Đỗ Chu hơn hớn một nỗi tê dại ...
Hoàng Minh
Không phải mô tả kiến trúc hay cách bài trí của nhà tang lễ mà thực ra đang muốn kể về nơi ăn ở của một người danh tiếng trong làng văn Việt nam. Ông Đỗ Chu…
Sau Đỗ Chu lại có ba chấm xuống hàng nghĩa là thế nào. Trả lời: vì sự nghiệp văn chương của ông cũng đáng nói lắm, cũng dày dặn lắm và huy hoàng. Cái cổ lòng khòng của ông cũng đã ba bốn lần khoác những vòng nguyệt quế. Ờ, cái kiếp văn chương đôi lúc vẫn coi giải thưởng chẳng ra gì nếu không nói rằng lắm khi còn sinh họa vì đãi đằng, khao thết anh em họ hàng, bè bạn chúc mừng kéo lê, kéo lết đến ba tháng, nửa năm. Cứ nhận giải và ló mặt lên truyền hình thì liệu thần hồn. Nhẹ là thủng túi, nặng là khốn đốn với “chị gái” ở nhà chứ chẳng chơi.
Chân dung nhà văn Nguyễn Đình Thi do Đỗ Chu vẽ
Nhưng cứ ví mình như cái vỏ chai cũng đúng chứ. Rượu Valentin 21 năm khác hẳn với Cônhăc 10 năm là ở chỗ cái tem. Rượu ngon mà có tem chứng thực thương hiệu thì còn gì bằng. Ai chả muốn.
ĐỗChu mấy lần được dán tem, không những tem nội mà cả tem ngoại hẳn hoi. Vinh danh ở 10 nước ASEAN là cũng thương hiệu chứ. Đùa được à …
Rồi in báo, in sách. Sách của ông cứ ra xình xịch như tàu. Rõ hãi. Phiêu bạt, nhậu nhẹt, đàn đúm bè bạn lắm thế mà viết khỏe thế. Viết hay và cay. Cay mà vẫn lọt. Lọt mà vẫn chạy. Chạy mà vẫn nhoẻn cười bưng giải. Khiếp!
Chỉ có cái căn hộ hiện ông đang ngụ thì chuyện đáng bàn không giống chuyện văn chương mà ở cái khu vực địa lý do ông chọn.
Gặp thằng bạn văn nào ông cũng muốn rước về nhà chơi hoặc nài có dịp ghé lại nhà. Cặp mắt đỏ rựng nhưng quá đỗi chân tình. “Không điện thoại cầm tay cầm chân gì cả, vướng, đây là điện thoại để… sàn. Đến chơi đi. Tao ở ngay trước cổng 354 ấy. Bệnh viện ấy. Mày chưa đi viện bao giờ à. Viện hay lắm”
Ờ thì đi. Không phải đi viện mà đi đến cái ông oái oăm này xem ăn ở thế nào.
Gớm, lời chào cao hơn ...tiệc nhậu.
Chu Tản mạn trước đèn. Sống ở đây được cái sướng là gần bệnh viện. Di cái thân già qua đường trèo lên giường sắt là ngửi thấy mùi ete ngay. Không phải gọi cấp cứu với 115 làm gì cho tốn tiền uống rượu. Thế mới oách.
Thứ nữa là chết. Chết rất tiện. Viếng rất gần. Hồn vía về thăm nhà cũng chỉ ba bước chân, không xe ôm taxi, không tắc đường, không sợ tai nạn giao thông. Mày đã nhìn thấy nhà tang lễ chưa, đấy đấy, thằng dở hơi, ở cái góc theo tay tao chỉ đây này. Bố mày thăng thì có mà ngọt xớt. Giải pháp cả gói, khép kín tất, chả bố con thằng chó nào ăn được gì.
Ở đây lại còn thường xuyên được nghe nhạc không mất tiền. Nhạc của Phật, nhạc hiếu ngân nga như ca trù trong mênh mông sương khói. Nhiều ông hình như là nhạc sĩ lại không dùng đến nhạc hiếu mà dùng nhạc của mình để tự tiễn đưa mình.
