Nhà văn Chu Lai thổ lộ: “Tâm trạng của tôi, một người lính già đã đi qua chiến tranh, về vụ Cống Rộc là buồn, rất buồn! 1928 và 2012, khoảng cách là 84 năm, gần một thế kỷ trôi qua, đáng lẽ mọi sự sẽ tốt đẹp lên biết bao mà giữa Nọc Nạn và Cống Rộc sao nó lại gần nhau đến thế? Thậm chí nó còn tệ hại hơn nhiều về khía cạnh nhân văn, chính trị và đạo lý. Bởi lẽ hà hiếp, áp bức gia đình ông Mười Chức ngày ấy là một điền chủ , đại diện cho giai cấp cường hào bóc lột còn đại diện bây giờ lại là đảng ủy, chính quyền xã huyện và trên cao hơn nữa. Thế là thế nào nhỉ? Chả lẽ lịch sử đang lặp lại, chả lẽ giữa thanh thiên bạch nhật lại nảy nòi ra một cánh cường hào mô đéc ư? Mà cái cánh này lại luôn rao giảng, thậm chí xin thề dưới đảng kỳ là vì dân, chỉ hết lòng vì quyền lợi, cuộc sống của nhân dân! Một màn kịch bi hài đến đau xé, đến trào nước mắt không thể kìm lòng”
TRÒ CHUYỆN VỚI NGƯỜI VIẾT KỊCH BẢN PHIM ĐỒNG NỌC NẠN
LÊ THIẾU NHƠN
@ Thưa nhà văn – đại tá Chu Lai, vụ án Cống Rộc ở Tiên Lãng- Hải Phòng đang khiến mọi người nhớ lại vụ án Nọc Nạn ở Giá Rai – Bạc Liêu vào năm 1928. Ông đã từng dựa theo cuốn truyện “Nọc Nạn” của Phúc Vân để viết kịch bản “Đồng Nọc Nạn” cho đạo diễn Trần Vịnh làm phim vào năm 2004. Ông có so sánh hay suy nghĩ gì không?
Chu Lai: Tâm trạng của tôi, một người lính già đã đi qua chiến tranh về vụ Cống Rộc là buồn, rất buồn! 1928 và 2012, khoảng cách là 84 năm, gần một thế kỷ trôi qua, đáng lẽ mọi sự sẽ tốt đẹp lên biết bao mà giữa Nọc Nạn và Cống Rộc sao nó lại gần nhau đến thế? Thậm chí nó còn tệ hại hơn nhiều về khía cạnh nhân văn, chính trị và đạo lý. Bởi lẽ hà hiếp, áp bức gia đình ông Mười Chức ngày ấy là một điền chủ , đại diện cho giai cấp cường hào bóc lột còn đại diện bây giờ lại là đảng ủy, chính quyền xã huyện và trên cao hơn nữa. Thế là thế nào nhỉ? Chả lẽ lịch sử đang lặp lại, chả lẽ giữa thanh thiên bạch nhật lại nảy nòi ra một cánh cường hào mô đéc ư? Mà cái cánh này lại luôn rao giảng, thậm chí xin thề dưới đảng kỳ là vì dân, chỉ hết lòng vì quyền lợi, cuộc sống của nhân dân! Một màn kịch bi hài đến đau xé, đến trào nước mắt không thể kìm lòng. Tựa vào cái ác để làm điều ác đã không thể tha thứ, nhưng tựa vào cái thiện, vào những điều thiêng liêng cao quý mà dân tộc ta phải đổ hàng núi xương sông máu mới có được để làm điều ác thì cái ác ấy lại còn nguy hại gấp hàng ngàn lần hơn, vì khi đó cái ác đã cộng thêm vào cả sự giả trá độc địa.
