Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2012

Miền đất Rồng Tiên

Hôm nay mình đã thấy một loạt báo tết phát hành là do mình biết đã có nhiều báo biếu chuyển đến tay và qua điện thoại. Vậy là mình sẽ post dần lên được rồi như vậy là hợp lý vì mình đưa  ra công chúng sau. Tết này mình chịu khó hơn năm ngoái ít say xỉn, ít tá lả hơn tập chung kiếm nồi bánh chưng cho mẹ cháu vì ..


 mình hứa trước nhận kiếm nồi bánh chưng tết. Thế là chắc chắn năm nay mình dư dả bánh chưng các bạn cứ đến mình rượu và nhắm bánh, mình mời đấy nhé. Và đây là bài đưa lên thư hai. Bài này trên số báo xuân Lào Cai tỉnh.            




                                       Núi Hàm Rồng Sa Pa   
       
                        Miền đất Rồng Tiên
                                                                        Công Thế
  Nhiều người biết đến Lào Cai là một Tỉnh biên giới phía bắc. Được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh núi non điệp trùng. Có dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đỉnh Pan xi Păng nóc nhà Đông Dương cao 3143 m. Khu du lịch nghỉ mát huyền hoặc Sa Pa quanh năm bồng bềnh trong sương. Lào Cai là điểm đầu nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. Để rồi từ đây dòng sông Mẹ uốn lượn với hành trình hơn 500 km mang nặng phù sa về bồi đắp miền châu thổ.
  Lào Cai vùng đất mang đậm sắc màu văn háo các dân tộc. Cứ mỗi độ xuân về trên mảnh đất biên cương hùng vĩ hai mươi lăm dân tộc anh em lại tưng bừng mở hội vui tết đón xuân. Sắc hoa đào hoa mận rực rỡ nở xen trong sắc màu thổ cẩm của các cô gái Mông, Tày, Giáy, nùng...lại rộn ràng hoà trong tiến khen điệu múa cùng các chàng trai, tưng bừng âm vang bản làng vùng biên. Miền đất địa đầu biên giới có bề dày lịch sử truyền thống anh hùng trong đánh giặc ngoại xâm giữ gìn bờ cõi và trong dựng xây quê hương.
Lào Cai còn biết đến miền đất địa linh nhân kiệt chất chứa trong mình nhiều huyền thoại. Có thể không ở đâu có nhiều địa danh mang tên Rồng Tiên như ở Lào Cai. Suốt một dải biên cương gần hai trăm cây số đường biên giới hữu nghị với nước Trung Quốc. Từ điểm đầu phía Tây Bắc nơi giáp với tỉnh Lai Châu, của huyện Bát Xát, Sa Pa chải tràn sang Đông Bắc đến  Mương Khương, Si Ma Cai, Bắc Hà. Từ địa đầu nơi con sông Hồng chạm vào đất Việt xuống phía nam tỉnh, ta có thể gặp nhiều địa danh gắn với những huyền thoại Rồng Tiên. Những miền đất mang tên Rồng Tiên ở Lào Cai thể hiện thấm đậm trong các truyền thuyết dân gian. Những truyền thuyết như những câu chuyện từ ngàn xưa nhắc nhủ cuộc sống con người nơi đây. Bản lĩnh của người vùng cao tỏ rõ khí phách anh hùng, tinh thần thượng võ, tính thuỷ chung, tình yêu trong sáng. Họ trân trọng tính ngay thẳng thật thà, căm ghét những điều gian trá, lời nói như dao chém đá. Tôi cứ miên man mãi điều này, phải chăng miền đất Lào Cai và những địa danh mang tên Rồng tiên xuất phát từ truyền thuyết con Rồng cháu Tiên từ bọc trăm trứng thời vua Hùng dựng nước bốn ngàn năm trước. Năm mươi người con theo mẹ lên núi để rồi học cấy cầy cuốc nương làm rẫy, se lanh dệt vải...
Trong dân gian, quan niệm người Á Đông Rồng là một con vật trong bộ tứ linh (Long, Ly, Qui, Phượng) biểu hiện sự linh thiêng có sức mạnh trong thế giới siêu phàm đem lại sự may mắn, được người đời tôn thờ. Ngẫm thấy những vùng đất biên giới nơi “Yếm Huyệt” mang tên Rồng Tiên,  không hiểu tên các địa danh  rông tiên xuất hiện từ thời nào? chứa có chứng cứ cụ thể. Và để cho đến hôm nay,  Có thể tạm dừng chỗ này. Từ lùng, lũng, long, thầu theo tiếng địa phương ở đây đều được hiểu là rồng. Suốt một dải biên cương từ Lũng Pô nơi (Rồng bố)  ở  A Mú Sung - Bát Xát, đến núi Hàm Rồng khu nghỉ mát Sa Pa, suối Mường Tiên Trung Chải - Sa Pa, đến Lùng Phình, Lùng Vai, Lùng Cải, Lùng Khin Nhìn, núi Cô Tiên, hang động lộng lẫy Hàm Rồng còn có cái hồ nước long lanh như mắt rồng. Đến tận chóp đầu cánh bướm Pha Long nơi mảnh đất hoá rồng theo thiếng Mông là (Hoá Lùng) Rồng Hoa tức Rồng lớn - Mường Khương. Rồi Bảo Nhai xưa là Sang Thầu nghĩa đầu rồng, Quan Thần Sán ( cửa ải rồng) Lùng Sán ( vùng đất ở của rồng thiêng) ở  Si Ma Cai… Đa số các địa danh đều nằm giáp đường biên. Tôi cứ phân vân lý giải mãi. Có chăng về các truyền thuyết đó là sự thật, hay đây chỉ là một ẩn ý sâu sa của cha ông ta.
          Nhà văn Mã A Lềnh một người con của núi rừng sinh ra trên đất Mường Tiên cho biết : Lào Cai là miền đất rồng tiên, sự linh nghiệm đã trải qua được nhân dân đúc kết nhiều đời. Tôi lại nhớ đến câu chuyện của cụ Lý Dìn, ông vừa là cán bộ mặt trận tổ quốc huyện lại vừa là thầy mo của vùng kể về chuyện động long mạch của rồng khi vụ sạt cả quả núi đã vùi lấp hơn chục người của bốn hộ ở Phìn Ngan - Bát Xát. Câu chuyện nghe như thần thoại để dân trong vùng từ đó phải hàn gắn long mạnh bặng các biện pháp trồng cây và cho người coi giữ.  Các câu chuyện truyền thuyết mang đậm huyền bí trong dân gian lưu truyền đến ngày nay, như về rồng hoá đá trên núi Hàm Rồng một điểm du lịch nổi tiếng, hấp dẫn của Sa Pa: Thủa hồng hoang, có đôi rồng đang mải mê quấn quýt bên nhau trong cơn say tình. Bỗng trời đất rùng rùng chuyển động. Cơn đại hông thuỷ đàng ào ạt dâng sóng tràn ngập mà vẫn không hay. Khi choàng tỉnh, hốt hoảng rời nhau, rồng chàng nhanh mạnh hơn quẫy mình vươn lên  phía tây trên núi Hoàng Liên. Rồng nàng hốt hoảng không kịp chạy chỉ vươn đầu há miệng nhìn theo rồng chàng rồi hoá đá. Cho đến ngày nay rồng nàng vẫn kiên trung há miệng ngển đầu nhìn rồng chàng trong mây gió Sa Pa. 



