1. Được sống để kể lại. Đó là tên một cuốn sách anh lính Trần Luân Tín kể lại những gì mình đã trải qua trong cuộc chiến vừa rồi.Tô Hoàng đã giới thiệu với tôi và meo cho tôi cả cuốn truyện này. Tôi đã đọc nó, nhưng chưa kịp nói gì. Thì trong tập bút ký Nỗi buồn lâu quên mới xuất bản gần đây, sau khi đã nồng nhiệt ngợi khen tính chân thật lịch sử của cuốn sách, Tô Hoàng đã viết những dòng sau đây: Quá đủ sự ác liệt, độ gay cấn, không gian, tình huống cụ thể để tạo nên bức tranh sám hối của người lính ở cả hai chiến tuyến, để “hòa cả làng”,tôi với anh đều có lỗi.Cũng có thể với chất liệu ấy để chứng minh cho những toan tính “xóa sổ”, chẳng ai được, chẳng ai thua; những thế lực phi nhân đánh ván bài chính trị bằng những núi xác của lính tráng...Những trù liệu như vậy đã thấp thoáng xuất hiện trong văn chương nghệ thuật hai ba chục năm gầm đây rồi.
Trích dẫn vậy hơi dài nhưng thật tình thấy là cần vì như M. Proust đã nói, nghệ thuật rất cần thiết vì nó cho ta một con mắt nhìn mới. Một cái nhìn mới. Một cảm quan mới. Thật tình là thế, vì như lúc này đây, dường chưa bao giờ người đọc tìm đến với văn học nghệ thuật với nhiều khát khao đến vậy. Không thiếu những cuốn sách hay.Có cuốn hay theo cái kiểu rằng hay thì thật là hay mà xem ra ngậm đắng