Chu Lai: Tâm trạng của tôi, một người lính già đã đi qua chiến tranh về vụ Cống Rộc là buồn, rất buồn! 1928 và 2012, khoảng cách là 84 năm, gần một thế kỷ trôi qua, đáng lẽ mọi sự sẽ tốt đẹp lên biết bao mà giữa Nọc Nạn và Cống Rộc sao nó lại gần nhau đến thế? Thậm chí nó còn tệ hại hơn nhiều về khía cạnh nhân văn, chính trị và đạo lý. Bởi lẽ hà hiếp, áp bức gia đình ông Mười Chức ngày ấy là một điền chủ , đại diện cho giai cấp cường hào bóc lột còn đại diện bây giờ lại là đảng ủy, chính quyền xã huyện và trên cao hơn nữa. Thế là thế nào nhỉ? Chả lẽ lịch sử đang lặp lại, chả lẽ giữa thanh thiên bạch nhật lại nảy nòi ra một cánh cường hào mô đéc ư? Mà cái cánh này lại luôn rao giảng, thậm chí xin thề dưới đảng kỳ là vì dân, chỉ hết lòng vì quyền lợi, cuộc sống của nhân dân! Một màn kịch bi hài đến đau xé, đến trào nước mắt không thể kìm lòng. Tựa vào cái ác để làm điều ác đã không thể tha thứ, nhưng tựa vào cái thiện, vào những điều thiêng liêng cao quý mà dân tộc ta phải đổ hàng núi xương sông máu mới có được để làm điều ác thì cái ác ấy lại còn nguy hại gấp hàng ngàn lần hơn, vì khi đó cái ác đã cộng thêm vào cả sự giả trá độc địa.
@ Trong lời tựa cho cuốn truyện “Nọc Nạn” của nhà văn Phúc Vân in lần thứ 4 nhân dịp tròn 10 năm thống nhất đất nước, nhà cách mạng lão thành Trần Bạch Đằng cho rằng, sự tranh đấu của những người nông dân vào năm 1928 “là những tế bào hợp thành cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam” và “hiểu Nọc Nạn để hiểu Minh Hải, hiểu Tám Luông, Mười Chức và để hiểu con người Minh Hải một cách căn cơ, có trước có sau. Hiểu để tin yêu”. Bây giờ có lẽ chúng ta cũng phải tìm ra cách hiểu Cống Rộc – Tiên Lãng?
Chu Lai: Xã hội ta lúc này đang gặp biết bao điều khó khăn, nan giải, có tác động không nhỏ đến lòng tin của người dân với đảng với chính quyền, sự suy thoái về nhân cách của các vị quan tham trong vụ này vô hình chung đã giáng một đòn chí mạng vào cái lòng tin đang có chiều lung lay đó. Vậy họ không chỉ có tội với nhân dân, với lịch sử một mảnh đất anh hùng trong kháng Pháp mà còn có tội với chính cái tổ chức đảng mà họ đã từng thề thốt rằng sẽ hy sinh đến giọt máu cuối cùng cho sự nghiệp đấu tranh của nhân dân. Chao ôi, một chút nữa họ đã làm đổ máu của người dân vô tội. Vậy họ có còn xứng đáng có mặt trong đội ngũ Tiên phong ấy nữa không? Một người có tự trọng tối thiểu thì nhân việc này không cần chờ đến các hình thức kỷ luật (nặng hay nhẹ) ập xuống đầu mình mà phải dám đứng ra nhận những hình phạt cao nhất. Văn hóa từ chức hay cách chức ở đây chưa đủ, mà còn cần phải có văn hóa tự nghiêm trị.
@ Phía sau vụ án Nọc Nạn rõ ràng có sự bắt tay giữa gian thương Bang Tắc và giới chức địa phương. Còn vụ án Cống Rộc thì bi kịch đất đai ấy, theo ông, có thể lý giải như thế nào?
Chu Lai: Lý giải gì nữa, tất cả là khởi nguyên từ lòng tham thôi. Sự việc cưỡng chế nhà ông Vươn khiến tôi liên tưởng đến những vụ mua bán bất động sản đang xảy ra hàng ngày khi hai bên đã thuận mua vừa bán rồi, ký kết, đặt cọc nhận tiền rồi nhưng bỗng nhiên có một người thứ ba đến trả cao hơn, rất cao, thế là bên bán mụ mị, là không còn tỉnh táo biết mình là ai, mình đang giữ trọng trách gì nữa, bất chấp nhân tình thế thái, bất chấp mọi đạo lý, pháp luật vội tìm mọi cách để “ bùng” mong ăn giá chênh lệch. Thử hỏi cái số héc ta đã ký với ông Vươn đó vẫn cứ là bãi bồi, là hoang hóa buồn tênh, hiu hắt mà không có một đại gia, một tập đoàn kinh tế, một dự án sân bay hay khu resort lấp lánh nhòm vào, gợi ý thì liệu các vị trong xã, huyện có làm gắt thế không? Chắc là không. Thế mới biết, cái lợi nhỡn tiền, cái cuộc chiến bất động sản, cuộc chiến dự án mới có sức mạnh hủy diệt các giá trị tinh thần, các giá trị nhân văn cội nguồn làm sao! Nhiều khi nó còn khốc liệt hơn cả một cuộc chiến mang ý nghĩa súng đạn thật sự bởi nó không có chiến tuyến rõ ràng, nó hoàn toàn có điều kiện lập lờ đánh lận con đen .