Khổ mỗi cái là nước mắt nhiều quá, cứ bò ra, nước mắt lê lết, lăn lóc, thảm thiết. Mình ở gần đây hóa ra được tiễn đưa khối người, cả quen lẫn lạ. Tự nhiên lại buồn phiền thương nhớ những người dưng.
Hàng ngày, cứ mở cửa sổ ra lại gặp một bác qua đời. Có ngày ba bốn bác lũ lượt. Giờ xếp kín không đủ diện tích cho các bác xấu số. Nhà đến sau cứ van nài nhà làm lễ trước đó kết thúc sớm để kê người nhà mình vào cho đúng giờ đã chọn. Cứ đi đến, nối đuôi nhau mà về với thiên thu.
Ở đây ngộ ra được khối điều trên thế gian ngổn ngang này. Mấy thằng ác không ở đây mà chứng kiến. Mình hiền thế này mà cứ hé cửa ra là gặp chuyện dữ, chuyện buồn.
Hay nhất là điếu văn, ngày nào cũng được nghe một đến dăm điếu văn. Tên tuổi khác nhau nhưng đạo đức đều tót vời như nhau. Bác nào cũng là người chồng chung thủy, người cha mẫu mực bởi vì điếu văn theo một mẫu của nhà tang lễ. Chỉ việc cắm tên và sơ yếu lý lịch vào là người đọc đã ngậm ngùi, gia đình đã sướt mướt. Thế là người chồng chung thủy, người cha mẫu mực đã được tiễn sang thế giới bên kia.
Nhưng ngẫm ra thì xét nét chữ nghĩa với người khuất núi làm gì. Bọn văn chương còn tâng bốc nhau khiếp hơn thế nhiều lần mà có ai cản ngôn, đình bản,chửi rủa gì đâu.Rồi thời gian sẽ hóa thân hóa kiếp chúng ta thành những người chồng chung thủy, người cha mẫu mực. Xóa hết phàm trần, xuống đó tính sau, phân xử lại, đâu có muộn.
Nào, uống đi. Uống vừa thôi con ạ. Mày phải cố dăm chục năm nữa hãy thủy chung mẫu mực. Còn bây giờ cứ lai rai nó mới bền. Tao cũng cố vài chục năm nữa, xem có viết được gì, xem có được thêm cái giải nào để tích vốn cho con sau này nó còn chơi…chứng khoán.
Giường chiếu cũng thế. Cõi tạm thôi. Mà ông nhà văn họ Đỗ này có ngủ bao giờ đâu, chỉ chợp qua loa cho có vẻ nhắm mắt. Có người nói đi công tác với Đỗ Chu, ở cùng phòng, hầu chuyện ĐỗChu thì chỉ một tuần là đi… Văn Điển. Ông không ngủ bò xung quanh giường. Ngoảnh mặt ra ngoài ông bò ra ngoài, úp mặt vào tường ông bò vào tường. Thập diện mai phục để đối thoại. Một tuần sau tóc dựng đứng như tranh vui, người bã ra như đậu phụ ngâm nước, tan nát cõi lòng, nhưng trước khi đi Văn Điển cũng thu lượm được khối kiến thức, biết được đủ thứ trên đời để rồi xuống đấy tiếp tục hầu chuyện với cỏ.
Đó cũng là một thứ độc tài, nhất nguyên, một loại lãnh tụ tinh thần tự mình nghi ngút, tránh tranh luận, bàn cãi. Thôi thì nhường vậy. “Bắt cởi trần phải cởi trần, cho may ô mới được phần may ô”.
Nói nhiều thế, tất cả tinh túy phun hết ra miệng, thế mà trang viết không cặn bã. Loa và bút tinh túy như nhau tạo nên một trường phái ĐỗChu : dở quê dở tỉnh, dở say dở khôn, dở đùa dở thật, dở vui dở buồn. Đọc ông Chu thấy một tì vết không lẫn vào đâu được, liền mạch, lấp lánh, tỉnh queo, mà cứ rấm rứt vô hạn nỗi buồn.