          Xã Trung Chải – Sa pa được dân gian quan niệm là đất thiêng và đặt tên là xứ Mường Tiên. Theo dan gian khoảng ruộng nằm giữa hai con suối chính là nơi các vị tiên xuống trần chơi cờ, còn ngã ba suối là nơi các nàng tiên xuống tắm. Truyền thuyết của người Mông cho rằng mỗi khi mưa xuống nắng lên, trong thung lũng xuất hiện cầu vồng là lúc các vị tiên trên trời hạ trần thưởng ngoạn vẻ đẹp của vùng đất này với kỳ hoa dị thảo. Chả vậy mà đến ngày nay du khách trên đường thưởng ngoạn khu du lịch Sa Pa đã không quên dừng chân nơi đây để được thả hồn với đất trời, mây gió và chụp những bức hình lưu niệm về cảnh sắc những ruộng bậc thang kỹ vĩ xứ Mường Tiên.
Rồi còn bao nhiêu những truyền thuyết về các địa danh mang tên Rồng Tiên trên đất Lào Cai. Mỗi một địa danh là mỗi truyền thuyết kỳ bí. Như núi cô tiên, hang Hàm Rồng, hồ nước lóng lánh mắt ngọc tại thôn La Hủ thị trấn Mương Khương…Những vùng đất mang tên Rồng Tiên không chỉ nên những địa danh mà ngẫm ra sự thâm thúy, sâu sa của cha ông ta về việc giữ gìn từng tấc đất thiêng của Tổ Quốc. Sự đoàn kết con Rồng cháu Tiên của hai mươi lăm dân tộc anh em sống trên đất Lào Cai. Những truyền thuyết như điều nhắn gửi  cho ta về việc bảo vệ môi trường sống, bảo vệ quy luật tự nhiên vốn có. Đừng làm mất lòng Mẹ thiên nhiên, đất thiêng Long Vương sẽ nổi rận. Những bài học nhãn tiền về lũ lụt, sạt lở, hạn hán, sự biến đổi khí hậu đang diễn ra hàng ngày, mà thủ phạm không ai khác do chinh con người gây ra. Những quy hoạch hạ tầng, các áp lực về lợi nhuận trước mắt phá vỡ đi các quy luật tự nhiên. Hãy khơi thông dòng chảy, hãy cứu lấy rừng trả lại màu xanh nguyên thuỷ vốn có.. Phải chăng là một thông điệp của đất Rồng Tiên.  Các phong tục tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số về việc bảo vệ rừng  như lập các hương ước trong thôn bản, tục lệ cúng rừng, bảo vệ các khu rừng cấm của người Giáy, Tày, Nùng, Hà Nhì… Đó là những phong tục quý  cần duy trì và phát huy. Đất có thiêng hay không thì phải do con người sùng bái, cũng như việc trước khi khai phát một pho tượng người ta phải làm lễ linh đình tế lễ và pháp sư hô thần nhập tượng.
 Trong những ngày xuân ấm áp sức xuân đang nan toả, trong tôi cảm xúc dạt dào về các địa danh rồng tiên trên đất Lào Cai. Trên các bản làng đã rộn rã tiếng khèn điệu múa vào hội. Những làn điệu vút lên réo rắt và câu hát dân ca mượt mà da diết: Gió về thổi lá cây bên khe – Nếu ta là hạt mưa sương – Ta xin tan trên bàn tay nàng – Gió thổi lá cây lật ngả nghiêng bên suối – Nếu ta là hạt mưa sương – Ta xin tan dưới bước chân nàng… Tiếng khèn đánh thức vạn vật, quấn quyện tình người trong những âm thanh réo rắt, trầm bổng. Cuộc sống của con cháu Rồng Tiên đang tưng bừng vào xuân.
                                                                 Ngày áp tết Nhâm Thìn
                                                                                  C.T












Không có nhận xét nào:

Bài đăng phổ biến