Chu Lai: Xã hội ta lúc này đang gặp biết bao điều khó khăn, nan giải, có tác động không nhỏ đến lòng tin của người dân với đảng với chính quyền, sự suy thoái về nhân cách của các vị quan tham trong vụ này vô hình chung đã giáng một đòn chí mạng vào cái lòng tin đang có chiều lung lay đó. Vậy họ không chỉ có tội với nhân dân, với lịch sử một mảnh đất anh hùng trong kháng Pháp mà còn có tội với chính cái tổ chức đảng mà họ đã từng thề thốt rằng sẽ hy sinh đến giọt máu cuối cùng cho sự nghiệp đấu tranh của nhân dân. Chao ôi, một chút nữa họ đã làm đổ máu của người dân vô tội. Vậy họ có còn xứng đáng có mặt trong đội ngũ Tiên phong ấy nữa không? Một người có tự trọng tối thiểu thì nhân việc này không cần chờ đến các hình thức kỷ luật (nặng hay nhẹ) ập xuống đầu mình mà phải dám đứng ra nhận những hình phạt cao nhất. Văn hóa từ chức hay cách chức ở đây chưa đủ, mà còn cần phải có văn hóa tự nghiêm trị.
@ Phía sau vụ án Nọc Nạn rõ ràng có sự bắt tay giữa gian thương Bang Tắc và giới chức địa phương. Còn vụ án Cống Rộc thì bi kịch đất đai ấy, theo ông, có thể lý giải như thế nào?
Chu Lai: Lý giải gì nữa, tất cả là khởi nguyên từ lòng tham thôi. Sự việc cưỡng chế nhà ông Vươn khiến tôi liên tưởng đến những vụ mua bán bất động sản đang xảy ra hàng ngày khi hai bên đã thuận mua vừa bán rồi, ký kết, đặt cọc nhận tiền rồi nhưng bỗng nhiên có một người thứ ba đến trả cao hơn, rất cao, thế là bên bán mụ mị, là không còn tỉnh táo biết mình là ai, mình đang giữ trọng trách gì nữa, bất chấp nhân tình thế thái, bất chấp mọi đạo lý, pháp luật vội tìm mọi cách để “ bùng” mong ăn giá chênh lệch. Thử hỏi cái số héc ta đã ký với ông Vươn đó vẫn cứ là bãi bồi, là hoang hóa buồn tênh, hiu hắt mà không có một đại gia, một tập đoàn kinh tế, một dự án sân bay hay khu resort lấp lánh nhòm vào, gợi ý thì liệu các vị trong xã, huyện có làm gắt thế không? Chắc là không. Thế mới biết, cái lợi nhỡn tiền, cái cuộc chiến bất động sản, cuộc chiến dự án mới có sức mạnh hủy diệt các giá trị tinh thần, các giá trị nhân văn cội nguồn làm sao! Nhiều khi nó còn khốc liệt hơn cả một cuộc chiến mang ý nghĩa súng đạn thật sự bởi nó không có chiến tuyến rõ ràng, nó hoàn toàn có điều kiện lập lờ đánh lận con đen .
@ Khi viết lại vụ án Nọc Nạn để làm phim, ông có nghĩ hôm nay chúng ta phải đối diện với vụ án Cống Rộc không?
Chu Lai: Tất nhiên là không. Ngàn lần không! Bởi non một thế kỷ trôi qua, cả dân tộc đã trả một giá quá đắt để có sự công bằng bác ái, vậy mà cái công bằng bác ái đó lại bị chà đạp trắng trợn đến nước ấy thì làm sao có thể tin được và hơn thế, các thế hệ hùng anh ngày ấy còn ai dại gì tình nguyện đua nhau ra đi vào chỗ chết vì nghĩa cả non sông.