Một đời văn như vậy cũng tạo nên một cột mốc trên con đường dài đằng đẵng không biết đâu là đích của văn chương. Nhìn vào cột mốc bên đường văn chương để rồi ta bình tâm trước những vô hạn của đời sống và đích đến của tài năng. Đó là con đường ròng rã bộ hành, khổ đau bất tận, trả giá quên thân. Một nghề oái oăm đến thế là cùng, trời ạ!
Tôi đã có dịp vào chùa Bổ Đà khi di tích ấy chưa được phục chế lại “mới toang” như bây giờ. Qua Sen Hồ, cái làng đã sinh ra Đỗ Chu thấy dưới những rặng tre, bóng một dáng người lòng khòng, tóc húi cua, mặt nhăn nhúm và ngộ nghĩnh, mắt đỏ rầu rầu. Gặp những con gà nhặt thóc, con trâu gặm cỏ và gặp cả nỗi đau nhói của cô bé bán cả con mình lẫn mẹ mình mà khi gặp Đỗ Chu vẫn hơn hớn một nỗi tê dại trong Tản mạn trước đèn.
Chân dung nhà văn Nguyễn Đình Thi do Đỗ Chu vẽ
Nhưng cứ ví mình như cái vỏ chai cũng đúng chứ. Rượu Valentin 21 năm khác hẳn với Cônhăc 10 năm là ở chỗ cái tem. Rượu ngon mà có tem chứng thực thương hiệu thì còn gì bằng. Ai chả muốn.
Đỗ
Rồi in báo, in sách. Sách của ông cứ ra xình xịch như tàu. Rõ hãi. Phiêu bạt, nhậu nhẹt, đàn đúm bè bạn lắm thế mà viết khỏe thế. Viết hay và cay. Cay mà vẫn lọt. Lọt mà vẫn chạy. Chạy mà vẫn nhoẻn cười bưng giải. Khiếp!
Chỉ có cái căn hộ hiện ông đang ngụ thì chuyện đáng bàn không giống chuyện văn chương mà ở cái khu vực địa lý do ông chọn.
Gặp thằng bạn văn nào ông cũng muốn rước về nhà chơi hoặc nài có dịp ghé lại nhà. Cặp mắt đỏ rựng nhưng quá đỗi chân tình. “Không điện thoại cầm tay cầm chân gì cả, vướng, đây là điện thoại để… sàn. Đến chơi đi. Tao ở ngay trước cổng 354 ấy. Bệnh viện ấy. Mày chưa đi viện bao giờ à. Viện hay lắm”
Ờ thì đi. Không phải đi viện mà đi đến cái ông oái oăm này xem ăn ở thế nào.
Gớm, lời chào cao hơn ...tiệc nhậu.
***
À, ra đây là cái mặt sàn để Đỗ Thứ nữa là chết. Chết rất tiện. Viếng rất gần. Hồn vía về thăm nhà cũng chỉ ba bước chân, không xe ôm taxi, không tắc đường, không sợ tai nạn giao thông. Mày đã nhìn thấy nhà tang lễ chưa, đấy đấy, thằng dở hơi, ở cái góc theo tay tao chỉ đây này. Bố mày thăng thì có mà ngọt xớt. Giải pháp cả gói, khép kín tất, chả bố con thằng chó nào ăn được gì.
Ở đây lại còn thường xuyên được nghe nhạc không mất tiền. Nhạc của Phật, nhạc hiếu ngân nga như ca trù trong mênh mông sương khói. Nhiều ông hình như là nhạc sĩ lại không dùng đến nhạc hiếu mà dùng nhạc của mình để tự tiễn đưa mình.
Khổ mỗi cái là nước mắt nhiều quá, cứ bò ra, nước mắt lê lết, lăn lóc, thảm thiết. Mình ở gần đây hóa ra được tiễn đưa khối người, cả quen lẫn lạ. Tự nhiên lại buồn phiền thương nhớ những người dưng.
Hàng ngày, cứ mở cửa sổ ra lại gặp một bác qua đời. Có ngày ba bốn bác lũ lượt. Giờ xếp kín không đủ diện tích cho các bác xấu số. Nhà đến sau cứ van nài nhà làm lễ trước đó kết thúc sớm để kê người nhà mình vào cho đúng giờ đã chọn. Cứ đi đến, nối đuôi nhau mà về với thiên thu.
Ở đây ngộ ra được khối điều trên thế gian ngổn ngang này. Mấy thằng ác không ở đây mà chứng kiến. Mình hiền thế này mà cứ hé cửa ra là gặp chuyện dữ, chuyện buồn.
Hay nhất là điếu văn, ngày nào cũng được nghe một đến dăm điếu văn. Tên tuổi khác nhau nhưng đạo đức đều tót vời như nhau. Bác nào cũng là người chồng chung thủy, người cha mẫu mực bởi vì điếu văn theo một mẫu của nhà tang lễ. Chỉ việc cắm tên và sơ yếu lý lịch vào là người đọc đã ngậm ngùi, gia đình đã sướt mướt. Thế là người chồng chung thủy, người cha mẫu mực đã được tiễn sang thế giới bên kia.
Nhưng ngẫm ra thì xét nét chữ nghĩa với người khuất núi làm gì. Bọn văn chương còn tâng bốc nhau khiếp hơn thế nhiều lần mà có ai cản ngôn, đình bản,chửi rủa gì đâu.Rồi thời gian sẽ hóa thân hóa kiếp chúng ta thành những người chồng chung thủy, người cha mẫu mực. Xóa hết phàm trần, xuống đó tính sau, phân xử lại, đâu có muộn.
Nào, uống đi. Uống vừa thôi con ạ. Mày phải cố dăm chục năm nữa hãy thủy chung mẫu mực. Còn bây giờ cứ lai rai nó mới bền. Tao cũng cố vài chục năm nữa, xem có viết được gì, xem có được thêm cái giải nào để tích vốn cho con sau này nó còn chơi…chứng khoán.
***
Một bộ bàn ghế tuềnh toàng dùng làm nơi tiếp khách và cả tiếp... mình. Nơi phụt thuốc lào vô phương hướng nếu hứng chí văn chương. Ông Mao chẳng nói nền nhà là cái gạt tàn mênh mông đó thôi. Cứ rách việc. Còn đóm hả. Bản thảo vứt đi. Một đời viết có mà vứt khối. Mấy khi chữ ở được với mình, với đời. Mày là thằng viết mày biết đấy. Chữ nó bỏ mình đi như cơm bữa, nếu không tao có mà ăn hết giải Hội Nhà văn.Giường chiếu cũng thế. Cõi tạm thôi. Mà ông nhà văn họ Đỗ này có ngủ bao giờ đâu, chỉ chợp qua loa cho có vẻ nhắm mắt. Có người nói đi công tác với Đỗ Chu, ở cùng phòng, hầu chuyện Đỗ
Đó cũng là một thứ độc tài, nhất nguyên, một loại lãnh tụ tinh thần tự mình nghi ngút, tránh tranh luận, bàn cãi. Thôi thì nhường vậy. “Bắt cởi trần phải cởi trần, cho may ô mới được phần may ô”.
Nói nhiều thế, tất cả tinh túy phun hết ra miệng, thế mà trang viết không cặn bã. Loa và bút tinh túy như nhau tạo nên một trường phái Đỗ
Một đời văn như vậy cũng tạo nên một cột mốc trên con đường dài đằng đẵng không biết đâu là đích của văn chương. Nhìn vào cột mốc bên đường văn chương để rồi ta bình tâm trước những vô hạn của đời sống và đích đến của tài năng. Đó là con đường ròng rã bộ hành, khổ đau bất tận, trả giá quên thân. Một nghề oái oăm đến thế là cùng, trời ạ!
Tôi đã có dịp vào chùa Bổ Đà khi di tích ấy chưa được phục chế lại “mới toang” như bây giờ. Qua Sen Hồ, cái làng đã sinh ra Đỗ Chu thấy dưới những rặng tre, bóng một dáng người lòng khòng, tóc húi cua, mặt nhăn nhúm và ngộ nghĩnh, mắt đỏ rầu rầu. Gặp những con gà nhặt thóc, con trâu gặm cỏ và gặp cả nỗi đau nhói của cô bé bán cả con mình lẫn mẹ mình mà khi gặp Đỗ Chu vẫn hơn hớn một nỗi tê dại trong Tản mạn trước đèn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét