Công Thế
Bài nay mình viết theo đơn dặt hàng của của Tạp chí Pansipang in số đặc biệt kỷ niệm 40 ngày thành lập hội VH - NT tỉnh Lào Cai. Ông Tổng biên tập có công văn hẳn hoi nhớ. Ừ thì viết những kỷ niêm nghĩ suy linh ta linh tinh, miễn là không tầm bậy là được, hi.. hi ...và nó đây mời các bác!
Công Thế
Bài nay mình viết theo đơn dặt hàng của của Tạp chí Pansipang in số đặc biệt kỷ niệm 40 ngày thành lập hội VH - NT tỉnh Lào Cai. Ông Tổng biên tập có công văn hẳn hoi nhớ. Ừ thì viết những kỷ niêm nghĩ suy linh ta linh tinh, miễn là không tầm bậy là được, hi.. hi ...và nó đây mời các bác!
Công Thế
Thiên lý dặm
trường. Câu nói ấy hàm nghĩa nói về một con đường dài thăm thẳm đầy gian khổ mà người bộ hành phải
đi trên con đường đó. Trời sinh cho con người đôi chân để đứng lên thành người
hoàn chỉnh, bước đến nơi này nơi khác theo quy luật tự nhiên. Nhưng trời cũng
lại phú cho đôi chân mỗi người mỗi vẻ, có những đôi chân mềm mại trắng hồng, nồng
ấm bước trên êm ái, lụa nhung, có những bàn chân săn trần gân guốc suốt đời này
sang đời khác băm bổ trên sỏi đá mưu sinh, mỗi người, mỗi phận cũng thiên sự,
vạn sự…
Tôi rất ấn tượng với câu tựa đề tập ký của nhà văn Mã
A Lềnh “ Nhọc nhoài với ký” và còn cả “Rong ruổi vùng cao” của ông. Ở đây tôi không
dám mạn đàm về cuốn sách, về học thuật, lý luận gì gì, mà chỉ lấy cái cớ từ lời
tựa để giãi bầy đôi điều với ký. Vâng, chỉ cần găm cái tít ấy thôi đã thấy cái sự
vất vả, gian truân của người đi viết ký, nhất là với người cầm bút ở vùng cao,
nơi sơn cùng thủy tận, thì cái sự đi ấy thực sự mới thấy mùi của “thiên lý”.
Là người mới cầm bút tập tọe vào miền viết ký tuy chưa
nhiều, kinh nghiệm còn ít nhưng cũng lờ mờ thấu hiểu lắm lắm của cái nhọc nhằn,
gian khổ và càng nhọc nhằn hơn đó là nhừng dặm đường đi tìm “nguyên liệu” cho
ký. Mỗi một câu chuyện, một vùng đất, hiện tượng, sự việc đâu đó luôn là đề tài
làm “mồi nhử” cho người viết tìm đến. Theo tôi nghĩ: Tác phẩm nào nếu chưa bắt
được đúng mạch, tầng vỉa, hồn cốt, mắt chưa nhìn thấy, tay chưa sờ vào, tâm không
rung cảm, không nghĩ suy định hướng sự việc…thì tác phẩm không đem được cái hồn
sự việc, nhân vật và cái hơi thở của cuộc sống nóng hôi hổi tới bạn đọc được.
Nó sẽ dễ dàng được bạn đọc nhận ra sự hời hợt, nhạt nhẽo, tác phẩm sẽ bị nhạt
nhòa. Nghĩ thì thế mà làm thì khó vô cùng. Không thỏa mãn với những gì đã có,
càng không thấy những đứa con tinh thần khi sinh ra được như ý. Cho nên tôi vẫn
lần mò dặm dài với ký.
Trong văn chương thường có câu: Đi - Học – Đọc - Viết đó là
cốt tử của nghề. Điều đó càng đúng hơn, sát hơn với người viết ký.Trong một tác
phẩm không chỉ đơn thuần là sợi dây xuyên suốt, nó còn khơi mở ra cho bạn
đọc sự liên tưởng từ tác phẩm đến các xương nhánh, các yếu tố lịch sử, văn hóa,
xã hội. Chi tiết, sự việc có thân phận, số liệu có hồn và không kém phần bóng
bảy. Các yếu tố đó sẽ làm phong phú, giàu có thêm cho tác phẩm. Cái mà được các nhà Lý luận - Phê bình gọi là bách khoa trong văn học.
Trong những năm tháng rong ruổi của cái thú ham chơi,
ham tìm hiểu những điều mới lạ. Mỗi một chặng đường, mỗi một vùng quê xa xôi,
mỗi một tộc người trên rẻo đất thân yêu này. Tuy chưa phải là khắp chốn cùng
nơi. Những ở những nới ấy có biết bao điều khuất lấp, bao điều tốt đẹp, bao thân
phận, cảnh huống khác nhau được phơi bầy. Trong những lần đi ấy, những ấn
tượng, niềm vui nỗi buồn dung nạp trong
tôi, thôi thúc tôi cầm bút ghi chép lại như một thú đam mê. Cũng giống như kiểu
viết blog của thời a còng bây giờ. Chỉ khác là có sàng lọc, khơi trong gạn đục,
có trật tự khuôn nếp hơn, thế thôi. Kiên nhẫn, cần cù ghi lại, vậy các chân
dung, phóng sự, bút ký của tôi cũng chảy theo mỗi bước thời gian. Chẳng biết có
phải là văn hay không ?
Cũng trong những lần rong ruổi dặm trường ấy, gặp
không ít điều dở khóc, dở cười, niếm trải niềm vui và khổ cực, có cả những bất
trắc hiểm nguy đến tính mạng để rồi nhớ mãi. Những chuyến đi đó đã trở thành
những kỷ niệm khắc ghi. Có những người bạn chưa hề quen biết, gặp nhau lần đầu,
vậy mà đã thành tri kỷ, tri ân của nhau.
Tôi còn nhớ một lần phóng xe rong chơi một huyện vùng
cao cho thỏa thú săn tìm. Dọc đường tình cờ gặp một cô gái da trắng, má hồng
chân dài miên man đang đứng ngơ ngác, chơi vơi trên con dốc đầy sỏi đá. Thấy
lạ, dừng lại hỏi, thì ra là cô giáo từ Hà Nội lên cũng rong ruổi thực tế tìm tư
liệu cho luận văn thạc sĩ về giáo dục tiểu học vùng cao mà cô đang theo đuổi. Cuộc
gặp gỡ tình cờ đó là do chiếc xe của người xe ôm dở chứng phải bỏ khách lại. Thân
gái dặm trường giữa rừng xanh núi đỏ, tôi may mắn thành người xe ôm cùng cô
xuống bản. Rồi chiều về trời nổi giông mưa gió. Điều gì sẽ sẩy ra? Núi lở, đường
tắc đó là bài ca muôn thủa của vùng cao. Quay lại, chúng tôi tìm đường về nhà
trưởng bản nhờ trú ngụ. Hôm đó được trưởng bản “chiêu đãi” cơm tối. Người vùng
cao bản chất ngay thẳng thật thà, càng quí mến hơn khi được biết là cô giáo
vùng xuôi lên. Tất nhiên là bữa cơm toàn những món ẩm thực đặc sản theo kiểu
vùng cao. Cá nướng, măng rừng, muối dầm ớt chỉ thiên và có một món đặc biệt mà
từ bé chưa thấy, chưa thưởng thức, đó là lúc trưởng bản trịnh trọng hạ cái ống
nứa trên giàn bếp xuống. Chắc chỉ có “ hàng độc” tiếp khách quí mới cẩn trọng
kiểu đó! Ông dốc ra chừng hơn nửa bát, toàn ngóe muối, màu vẫn còn tươi rói, đỏ
hoe cẳng chân lằng ngoằng, phảng phất mùi găn gắt... Tất nhiên là chúng tôi nhón
nhén chỉ gắp muối ớt lùa vội bát cơm. Khổ nhất lúc chủ nhà thịnh tình tỏ lòng
hiếu khách xúc bỏ vào bát. Trời ạ… Biết làm sao…dĩ nhiên len lén, kín đáo gạt
xuống gầm sàn. Song bù lại hôm đó tôi thành vệ sĩ tin tưởng cho cô giáo trong đêm
mưa giông nơi bản vắng xa lắc ấy. Một kỷ niệm khó quên.
Lại một lần khác. Có những điều không thể hình dung
trước được, nó đến rất ngẫu nhiên. Hồm tôi đi du hí Lai Châu cùng nhà văn Đoàn
Hữu Nam .
Đến ngày về chúng tôi theo con đường từ Than Uyên qua đèo Khau Co để về huyện
Văn Bàn. Khi lên đến đỉnh đèo thấy căn nhà bên rìa đường, phần vì muốn cho con
ngựa sắt cà tàng nghỉ lấy sức, phần muốn dừng lại đỉnh đèo gió để ngó mây bay nghe
gió hú, nhất cử lưỡng tiện ghé thăm thì ra đó là nhà của trạm kiểm lâm, nơi thường
trú của ba chàng ngư lâm, gác rừng Quốc gia Hoàng Liên. Đến đây mới vỡ ra nhiều
nhẽ, để rồi ngẫm thấy cuộc sống quanh ta còn nhiều điều tốt đẹp lắm, nhiều
người đáng quý, đáng yêu, đáng trân trọng suy tôn. Giữa nơi đèo heo hút gió,
cách xa những ồn ào phố xá tưởng chừng cuộc sống các anh sẽ cô đơn lạnh lẽo.
Nhưng lại nghĩ họ cũng được cách xa những nhỏ nhen, bon chen, hẹm hòi và cả những thói
đời ích kỷ. Ở đấy thấy lòng người sao bao dung ấm áp, tình người sao đậm đà,
hồn nhiên và tươi sáng. Ở đấy họ không hề cô đơn buồn tẻ. Gác rừng, bảo vệ rừng
và rừng đã thân thương mở lòng. Với bản chất cần cù, thông minh chịu khó, áp
dụng khoa học kỹ thuật, tận dụng mạnh nguồn của núi của rừng tạo lên những hồ
nuôi cá hồi và rừng đã cho họ cả niềm vui. Cảnh ấy, người đấy đáng để cho chúng
tôi ngẫm suy về hình ảnh những người gác rừng trên đỉnh đèo gió. Rồi các kỳ thú
trên đỉnh đèo, các bản làng dân tộc mang đậm bản sắc và những câu chuyện kỳ bí,
đã cho tôi cảm xúc mạnh và hình thành chùm ký sự “truyền kỳ” “ Quanh
núi Hoàng Liên” Hội nhà văn xuất bản năm 2012.
Lại một kỷ niệm nữa. Có thể gọi là một kỷ niệm của cuộc
hành xác nhớ đời nhất trong trò rong ruổi. Đó là cuộc chinh phục nóc nhà Đông
Dương Pansipang. Nay nghĩ lại vẫn còn thấy run. Run bởi hiểm nguy đến tính mạng
do sự bất cẩn, Run bởi sự sống và cái chết chỉ mong manh như sơi tơ trước bão
dông. Và cũng từ đó càng hiểu hơn con người rất nhỏ bé trong cái vũ trụ bao la,
hãy trân trọng cuộc sống này, hãy thương yêu nhau hơn và nâng niu những gì đã có.
Cái đêm trên đỉnh nóc nhà Đông Dương ấy, nhiệt độ
xuống đến 2- 3 oc sương giăng mịt mù, cái
lạnh đến thấu xương. Do sức khỏe, do cảm lạnh, do chuẩn bị không chu đáo, đêm
ấy tôi sốt cao. Được bạn đồng hành kiểm tra huyết áp mới thấy chỉ số huyết áp
xuống thấp. Đêm càng lạnh độ cao càng lớn đồng nghĩa với việc lượng ô xy trong
không khí càng loãng. Việc thiếu ô xy do huyết áp thấp đẫn đến khó thở là lẽ
đương nhiên. Tôi như con cá mắc cạn cố rướn cổ lên để thanh lọc lấy lượng ô xy
cung cấp cho cơ thể. Càng lúc sốt càng cao có lúc cơ thể lên 39 oc, bao nhiêu
túi ngủ của đồng đội đều chùm cho tôi mà cơn rét vẫn cứ rung bần bật. Lên đỉnh
núi đã khó mà xuống núi còn khó hơn, “tiến thoái lưỡng nan”. Trong suy nghĩ đã
thấy thần chết lởn vởn quanh mình. Mọi cố gắng giúp đỡ của đồng đồi như
cũng trông chờ ở sự linh diệu. Không ai nói với ai nhưng hình như tất cả đang
cầu nguyện thần rừng, thần núi chở che. Trong lúc hiểm nguy đó người bạn mang
vác hành lý Vàng A Páo mà họ vẫn gọi theo tiếng Anh bằng cái tên Pôttơ. A Páo
bới tìm được củ gừng trong gói thực phẩm mang theo. Anh giã nhỏ hòa nước cho
tôi uống và dùng bã xóa khắp cơ thể. Bài thuốc dân gian giản đơn nhưng đầy công
hiệu đã giúp tôi qua cơn hoạn nạn. Phải chăng lời cầu nguyện đã thấu, thần rừng, thần núi đã ngầm giúp
tôi thông qua Páo? Lấy lại sức khỏe và tinh thần sáng hôm sau tiếp tục cuộc
hành trình đáng nhớ này. Mãi mãi không quên những người con của núi của rừng
như Vàng A Páo. Chuyến hành xác ấy cũng đủ cho tôi cảm xúc và ra một cái ký đầy
đặn “Vời
vợi cột đá chống trời” với
một giá không rẻ.
Và còn nhiều, nhiều lắm những kỷ niệm trong những hành
trình khám phá trải nghiệm. Những dặm dài ấy đã cho tôi nhiều bài học quý về
nhân cách sống, đã rèn luyện tôi bản lĩnh, tính kiên trì, sức chịu đựng để vượt
qua mọi khó khăn trên những chặng đường mà ở phía trước còn nhiều chông gai,
khổ ải.
Tháng 10/2012
C.T
2 nhận xét:
Không biết cô giáo Hà Nội đi xa thế về đến Hà Nội có "lành" không mà tác giả chỉ nói lửng?...
Cám ơn bác cả đến chơi nhà! Thất có lỗi tiếp đón ko chu đáo có gì bác đại xá cho tiên nhân. Còn cô giáo HN hôm sau về tỉnh còn cảm ơn em nhiều nhiều lắm đấy bác ợ.
Đăng nhận xét