Bút ký của Công Thế
Cuối tháng
sáu, trời nắng nóng gắt gỏng. Cái hơi nóng hầm hập của miền đất Lào Cai như
muốn thiêu đốt cỏ cây. Chả vậy mà từ lâu câu ca “ Nắng Lào Cai mưa dai Yên Bái”
nó đã đi vào tiềm thức như một thứ đặc sản của khí hậu vùng miền. Ông trời như
đùa giỡn thả xuống từng tảng mây đen kịt trôi lơ lửng rồi lại cuốn đi, bỏ lại
nỗi thèm khát chờ mưa của cỏ cây hoa lá. Nhưng mặc nắng, mặc nóng miền đất
Quang Kim biên giới vẫn một màu tươi xanh như thách thức với khí hậu khắc
nghiệt.
Chúng tôi phóng
xe trên con đường tỉnh lộ cán nhựa áp phan phằng lỳ về Bát Xát. Trong niềm vui
hứng khởi vì nhiều nỗi nhưng có lẽ niềm vui nổi trội hơn cả là về với xã Quang
Kim Anh Hùng xem khí thế của người dân nơi đây trong xây dựng nông thôn mới. Sự
háo hức cứ rộn lên, hai bên tai vang vọng như tiếng reo vui: Quang Kim, Quang
Kim – Miền đất tươi xanh.
Còn nhớ
cách đây mấy tháng, ông Tổng biên tập Tạp chí Phansipang - Lê Minh Thảo phát động cuộc thi Sáng tác các tác
phẩm VH-NT viết về đề tài xây dựng nông thôn mới. Sau buổi đó ông còn nghé vào
tôi nói, không nhớ cụ thể nhưng đại ý: “Chú phải lao vào cuộc, tìm hiểu xem công cuộc xây dựng NTM ở tỉnh ta
có điều gì thuận, điều gì nghịch phản ánh lên trang viết, đặc biệt chú trọng
vào các tiêu chí … ”Bụng bảo dạ, ngữ mình mà làm được cái gì ! Nói thế khác nào
“Gái góa lo việc triều đình”. Xây dựng NTM, là một Chủ chương lớn của Quốc gia
về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân, đã có cả một hệ thống, bộ máy
giáo sư, tiến sĩ, các chuyên gia đầu ngành nghiên cứu, hoạch định Chính sách từ
Trung ương đến địa phương trà soát cụ thể thì “chín” lắm rồi, cứ thế mà thực
hiện thôi!.. Làm gì có chỗ nào hở mà để cái hạng tép riu như tôi…. Đấy là nghĩ
thế thôi chứ tôi vẫn cứ đi, vẫn cứ viết, không có gì để góp ý, phản ánh thì
viết về khí thế, viết về cách làm hay, các điển hình tốt, khuyết khích động
viên phong trào. Và lần này tôi cùng nhà báo Mạnh Dũng về xã Quang Kim.
Quang Kim, thuộc
vùng thấp của huyện Bát Xát, có đường biên giới giáp với Trung Quốc, cách Thành
phố Lào Cai không xa, hạ tầng cơ sở phát triển, gần khu trung tâm thương mại
Kim Thành, là điểm đầu của con đường xuyên Á đoạn qua Việt Nam. Có thể coi
Quang Kim như một vùng ngoại ô của Thành Phố Lào Cai. Xét về tổng thể địa lý tự
nhiên cũng như nhiều yếu tố khác đã là tiền đề thuận lợi để Quang Kim bứt phá
phát triển kinh tế - xã hội trở thành một xã đi đầu của tỉnh thực hiện mục tiêu
Quốc gia xây dựng NTM. Quang Kim còn một yếu tố thuận lợi nữa mà là yếu tố
quyết định cho sự phát triển, đó là yếu tố con người. Một xã có bề dầy truyền
thống cách mạng trong chiến đấu bảo vệ quê hương cũng như trong xây dựng, sản
xuất. Nhân dân đoàn kết, cần cù chịu khó, sáng tạo, tiếp cận, áp dụng khoa học
kỹ thuật trong sản xuất. Năm 2007 đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu đơn vị
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Và nay Chính quyền và nhân dân Quang kim
đang phấn đấu xây dựng thành công NTM về đích trước năm 2013, cũng là bước phấn
đấu đề nghị Nhà nước phong tặng đơn vị xã Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới vào
năm 2014.
Quang Kim có diện tích tự nhiên trên
3.000 ha. Trong đó gần 2 000 ha đất nông nghiệp. Toàn xã có 1.259 hộ
với hơn 5.000 nhân khẩu, được trải trên 18 thôn bản. Đời sống của nhân dân
chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp và chăn nuôi. Trong quá trình xây dựng và
phát triển, Quang Kim cũng gặp không ít khó khăn. Là xã có địa bàn rộng,
đa số là đồng bào dân tộc thiểu số, kéo theo một số tập tục lạc hậu
lâu đời. Để vượt qua khó khăn trên, những năm qua cấp uỷ Đảng, chính quyền và
nhân dân Quang Kim đã thực hiện nhiều giải pháp trong việc phát triển kinh tế -
xã hội, cải thiện đời sống nhân dân được đẩy mạnh. Người Kinh, người Giáy,
người Dao đoàn kết cùng nhau chung sức, chung lòng thi đua phát triển kinh tế,
làm giầu bằng năng lực, trí tuệ của mình. Làm giầu ngay chính trên mảnh đất quê
hương.
Là một trong số xã được tỉnh chọn làm mô hình điểm xây dưng NTM mới giai
đoạn 2010-2012. Đến nay Quang Kim đã hoàn thành được 15/19 tiêu chí. Các tiêu chí đạt được đều duy trì ở độ bền
vững. Tôi cũng đã từng được đi nhiều xã trong mô hình xây dựng NTM của tỉnh
nhưng để đạt được hiệu quả và thuận lợi cao như ở Quang Kim thì còn phải có nhiều
thời gian. Những ngày này đến đây tôi càng cảm nhận rõ rệt về kết quả đạt được
của các tiêu chí trong xây dựng NTM. Đặc biệt là tiêu chí hạ tầng cơ sở giao
thông nông thôn. Toàn xã có 111,7 km đường giao
thông trong đó đường liên xã 14,4 km đã hoàn thiện và tiếp tục nâng cấp. Có 97,3 km đường liên thôn, liên gia, nội đồng đã
hoàn thành cứng hóa 100%. Tổng kinh phí đầu tư hơn 13 tỷ đồng, nhà nước hỗ trợ
4. 581 triệu đồng còn lại là do nhân dân đóng góp. Đây là một nỗ lực phấn đấu quyết
liệt của Quang Kim. Càng xâm nhập thực tế tôi càng nhận thấy rằng người dân bây
giời nhận thức và tính toán nhậy bén lắm. Họ tiếp cận, ứng dụng khoa học kỹ
thuật trong sản xuất rất nhanh. Từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
một cách uyển chuyển, thức thời, phù hợp với cơ chế thị trường. Tức là hàng hóa
nông lâm thổ sản làm ra, họ đã phải nhắm
đến thị trường tiêu thụ và tính toán hiệu quả kinh tế của đồng vốn bỏ ra. Chẳng
vậy mà năng xuất cây trồng, vật nuôi của Quang Kim luôn luôn đạt năng xuất cao.
Đơn cử như giống lúa đặc sản Sén Cù vụ đông xuân 2012 đạt năng xuất 6,5 tấn /ha
vượt lên hẳn về năng xuất và chất lượng thương phẩm. Không chỉ có lúa, ngô, rau,
củ quả mà Quang Kim phát triển rất mạnh nghề nuôi thủy sản với diện tích 49,5
ha khu đầm nuôi cá, tôm, ba ba, ếch giống mới. Hàng năm cung cấp ra thị trường
một lượng lớn thủy sản thương phẩm đem về một nguồn thu nhập cao cho người dân
trong xã. Bằng kinh nghiệm truyền thống Quang Kim còn phát triển mạnh nghề chăn
nuôi lợn lái cung cấp giống cho cả vùng.
Về Quang
Kim những ngày này như bị ngợp trong màu xanh tươi non của vườn rau màu, của
rừng mỡ, đồi tre măng bát độ, của chuối cao sản công nghệ gép mô. Trên những
sườn đồi, màu xanh của ngô, sắn cứ trải một màu tít tắp. Dưới chân đồi là những
thửa ruộng lúa đang thì con gái cũng mượt mà ngát xanh. Tất cả cứ sắp đặt ngay ngắn, khéo léo
như một bức tranh qua bàn tay tài hoa người thợ. Bằng những cách làm cụ thể, tập trung phát
triển đúng hướng, đời sống của người dân đã từng bước cải thiện đáng kể. Số hộ
dân thu nhập trên 50 triệu đồng mỗi năm chiếm hơn 50%. Quang Kim là một trong
số ít những địa phương cấp xã của tỉnh Lào Cai đã xóa hộ đói, hộ nghèo chiếm
dưới 5%, theo kế hoạch Quang Kim sẽ thanh toán dứt điểm hộ nghèo trong năm nay.
Điều đó càng cho tôi thấy sự quyết tâm đồng lòng của chính quyền và người dân
Quang Kim trong công cuộc xây dựng NTM.
Song phía trước những khó khăn mà Quang kim phải thực hiện trong năm
2012 cũng không hề nhẹ gánh, đơn giản chút nào. Đó là 04 tiêu chí còn lại: Nhà ở dân cư, chợ văn hóa nông thôn, cơ cấu lao động
và môi trường. Trong đó tiêu chí về cơ cấu lao động đang gặp nhiều khó khăn, bởi
đa phần người dân sống bằng nghề nông nghiệp, việc chuyển đôi cơ cấu lao động
là cả một quá trình lâu dài trong khi mục tiêu phải hoàn thành xã NTM trong năm
2012. Không biết Quang Kim xoay sở thế nào để thực hiện theo kịp tiến độ?
Để tìm kiểu kỹ về
những khó khăn hiện nay xã đang mắc phải. Ông Trần Văn Ngọc – Phó chủ tịch UBND
xã cho bết: Các đề án thực hiện các tiêu chí đã được bầy trên bàn và tính toán
rất cụ thể, tiêu chí nào có thể làm trước, tiêu chí nào làm sau, tiêu chí nào
cần phải có sự can thiệp hỗ trợ giúp đỡ của cấp trên… Đặc biệt là nguồn vốn hỗ
trợ của nhà nước. Theo ông, Tiêu chí Chợ văn hóa nông thôn, xã đã lập đề án chỉ cần tỉnh duyệt và cấp
nguồn hỗ trợ là có thể triển khai. Hoặc còn khó khăn như tiêu chí Nhà ở dân cư.
Bởi phong tục tập quan của đồng bào các dân tộc tư bao đời nay. Nếu theo đúng
chỉ tiêu về nhà ở dân cư phải có ba cứng ( cứng nền, cứng vách, cứng khung)
hiểu ra, phải là nhà xây. Những khó khăn xã đang kiến nghị cấp trên và tìm giải
pháp vận dụng hợp lý hóa, phù hợp với điều kiện địa phương.
Tôi cứ phân vân mãi về những vướng mắc
trên. Giả sử nơi ấy, thôn ấy là đồng bào dân tộc Tày, Thái, căn nhà sàn đã gắn
bó với họ bao đời nay đã trở thành truyền thống thì phải thế nào đây ? ? Điều
quan trọng phải làm sao kết hợp hài hòa giữa truyền thống bản sắc với hiện đại.
Hiện đại đứng trên nền của truyền thống, tôn tuyền thống đẹp thêm! Rồi tôi lại
bàn luận với ông Ngọc về tiêu chí cơ cấu lao động nông nghiệp. Theo tiêu chí
Lao động nông nghiệp giảm xuống 45-55 % thì mới đạt. Việc này cũng cần phải có
lộ trình thì mới thực hiện được! Bởi tỷ lệ lao động nông nghiệp của xã hiện nay
còn rất cao 80,4%. Trong khi đó các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp của địa phương còn chưa phát triển, trình đồ dân trí còn chưa cao nên
việc tiếp cận khoa học kỹ thuật còn hạn chế. Thiết nghĩ các tiêu chí trên các
nhà làm chính sách, hoạch định xây dựng NTM cần nghiên cứu cụ thể để áp dụng
với từng vùng, miền, địa phương thì hiệu quả thực hiện sẽ cao và bền vững.
Như biết được những nghĩ suy của tôi, ông
Ngọc tỏ ra đồng cảm với những chia sẻ và ông giãi bầy quan điểm cũng như quyết
tâm của Quang Kim các giải pháp thực hiện các tiêu chí. Nhìn dáng người cán bộ
xã nhỏ nhắn, nhanh nhẹn nói năng khúc triết đã củng cố được niêm tin của tôi
phần nào. Bài toán chuyển đổi cơ cấu lao động đã được xã tính toán, trước mắt
có lời giải còn hiệu quả và tính bền vững thì cần phải có thời gian. Được biết,
xã đã liên kết với Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp dạy nghề và giáo dục thường xuyên Lào
Cai, chuyển giao kỹ thuật xây dựng mô
hình và trồng các loại nấm như nấm rơm, nấm sò, mộc nhĩ cho người dân tại thôn
An Quang, Thôn Cooc Mỳ và Tả Trang, hướng dẫn, đào tạo nghề nhằm vào các đối
tượng trẻ tuổi. Một hướng nữa là xã đã khuyến khích các doanh nghiệp vào đầu tư
vào địa bàn, kết quả đã có 02 doanh nghiệp và thu hút trên 40 lao động địa
phương. Rồi các doanh nghiệp liên kết trồng cao su, trong năm tới sẽ chuyển một
số lực lượng lao động nông nghiệp thành công nhân chăm sóc cao su. Khuyến khích
các hộ phát triển các nghề thủ công, chế biến nông lâm sản … Những bước đi trên
là những việc làm thiết thực, ý nghĩa, nhằm tạo thêm ngành nghề mới cho bà con
nông dân. Bởi đa dạng hóa ngành nghề là một trong những yếu tố quan trọng
“chuyển đổi cơ cấu lao động” một cách bền vững.
Chúng tôi dời trụ
sở ủy ban, cố mục sở thị thêm một vài thôn nữa để tận mắt chứng kiến những đổi
thay nơi đây. Cùng đi có ông Trần Mạnh Hùng Chủ tịch hội Cựu chiến binh, thành
viên ban chỉ đạo xây dưng NTM xã. Trời càng về trưa cái nắng nóng càng gay gắt
hơn, con đường về thôn An Quang uốn lượn theo bờ sông Hồng, thi thoảng những
cơn gió mồ côi từ dòng sông mang hơi ẩm quấn quyện cùng với màu rợp xanh của
cây cối đã xua bớt đi những oi nồng, ngột ngạt.
Sự
đổi thay ở Quang Kim trên con đường xây dựng NTM có được mạnh mẽ và hiệu quả
như vậy, phải chăng bắt đầu từ công tác
tuyên truyền. Trong 2 năm thực hiện cuộc vận động, Chính quyền, các đoàn thể và
nhân dân đã bắt được nhịp, đồng thuận cao. Người dân thấy được lợi ích thiết
thực của chính gia đình họ nên ai cũng có trách nhiệm và nhiệt tình trong thực
hiện. Đi đến đâu, chỗ nào cũng thấy người dân bàn tán các công việc xoay quanh
biện pháp thực hiên xây dựng NTM, đã thấy công tác tư tưởng của người dân thông
suốt thế nào, càng thể hiện sự “ Dân biết, dân bàn, dân thực hiên, dân hưởng
lợi”. Chỉ kể sơ những chi tiết dưới đây
trong quý I cũng biết được công tác tuyên truyền và lòng hưởng ứng của nhân dân:
20 buổi họp ở các thôn có 1875 lượt người tham dự, các tin bài phát trên loa
truyền thanh của xã của huyện 30 phút /ngày, hàng nghìn áp phích băng zôn khẩu
hiệu…
Người bạn CCB Hùng còn cho biết các đoàn thể
tổ chức xã hội được phân công phụ trách vận động theo dõi từng tiêu chí của
từng địa bàn. Ngay như Hội CCB được giao theo dõi, tuyên truyền vận động nhân
dân thực hiện tiêu chí vệ sinh môi trường ở 4 thôn. Tôi hỏi. Vây Hội đã tuyên
truyền vận động được đến đâu? Ông Hùng
bọc bạch “ Người dân nhiệt tình hưởng ứng lắm, đến nay đã có 7/18 thôn có xe
gom rác xử lý, 11 thôn có điểm gom rác thải theo quy định, mỗi tháng toàn dân
có hai buổi tổng vệ sinh thôn xóm, mỗi gia đình một người tham gia….” Ông còn
cho hay riêng tiêu chí vệ sinh môi trường sẽ đạt theo yêu cầu và về đích trước.
Rồi còn cho chúng tôi biết thêm bao nhiêu điều. Nào là những tấm gương sản xuất
giỏi như: Trần Quốc Huy ở thôn Kim Thành
2 với mô hình kinh tế trang trại mỗi năm thu nhập từ 70- 80 triệu, Vi Cao Phà
thôn làng Quang, Vàng Văn Tàn thôn Làng Hang, Nguyễn Hữu Nhật, Phan Văn Giàng
thôn An Quang… đều làm kinh tế giỏi và là những nhân
tố tích cực trong xây dựng NTM. Rồi tấm gương anh Hòa A Dì dân tộc Giáy đã tự
nguyện hiến hơn 1.500 m2 làm công trình công cộng. Thật đáng trân trọng nhưng
người biết hy sinh vì lợi ích tập thể.
Chúng tôi tạm biệt Quang Kim sau một ngày
dong duổi thăm thú nơi miền đất tươi xanh. Có đi, mới thấy và ngẫm về sự đổi
thay đời sống của người dân khi thực hiện chủ trương xây dựng NTM là hoàn toàn
đúng hướng hợp lòng dân. Mặc dù con đường xây dựng NTM còn nhiều gập ghềnh,
khúc khửu. Song đó là một Chủ trương sáng suốt, căn bản làm thay đổi diện mạo
nông thôn, nâng cao đời sống nông dân. Điều cốt yếu nhất là hợp lòng dân, được
nhân dân đồng tình hưởng ứng. Đi trong màu xanh tươi non trong lòng tôi vui
phơi phới; Bởi chỉ còn ít tháng nữa các tiêu chí xây dựng NTM ở Quang Kim sẽ
hoàn thành, đó là đích đến, mục tiêu mà nhân dân Quang Kim đang hướng đến, đang
mong chờ./
Lào Cai
8/2012
C.T
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét