Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

Nghĩ suy từ động Mường Vi



                                                          Đường vào cửa động   
          Thế Công
          Quần thể động Mường Vì thuộc địa phận xã Mường Vi huyện Bát Xát – Lào Cai là danh thắng của núi rừng Tây Bắc. Vẻ đẹp kỳ vĩ và những câu chuyện huyền bí đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng du khách gân xa. Quần thể gồm có bốn động chính : Động Cám Ran, Động Na Rin, Cám Rúm, Cám Tẳm.
Mỗi hang động mang một dáng vẻ riêng và sự hấp dẫn kỹ thú khác nhau. Tất cả các truyền thuyết các hang động Mường Vi đều gắn liền vời sự tích rồng tiên. Những câu chuyện ấy phảng phất yếu tố tâm linh kỳ bí.
Theo ông Hoàng Văn Tưởng cán bộ văn hóa xã Mường Vi cho biết: Truyền thuyết về các nàng tiên trên đất Mường Vi có rất nhiều những câu chuyện còn lưu truyền cho đến ngày nay. Các truyền thuyết đã trở thành văn hóa tâm linh của vùng đất này, dăn dậy con người sống tốt đẹp, thật thà, chăm chỉ làm ăn. Cho đến nay câu chuyện mượn mâm bát, xoong nồi của các nàng tiên khi trong làng có đình đám vẫn lưu truyền. Các hang động nơi đây đã từng là nơi trú ẩn của đồng bào khi có binh biến loạn ly.
 Quần thể hang động Mường Vi có quy mô lớn, đẹp, chứa đựng nhiều yếu tố giá trị như khảo cổ, lịch sử văn hóa, du lịch... là tài sản quí giá mà thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất con người nơi đây. Năm 1999 quần thể hang động Mường Vi đã vinh dự được Bộ Văn Hoá - Thông Tin và du lịch công nhận là di tích Văn hóa . Từ đó các công trình trong quần thể hang động được Nhà nước đầu tư xây dựng như: đường dẫn vào hang, khu nhà đón tiếp khách du lịch, và một số hệ thống hạ tầng cơ sở dịch vụ phục vu khách, hệ thống đường điện chiếu sáng trong hang động. Khi đưa danh thắng vào hoạt phục vụ khai thác du lịch đã được nhiều công ty lữ hành hưởng ứng và thiết lập tua du lịch. Lượng khách đến với Mường Vi đã tấp lập. Vẻ đẹp lộng lẫy của động Mường Vì đã làm hấp dẫn bao du khách trong và ngoài nước. Nhưng “niềm vui chả được tầy gang”. Vài năm trở lại đây lượng du khách đến khám phá vẻ đẹp các nàng tiên Mường Vi đã trở lên thưa vắng, buồn tẻ. Cũng theo ông Hoàng Văn Tưởng cho biết từ năm 2008 trở lại đây rất ít thậm chí không có khách đến thăm nữa. Ông lý giải, bởi nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân cơ bản vẫn là hệ thông giao thông đến Mường Vi xuống cấp nghiêm trọng. Hạ tầng cơ sở nơi quần thể hang động chưa đáp ứng với nhu cầu. Các dịch vụ du lịch còn nghèo nàn chưa phong phú… Tất cả các yếu tố trên đã làm cản đường du khách đến với các “nàng tiên” Mường Vi.
 Nhìn quang cảnh hoang tàn, hưu quạnh của danh thắng chúng tôi không khỏi chạnh lòng. Khu nhà khang trang xây dựng để đón tiếp và là nơi ăn nghỉ phục vụ du khách, nay đã xuống cấp nghiêm trọng. Chúng tôi quanh sau dẫy nhà làm nơi phòng nghỉ cho khách, cánh cửa và trần nhà đã hư hỏng sụt xuống từng mảng, nền hiên nhà là nơi để bà con nhốt dê và để những thứ vật dụng linh tinh của người dân quanh đó, cỏ cây mọc um tùm, lầy lội, mái nhà đã bị bão gió bay tốc mái. Lối vào hang động cỏ cây bưng kín um tùm, hệ thống đèn điện chiếu sáng tiền tỷ không còn nữa. Thật sự quần thể danh thắng hang động Mường Vi đã bị lãng quên đến đau lòng. Được biết huyện Bát Xát có cử một người làm nhiệu vụ bảo vệ khu nhà này. Chúng tôi tìm gặp thì được biết anh đã đi vắng. Nhiều người tự hỏi tại sao?; Một danh thắng lại để hư hỏng chỏng chơ như vậy? Thiết nghĩ nếu không có sự quan tâm của các cấp ngành liên quan thì chỉ một thời gian nữa các cơ sở hạ tầng đã đầu tư ở đây sẽ bị xóa sổ. Một điểm danh thắng quí giá mà thiên nhiên đã ban tặng cần được giữ gìn và bảo vệ, khai thác một cách hiệu quả. Không thể để tiềm năng du lịch lớn này của Bát Xát bị lãng quên. 
  Hy vọng một ngày không xa quần thể hang động Mường Vi sẽ được sự quan tâm của các cấp các ngành, kể cả các tổ chức kinh tế, các nhà đầu tư chú trọng. Cần có quy hoạch tổng thể để đầu tư xây dựng nơi đây, sớm đưa danh thắng quần thể hang động Mường Vì vào khai thác phục vụ du lịch. Tạo lên điểm đến lý tưởng của du khách trong và ngoài nước, góp phần làm đẹp hình ảnh Lào Cai trên bản đồ du lịch Tây Bắc Và Việt Nam.   
                                                              
                                                      T.C
                                           
 
              Cửa động

       
          Nơi này dùng để nhốt dê
                 
                           Cây cầu qua suối đến cửa động

Không có nhận xét nào:

Bài đăng phổ biến