Chu Lai: Tất nhiên là không. Ngàn lần không! Bởi non một thế kỷ trôi qua, cả dân tộc đã trả một giá quá đắt để có sự công bằng bác ái, vậy mà cái công bằng bác ái đó lại bị chà đạp trắng trợn đến nước ấy thì làm sao có thể tin được và hơn thế, các thế hệ hùng anh ngày ấy còn ai dại gì tình nguyện đua nhau ra đi vào chỗ chết vì nghĩa cả non sông.
@ Sự phản kháng của anh em nhà Mười Chức bằng dao mác, và sự phản kháng của anh em nhà Đoàn Văn Vươn bằng súng hoa cải, tuy khác nhau về sự vũ trang nhưng dường như ở họ có một mục đích giống nhau. Theo ông, nên gọi tên điều ấy ra sao?
Chu Lai: Cả hai con người, hai hiện tượng ấy đều mang một mục đích, một cái tên gọi giống nhau là bản năng tự vệ, là tức nước vỡ bờ. Nói khác hơn đó chính là tiếng nổ định mệnh, tiếng chuông cảnh tỉnh khi pháp luật còn bị lợi dụng, khi lòng dạ con người còn lắm u mê. Nếu không có tiếng nổ sát thương bất đắc dĩ ấy, sát thương thôi chứ không phải là tiêu diệt vì nếu đã muốn tiêu diệt thì không ai lại ngớ ngẩn đi dùng thứ đạn hoa cải, mìn tự tạo mỏng tang như thế, họ sẽ dùng AK, lựu đạn những thứ không phải khó kiếm nếu muốn kiếm, nhất là một con người có bằng kỹ sư như ông Vươn mà cứ đi kiến nghị, kiện cáo, mang nhau lên nằm ở dinh Chủ tịch nước này, dinh Thủ tướng kia hoặc đổ xăng vào người tự thiêu tự sát, thì có lẽ mọi sự phi lý vẫn tiếp tục chìm trong đêm dài im lặng. Tất nhiên không ai chấp nhận người dân dám liều lĩnh dùng vũ khí để chống lại chính quyền dù chính quyền có sai đến mấy, nhưng một khi con người rơi vào trạng thái đau đớn, tuyệt vọng, bi phẫn đến tột cùng, họ sẽ không còn kiểm soát được hành vi và lý trí của mình nữa. Cùng tắc loạn. Trong cuộc sống thường vẫn tồn tại hai cụm từ “ngộ sát” và “mưu sát”. Vấn đề còn lại là ai, thế lực nào đã cưỡi lên luật pháp để đẩy một con người lương thiện vào trạng thái chông chênh, hiểm nghèo đó. Câu hỏi này tin rằng pháp luật một khi còn nghiêm minh sẽ tìm được câu trả lời.
@ Tại phiên tòa xét xử vụ án Nọc Nạn, dù một quan Pháp bị đâm chết trong cuộc xung đột, nhưng luật sư người Pháp – Tricon vẫn ca ngợi thành quả khẩn hoang của những người nông dân thấp cổ bé họng với lập luận đanh thép: “Chúng ta, những người Pháp, nên xây dựng ở xứ này một chế độ độc tài. Không phải độc tài bằng sức mạnh của súng đạn, mà là sự độc tài của trái tim”. Ông dự đoán xem, liệu có luật sư người Việt nào hôm nay dùng lý lẽ ấy để bào chữa cho Đoàn Văn Vươn không nhỉ?
Chu Lai: Tôi tin là có. Có không phải chỉ trong tấm lòng một luật sư mà sẽ có cả trong tâm khảm các vị thẩm phán, chánh án trong phiên tòa. Bởi vì xử gì thì xử, công năng tối thượng cuối cùng của một nền luật pháp nhân văn vẫn là vì con người, cho con người. Tức là hiệu ứng cao nhất của việc xử là thu phục được nhân tâm, cảm hóa được trái tim con người để mọi người tin vào cuộc đời, tin vào công lý và lẽ công bằng hơn. Làm ngược lại, hiệu quả do nó gây ra sẽ không lường trước được. Tất nhiên vẫn là hiệu quả của trái tim nhân quần bị rạn nứt.
Chu Lai: Cả hai con người, hai hiện tượng ấy đều mang một mục đích, một cái tên gọi giống nhau là bản năng tự vệ, là tức nước vỡ bờ. Nói khác hơn đó chính là tiếng nổ định mệnh, tiếng chuông cảnh tỉnh khi pháp luật còn bị lợi dụng, khi lòng dạ con người còn lắm u mê. Nếu không có tiếng nổ sát thương bất đắc dĩ ấy, sát thương thôi chứ không phải là tiêu diệt vì nếu đã muốn tiêu diệt thì không ai lại ngớ ngẩn đi dùng thứ đạn hoa cải, mìn tự tạo mỏng tang như thế, họ sẽ dùng AK, lựu đạn những thứ không phải khó kiếm nếu muốn kiếm, nhất là một con người có bằng kỹ sư như ông Vươn mà cứ đi kiến nghị, kiện cáo, mang nhau lên nằm ở dinh Chủ tịch nước này, dinh Thủ tướng kia hoặc đổ xăng vào người tự thiêu tự sát, thì có lẽ mọi sự phi lý vẫn tiếp tục chìm trong đêm dài im lặng. Tất nhiên không ai chấp nhận người dân dám liều lĩnh dùng vũ khí để chống lại chính quyền dù chính quyền có sai đến mấy, nhưng một khi con người rơi vào trạng thái đau đớn, tuyệt vọng, bi phẫn đến tột cùng, họ sẽ không còn kiểm soát được hành vi và lý trí của mình nữa. Cùng tắc loạn. Trong cuộc sống thường vẫn tồn tại hai cụm từ “ngộ sát” và “mưu sát”. Vấn đề còn lại là ai, thế lực nào đã cưỡi lên luật pháp để đẩy một con người lương thiện vào trạng thái chông chênh, hiểm nghèo đó. Câu hỏi này tin rằng pháp luật một khi còn nghiêm minh sẽ tìm được câu trả lời.
@ Tại phiên tòa xét xử vụ án Nọc Nạn, dù một quan Pháp bị đâm chết trong cuộc xung đột, nhưng luật sư người Pháp – Tricon vẫn ca ngợi thành quả khẩn hoang của những người nông dân thấp cổ bé họng với lập luận đanh thép: “Chúng ta, những người Pháp, nên xây dựng ở xứ này một chế độ độc tài. Không phải độc tài bằng sức mạnh của súng đạn, mà là sự độc tài của trái tim”. Ông dự đoán xem, liệu có luật sư người Việt nào hôm nay dùng lý lẽ ấy để bào chữa cho Đoàn Văn Vươn không nhỉ?
Chu Lai: Tôi tin là có. Có không phải chỉ trong tấm lòng một luật sư mà sẽ có cả trong tâm khảm các vị thẩm phán, chánh án trong phiên tòa. Bởi vì xử gì thì xử, công năng tối thượng cuối cùng của một nền luật pháp nhân văn vẫn là vì con người, cho con người. Tức là hiệu ứng cao nhất của việc xử là thu phục được nhân tâm, cảm hóa được trái tim con người để mọi người tin vào cuộc đời, tin vào công lý và lẽ công bằng hơn. Làm ngược lại, hiệu quả do nó gây ra sẽ không lường trước được. Tất nhiên vẫn là hiệu quả của trái tim nhân quần bị rạn nứt.
@ Luật sư thứ hai trong phiên tòa xét xử vụ án Nọc Nạn năm xưa cũng là một người Pháp – Zévaco đã xin tòa tha thứ cho các bị can, rằng họ phạm tội do “họ tưởng rằng có thể tự lực gìn giữ phần đất ruộng mà họ đã từng rưới mồ hôi và máu của họ lên đó”. Và kết quả những bị can đều được xử rất nhẹ. Ông tin “kịch bản” ấy sẽ lặp lại với vụ án Cống Rộc chứ?
Chu Lai: Chắc chắn nó sẽ được lặp lại như một định đề về cái thiện và cái ác. Điều này đã được chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận và nêu ra là sẽ giữ luật pháp nghiêm minh nhưng phải chú ý đến những tình tiết giảm nhẹ. Đây là một câu chuyện hết sức nhạy cảm. Sẽ có người cho rằng nếu xử nhẹ quá thì ắt sẽ tạo một tiền đề xấu cho các vụ phản kháng về sau. Nhưng tôi lại nghĩ rằng, nhẹ hay nặng là do bản chất sự việc quy định, nếu xử đúng sẽ được lòng dân, xử sai là mất hết. Và cũng chớ coi thường trình độ giác ngộ của nhân dân một khi họ đã được trui rèn trong lửa máu hiểu thế nào là lòng trung thành với chế độ, là sự thủy chung với số phận non sông, là khả năng biết phân biệt thật giả của cuộc đời để không dễ mỗi lúc có thể kích động tạo ra một tiền đề xấu. Vấn đề còn lại là tầm nhìn, cõi nhân tâm và trí tuệ của các cơ quan xét xử.
Tôi cũng không hoàn toàn nhất trí với lập luận của ai đó cho rằng, một khi lực lượng cưỡng chế vi phạm pháp luật thì người bị cưỡng chế dù có manh động thế nào cũng là đại diện cho pháp luật. Cũng như tôi thấy các tay súng công an, bộ đội là không đáng trách vì là người lính thì họ chỉ làm theo mệnh lệnh mà cái đáng giận là những người ra cái lệnh thất nhân tâm đó. Đáng buồn hơn là sau khi cho thuê xe vô cớ húc đổ nhà người ta, một vị cấp phó thành phố lại ngang nhiên đổ vấy cho người dân bất bình mà phá sập. Hơn cả sự trí trá, nó còn là hành vi xúc phạm đến nhân dân trong khi lại tự vỗ ngực là đày tớ của nhân dân. Còn nữa, dùng cả trên trăm tay súng được trang bị tận răng để chỉ giải tỏa, tấn công một nhúm người trong đó có cả phụ nữ, vậy mà ông giám đốc công an không hề thấy có chút áy náy nào lại còn hỉ hả như vừa lập được một chiến công vô tiền khoáng hậu mang tính hiệp đồng binh chủng tuyệt đẹp, đáng phải đưa vào giáo trình thì đúng là không hiểu làm sao cả. Trước ông là người dân hay kẻ thù bất cộng đái thiên, mà ông có thể vui mừng được như thế?
Chu Lai: Chắc chắn nó sẽ được lặp lại như một định đề về cái thiện và cái ác. Điều này đã được chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận và nêu ra là sẽ giữ luật pháp nghiêm minh nhưng phải chú ý đến những tình tiết giảm nhẹ. Đây là một câu chuyện hết sức nhạy cảm. Sẽ có người cho rằng nếu xử nhẹ quá thì ắt sẽ tạo một tiền đề xấu cho các vụ phản kháng về sau. Nhưng tôi lại nghĩ rằng, nhẹ hay nặng là do bản chất sự việc quy định, nếu xử đúng sẽ được lòng dân, xử sai là mất hết. Và cũng chớ coi thường trình độ giác ngộ của nhân dân một khi họ đã được trui rèn trong lửa máu hiểu thế nào là lòng trung thành với chế độ, là sự thủy chung với số phận non sông, là khả năng biết phân biệt thật giả của cuộc đời để không dễ mỗi lúc có thể kích động tạo ra một tiền đề xấu. Vấn đề còn lại là tầm nhìn, cõi nhân tâm và trí tuệ của các cơ quan xét xử.
Tôi cũng không hoàn toàn nhất trí với lập luận của ai đó cho rằng, một khi lực lượng cưỡng chế vi phạm pháp luật thì người bị cưỡng chế dù có manh động thế nào cũng là đại diện cho pháp luật. Cũng như tôi thấy các tay súng công an, bộ đội là không đáng trách vì là người lính thì họ chỉ làm theo mệnh lệnh mà cái đáng giận là những người ra cái lệnh thất nhân tâm đó. Đáng buồn hơn là sau khi cho thuê xe vô cớ húc đổ nhà người ta, một vị cấp phó thành phố lại ngang nhiên đổ vấy cho người dân bất bình mà phá sập. Hơn cả sự trí trá, nó còn là hành vi xúc phạm đến nhân dân trong khi lại tự vỗ ngực là đày tớ của nhân dân. Còn nữa, dùng cả trên trăm tay súng được trang bị tận răng để chỉ giải tỏa, tấn công một nhúm người trong đó có cả phụ nữ, vậy mà ông giám đốc công an không hề thấy có chút áy náy nào lại còn hỉ hả như vừa lập được một chiến công vô tiền khoáng hậu mang tính hiệp đồng binh chủng tuyệt đẹp, đáng phải đưa vào giáo trình thì đúng là không hiểu làm sao cả. Trước ông là người dân hay kẻ thù bất cộng đái thiên, mà ông có thể vui mừng được như thế?
@ Trong kịch bản “Đồng Nọc Nạn” của ông có chi tiết rất đáng suy nghĩ, đó là khi chính quyền huy động mã tà tập hợp dân giang hồ tứ chiếng nhằm trấn áp gia đình nông dân Mười Chức, thì một tay “anh chị” như Xém đã từ chối để giữ tư cách của mình với lý do “sợ mang tiếng ăn tiền bọn nhà giàu, đi hiếp đáp người ngay”. Chi tiết ấy ông đã dựa theo sử sách hay bịa ra như một mơ ước về sự uy nghiêm của chính nghĩa?
Chu Lai: Tất nhiên chi tiết này là hư cấu nhằm gửi đến một thông điệp: Cuộc đời dù còn nhiều trái ngang, thậm chí bất công nhưng cuộc đời vẫn còn có rất nhiều người tốt, nhiều người dám đứng về phía lẽ phải mà khước từ mọi cám dỗ bổng lộc, hư vinh. Nếu không thế thì dân tộc đã không tồn tại bền bỉ, vượt lên mọi chông gai, thác lũ cho đến tận bây giờ…
Chu Lai: Tất nhiên chi tiết này là hư cấu nhằm gửi đến một thông điệp: Cuộc đời dù còn nhiều trái ngang, thậm chí bất công nhưng cuộc đời vẫn còn có rất nhiều người tốt, nhiều người dám đứng về phía lẽ phải mà khước từ mọi cám dỗ bổng lộc, hư vinh. Nếu không thế thì dân tộc đã không tồn tại bền bỉ, vượt lên mọi chông gai, thác lũ cho đến tận bây giờ…
@ Với tư cách một nhà văn đã từng viết lại vụ án Nọc Nạn, ông muốn hồi kết của vụ án Cống Rộc như thế nào?
Chu Lai: Tôi thầm mong muốn hồi kết của vụ án Cống Rộc cũng sẽ mang cái kết sâu thẳm nhân tình và chính xác như vụ án Nọc Nạn. Vụ án Nọc Nạn năm xưa cả đất nước còn chìm sâu trong thể chế phong kiến và chủ nghĩa thực dân độc tài, hủ bại mà còn được như thế thì hôm nay, dưới ánh sáng tư tưởng vì dân, vì một nước Việt Nam công bằng, tự do, ấm no, bác ái của chủ tịch Hồ Chí Minh, chả lẽ lại có thể làm khác đi. Mà không chỉ riêng tôi, hàng triệu người dân Việt trong đó có không ít các đồng chí đảng viên tiền bối, danh tướng, lãnh đạo cũng thầm mong như vậy để cuộc sống còn nhiều vất vả này xuất hiện những tín hiệu màu xanh nhân ái…
Chu Lai: Tôi thầm mong muốn hồi kết của vụ án Cống Rộc cũng sẽ mang cái kết sâu thẳm nhân tình và chính xác như vụ án Nọc Nạn. Vụ án Nọc Nạn năm xưa cả đất nước còn chìm sâu trong thể chế phong kiến và chủ nghĩa thực dân độc tài, hủ bại mà còn được như thế thì hôm nay, dưới ánh sáng tư tưởng vì dân, vì một nước Việt Nam công bằng, tự do, ấm no, bác ái của chủ tịch Hồ Chí Minh, chả lẽ lại có thể làm khác đi. Mà không chỉ riêng tôi, hàng triệu người dân Việt trong đó có không ít các đồng chí đảng viên tiền bối, danh tướng, lãnh đạo cũng thầm mong như vậy để cuộc sống còn nhiều vất vả này xuất hiện những tín hiệu màu xanh nhân ái…
@ Xin cảm ơn nhà văn – đại tá Chu Lai. Mong rằng sự mong muốn đầy thiện chí của ông cũng như của nhiều người Việt Nam yêu chuộng công lý, sẽ sớm thành hiện thực!
Nguồn: lethieunhon.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét