa lên! Đáng đời
chưa nào! Đây nói cho mà biết, rời gấu váy con này ra chỉ có đứng đường.
Thế
này thì nhục quá, nhục không thể chịu nỏi! Khốn nỗi lúc này lão Ngọ không thể
giơ nắm đấm ra được, đành lê cái thân hình tàn tạ, thâm tím và dính đầy bùn đất
về nhà. Lão nằm vật ra tấm phản ẩm mốc, hôi xì. Một tay bám vào cột, lão
kễnh chân, tay kia với cầm chai rượi đặt
trên ban thờ. Lão dôc ngược đít chai, rượi chảy ồng ộc vào mồm.
-
Con Ngọc đâu, lấy cho bố bình rượi tắc kè. Mau lên con,
mau lên! Im lặng. Chỉ có tiếng mọt gặm gỗ sồn sột. Ừ, con Ngọc( Con với người
vợ kế) không có nhà, nó bỏ đi đã mấy tháng nay. Nghe đồn nó sang Trung Quốc và
lấy chồng bên đó. Mấy bà buôn ba ba, tắc kè ngoài Phố Lu có gặp nó và kể với
lão như vậy.
Lão thương con
Ngọc, cả nhà này chỉ có con Ngọc thương lão, thấu hiểu sự sa sút của gia đình.
Nó nói: Bố dừng buồn khố nữa, con sẽ tìm cách
làm ra tiền, xây dựng lại gia đình ta như trước đây. Từ khi mụ vợ kế
tằng tịu với tay hoạn lợn, con Ngọc là niềm an ủi của lão. Thế mà bây giờ nó
cũng bỏ lão mà đi biệt xứ. Sao con nỡ cư xử như vậy? Con đi kiếm tiền ư? . Hay
con giận về đường chồng con? Bố vẫn bảo, trên đời này thiếu gì đàn ông, cần
đếch gì loại Sở Khanh ấy. Nhưng nó có nghe lão đâu, khóc suốt ngày đêm. Con bé
béo tốt là thế bỗng gầy rạc đi, vàng
bủng ra. Nó oán trách lão. Ừ trong việc này lão có sơ suất. Không phải. Laõ bị
lừa.Thằng cha trung úy kia nhờ người mối lái. Lão tin, lão thuyết phục con gái
ưng thuận. Thương cảnh lính tráng, lão chỉ
lấy một tút Đống Đa và hai cân chè búp, gọi là có chut lễ vật bên nhà
trai. Khoản “ mặn” lão bao cả. Giấy gới thiệu con Ngọc đi đăng ký lão đã lên ủy
ban xã xin rồi, chỉ cần con rể về quê đón bố mẹ đẻ lên là mọi việc đâu vào đấy.
Nhưng...
Lão Ngọ không
không biết vỗ về an ủi con gái thế nào cho phải. Cái số con Ngọc là vậy, ông
thầy lấy lá số tử vi đã gọi hồi con Ngọc còn nhỏ. Tuổi nó đứng đầu chữ Nhâm,
đường chồng con lận đận lắm!
Lão Ngọ mò mẫn
vào góc nhà. Tối quá. Tối như hũ nút vậy. Hũ
rươụ đây rồi! Cần quái gì cốc chén. Lão dôc ngược đít hũ. Rượi tràn ra
mép, chảy xuống cổ. Rượu chui vào dạ dày vẫn còn thấy mùi thơm. “ Uống rượi Bắc
Hà làm ma nước Nhật”. Chả biết làm ma nước Nhật có sướng không, chứ cái anh Bắc
Hà này thì uýt ki uýt kiếc cũng phải gọi bằng cụ.
Hũ rượi không
còn một giọt, lão thè lưỡi liêm liếm vào
miệng hũ cho đỡ thèm nhưng cơn khát rượu càng cào cấu ruột gan. Lão thọc tay vào đáy hũ lôi ra những con tắc kè khô xác rồi đưa vào
mồn và nhai rau ráu, nhìn chết khiếp!
Ánh nắng xiên
khoai, qua tấm phên nứa, chiếu vào chiếc phản nằm, nóng như lò nung. Trong cơn
mê ngủ, chân lão đá phải cây cột nhà lúc này vẫn còn thấy đau nhức. Vẫn tiếng
mọt gặm gỗ kèn kẹt. Khát cháy cổ. Lão Ngọ vồ lấy bình nước nguội tu ừng ực. Cơn
khát dịu hẳn, lão tỉnh dần. Sự việc chiều qua
trở lại trong giấc ngủ khiến lão toát mồ hôi hột. Lão nâng vạt áo hôi
hám dính đầy bùn đất lau mặt. Bốn bề im lặng. Mùi khét từ chiếc lều cháy bay về
cùng mùi ẩm mốc của căn nhà khiến lão buồn nôn.
Rít xong mồi
thuốc lào, lão bước ra cửa. Con cún ( Con Chi Pâu) từ xó bếp chạy lại rên ư ử,
thè lưỡi liếm vào bàn chân thô nhám của lão Ngọ, khiến lão tỉnh táo hoàn toàn.
Như vậy lão đã ngủ từ chiều qua đến giờ sau khi châm lửa đốt chiếc lều của mụ
vợ kế, bởi con mẹ lăng loàn ấy nhục mạ lão. Chỉ khổ con Chi Pâu. Lão ngọ vuốt ve con chó, nó vẫy
đuôi, cái mõm xồm xoàm lông lá rung rung, ý như muốn nói với chủ rằng, tôi đói
lắm rồi, ông cho tôi ăn đi.
Lão Ngọ ôm con
chó vào lòng, đi đến bên chạn bát, cơm nguội chỉ còn vài hạt. Từ ngày con Ngọc
bỏ nhà đi và mụ vợ kế dọn ra ở ngoài ngã
ba, lão chỉ còn con Chi Pâu làm bạn. Lão
âu yếm vuốt ve trò chuyện với con chó, coi nó như người bạn thân . Loại Bắc Hà mõm gấu này khôn
đáo để. Cứ nhìn ánh mắt hau háu, bộ ria rung rung, đủ biết nó quí lão biết
chừng nào. Trong cái nhà này chỉ con Chi Pâu yêu thương lão, ở với lão.
Cách đây bốn
năm, khi lão còn phụ trách cửa hàng ăn uống của hợp tác xã, lão được nhiều
người nể nang. Từ ông đội trưởng sán xuất đến ông bí thư, gặp lão đâu là tay
bắt mặt mừng, chào hỏi xới lởi thân tình. Mỗi lần đi công cán đều rẽ quầy ăn uống, lão đối xử
lịch sự lắm; từ bát phở đến chén rượu( chưa nói chi đến bữa tiệc đặt), lão chỉ
thanh toán gọi là. Nhưng lão chẳng được họ thanh toán đến đầu đến đũa. Riêng
các khoản nợ cắm từ năm nọ sang năm kia, đã âm vào vốn đến tiền triệu. Tiền vay
ngân hàng cả lãi mẹ đẻ lãi con ít có khả năng thanh toán. Nhân viên xin nghỉ
hết. Lão phải huy động cả vợ con bỏ hắn công việc ruộng nương ra làm ở cửa hàng
ăn, hy vọng đòi hết nợ nần. Nhưng sự đời vần thường vậy, khi vận đen , càng
gỡ càng rối. Lão gặp các vị chức sắc địa
phương, tế nhị xin thanh toán, nhưng đều được đáp lại một câu gần như giống
nhau, đai loại, tôi đã chết đâu mà ông lo. Những vị thôi hẳn việc công về đuổi
gà cho vợ, gặp lão đều tránh mặt. Có đòi họ cũng chỉ đáp gọn lỏn: tôi đã bàn
giao cho khóa đương nhiệm, ông lên đấy mà hỏi. Cực chẳng đã, lão Ngọ làm đơn
lên xã yêu cầu thanh toán khoản nợ chi cho bữa cơm chiêu đãi đoàn chống tiêu
cực của huyện về làm việc tại xã.
Không đầy mười
ngày lão nhận được lệnh của ủy ban xã , tạm thời đóng cửa cửa hàng ăn, yêu cầu
lão phải quyết toán toàn bộ sổ sách trong ba năm. . Của nả trong nhà lão phải
bán đi trả nợ ngân hàng để khỏi bị truy tố.Lão Ngọ phá sản từ đó.
Kể ra lão Ngọ
không biết xót của, không nhớ các khoản nợ mà các vị còn thiếu trong mấy năm
thì chắc lão vẫn còn phụ trách cửa hàng chứ chưa phải chuyển cương vị này cho
cháu ông chủ tịch.
... Con Chi Pâu dụi dụi cái mõm lồm xồm vào chân chủ biểu lộ thái độ trung thành. Lão
vuốt lưng con chó âu yếm:
- Vẫn còn đói
hử? Tao nấu cơm cho cho mày ăn nhé, nhịn từ chiều qua đến giờ còn gì.
Lão Ngọ vừa cởi xích, con chó đã chạy biến ra ngoài
Lão bùi ngùi nhìn theo con vật rồi cất tiếng thở dài. Vét mãi mới được lưng bò
gạo hẩm lẫn đầy cứt gián, lão vo gạo nấu
cơm. Đến lúc này lão mới thấy đói.
Nồi cơm đang
sôi lăm tăm bỗng lão thấy con Chi Pâu kêu ăng ẳng rồi đột ngột câm bặt. Có sự
rồi! Lão chạy ra vườn, dớn dác nhìn quanh. Có vật gì rơi bịch sau lưng. Quay
lại, lão thấy con Chi Pâu mắt trợn ngược,
ruột gan phòi ra, máu chảy ròng ròng. Nó bị chết chém!
- Ông nuôi chó thì rước nó lên
ban thờ. Đây không phải đứa suốt ngày đi
hót cứt chó cho nhà ông đâu nhá.
Khốn nạn thế
là cùng! Thằng cháu gọi ông bằng chú đang đào mồ cuốc mả nhà ông mà chửi.. Nó
thù vì lão không cho nó mở nhờ lối đi qua vườn . Mấy năm nay lão không nuôi nổi
con gà con chó nào. Con Chi Pâu này lão phải xích mấy tháng nay, cứ mỗi lần cho
nó đi ỉa đi đái là lão phải canh phải giữ. Hôm nay chỉ một phút vô tâm , con chó liền bị chém chết.
Lão Ngọ xót
lắm! Máu hận bốc lên. Lão réo tên ông bà ông vải, tam đại tứ đại thằng cháu mà
chửi. Thằng cháu chẳng phải đứa vừa. Nó phốc qua hàng rào, vít đầu ông chú
xuống đất lên giọng mất dạy:
- Ông còn chửi
nữa, tôi nhét cứt chó vào mồm đấy!
Lão Ngọ co
chân đạp vào bộ hạ thằng cháu. Nó né sang bên tránh được. Bị mất đà, lão Ngọ
ngã sấp mặt xuống đất, đầu đập vào gốc
mít, mắt nổ đom đóm. Thằng cháu dận chân lên cổ lão, làm lão nghẹt thở .Nó bốc
cả bãi cứt chó nhét vào mồm lão, hằm hằm bỏ vào nhà.
Hai hôm sau
lão Ngọ vẫn nằm liệt giường, xương cốt như muốn rời ra, cổ ngoẹo sang bên, đau
nhức. Mùi phân chó tưởng như vẫn còn đọng trong miệng, càng làm lão lợm giọng,
khạc nhổ liên tục. Lão hận bầm gan tím ruột.
Lão Ngọ uể oải
lôi lọ gấu tầu cất dưới gầm giường, rót ra một chén nhỏ, thấm vào núm bông, cẩn
thận chấm lên những vết thâm tím. Rượi gấu tầu rát bỏng, xót không
chịu được. Không chửi bới nữa, lão tìm cách trả thù. Đốt nhà nó ư? Chẳng dại, kiểu ấy ắt dẫn lão vào tù. Bỏ
thuốc độc vào máng lợn? Cũng không ổn. Nó bắt được lại vu cho tội ăn trộm lợn
thì biết kêu ai. Chỉ còn cách là...ăn vạ. Thời buổi này nếu biết cách làm anh
Chí Phèo, nhiều kẻ cũng sạt nghiệp! Lão nhờ người viết đơn trả lại ruộng cho
hợp tác xã, viện lý lão bị đánh phải nằm liệt giường không cày cấy được. Như
vậy lão không phải nộp sản và cũng chẳng phải lo nghĩ gì. Lập thu rồi, người ta
đã làm cỏ lúa đợt hai, riêng ruộng nhà lão còn bỏ không đó, dù có cắm cây mạ
xuống, phân gio mửa mật, chắc gì đã được ăn. Lão Ngọ khoái với cách lập luận
của mình. Cao thủ đấy, có kém gì mưu lược ông Gia Cát!
Trong đơn gửi lên xã, lão nhấn mạnh đến hành động giã
man của người cháu, làm nhục và đánh lão nằm liệt giường, coi con người không
bằng con vật. Đích thân lão lên gặp ông chủ tịch. Lão vừa trình bày vừa
khóc lóc nghe đến thảm hại. Chứng
cớ còn rành rành ra đó, những vết thâm tím đầy người, áo quần còn đầy bùn đất
và phân chó. Người ta đưa lão sang trạm xá khám xét qua loa rồi giới thiệu lão ra bệnh viện huyện giám
định vết thương. Cả đêm ấy lão Ngọ trằn trọc không ngủ, tìm mọi cách giành phần
thắng trong vụ kiện tụng này. Vẫn biết làm như vậy là cất lúa rụng thóc, là tốn
kém, chỉ tổ nuôi béo bọn đục nước béo cò, thời nào chẳng vậy. Nhưng khốn nỗi lão nghèo quá, của nả trong nhà
chẳng còn gì, ngoài mấy sào mía. Thôi đành phaỉ bán mía non, chỉ còn cách ấy
mới có tiền. Có tiền mua tiên cũng được . Mấy năm làm ở cửa hàng ăn uống đã dạy khôn lão như
vậy.
Lão Ngọ ra bệnh viện từ mờ sáng,
tay xách theo cặp gà mái tơ và yến gạo nếp, gọi là cây nhà lá vườn làm quà
cho vợ giám đốc.
Mọi thủ tục
sau đó rất trôi chảy. Người ta đưa cho lão một tấm phim chụp tim phổi gan ruột,
lão chẳng hiểu đầu cua tai nheo gì, chỉ thấy đen ngòm cùng tờ phiếu giám định có kết luận của bác
sĩ: “ sức khỏe giảm 15%”.
Có bảo bối
trong tay lão đâm đơn kiện thằng cháu.
Một tuần sau,
việc điều tra được tiến hành. Một buổi đã gần 12 giờ trưa, lão Ngo được tiếp
hai anh công an tại nhà . Hai anh đến hỏi thêm lão một vài tình tiết để bổ xung
cho hồ sơ. Lão Ngọ nói trơn tru như cháo chảy những điều mà lão đã viết trong
đơn. Đợi lão nói xong, một anh công an nói:
- Việc đánh
và cố ý đánh người gây thương đã vi phạm
điều ...khoản ... thuộc chương.. trong Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa Xã
hôị chủ nghĩa Việt Nam . Chúng tôi sé nghiêm trị.
- Trăm sự nhờ
hai quí anh. Em xin đền đáp... lão Ngọ xoa xoa hai bàn tay, lí nhí nói.
-Ơn huệ gì,
nhiệm vụ của chúng tôi mà. Hai anh công an bàn bạc gì với nhau rồi ghi thêm vào tập hồ sơ những
điều cần bổ sung. Lão Ngọ đã nhót xuống bếp từ lúc nào. Một mùi thơm dễ chịu
bay ra từ căn bếp lụp xụp, dột nát.
Khi hai anh
công an vừa hạ bút, cho các giấy tờ vào
chiếc cặp da đen bóng thì lão Ngọ đã đặt mâm cơm thịnh soạn lên bàn. ( Quả thật
lão có tài nấu nướng đứng chủ cửa hàng ăn cũng xứng đáng lắm!). Lão lế phép
nói:
- Chả mấy khi
hai anh đến nhà, gặp bữa, mời hai anh dùng tạm lưng bát cơm rau...
Hai anh công
an chưa kịp xử sự thế nào trước một tình huông bất ngờ này thì laõ Ngọ đã nhanh
tay bật nắp lon bia, ga trào ra thơm mát.
Trước thái độ
qua ư nhiệt thành của chủ, hai anh không nỡ khước từ. Lão xin phép được xuống
bếp dùng cơm với con dâu.
Bóng chiều đã
ngả, hai anh công an mới tỉnh giấc. Loại bia ngoại làm tinh thần hai anh càng
thêm phấn chấn . Họ niềm nở từ giã lão
Ngọ để sang nhà người cháu , tiếp tục
công việc điều tra.
Mặt trời khuất
núi, tiếng cười nói từ nhà bên càng rộ lên. Những câu chúc tụng đập vào tai lão
:
-Mời xếp, trăm
phần trăm đi cho( tiếng người cháu)
- Xin mời, xin
mời! ( Tiếng hai anh công an)
Những lon bia
rỗng lăn trên nền xi măng, phát ra những âm thanh khô khốc, qua hàng dậu dâm
bụt, như những muĩ khoan xoáy vào tai lão Ngọ, khiến lão thở dài thườn thượt
không vui. Sau đó lão liên tiếp được mời
lên trạm công an để bổ xung cho lời khai lần trước. Thường các anh làm việc với
lão tại quán thịt chó cho tiện. Mỗi lần như vậy, lão mất đứt dăm ba chục nghìn.
Rồi một hôm,
lão nhận được giấy báo lên trạm công an để xử về vụ xô xát. Lão biết, hôm nay
lão được nhận số tiền đền bù thương tích. Phiên xử cũng không có gì làm lão
ngạc nhiên vì những lời khai lão đã thuộc lòng, bây giờ được anh công an đọc
lại, nhưng nó nghiêm trang và trịnh trọng hơn nhiều.
- Vì đánh
người gay thương tích, anh Nguyễn Văn Xường (Tên người cháu)phải bồi thường cho
ông Nguyễn Văn Ngọ 50.000đồng. Ông Ngọ uống rượu gây chửi bới dẫn đến xô xát,
bị phạt vi cảnh 15.000đòng... Hai bên có thắc mắc, khiếu nại gì không?
Anh công an
hất hàm hỏi lão Ngọ. Tai như ù đặc, lão
đứng ngây người mất hết hồn vía. Anh công an phải hỏi đến lần hai, lão Ngọ mới
định thần lại được. Mồm miệng méo xệch, nửa mếu, nửa khóc, lão nói không thành
tiếng, tay run lẩy bẩy đến nổi không cầm nổi 35.000 đồng mà người thư ký đưa
cho.
Lão Ngọ vừa ra
khỏi cổng trạm đã gặp ngay tay chủ quán thịt chó đang chờ sẵn ở đó. Lão còn
cắm anh ta trên một trăm ngàn đồng, số
tiền mà lão tiếp các anh công an trong những buổi bổ xung cho tập hồ sơ.
Lão Ngo lê
được cái thân hình tàn tạ xương xẩu về đến nhà thì trời cũng nhá nhem tối. Muỗi
đói từ các xó xỉnh bay ra như trấu vãi. Chuột lục lọi lục cục dưới gầm chạn ,
mọt nghiến kèn khẹt trên xà nhà. Mệt mỏi và đau đớn, những vết đòn càng nhức
nhối rát bỏng.
Lão Ngọ sờ soạn
tìm lọ gấu tầu. Mụ vợ đầu tóc rũ rượi như một con điên từ ngoài chạy vào , dí sát mặt lão lá thư đã nhàu nát vì nước mắt,:
- Con Ngọc
chết rồi! ...Con ơi, hờ con ơi! Hờ..hờ...
Ngã ba Bắc Ngầm, 1990
T.B
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét