Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Ngược Ú Sì Sunghttp://baolaocai.vn/3-0-20765/nguoc-u-si-sung.aspx

http://baolaocai.vn/3-0-20765/nguoc-u-si-sung.aspx
Ngược Ú Sì Sung

LCĐT - Chúng tôi rời thành phố Lào Cai. Tạm biệt “thủ phủ” Apatít Cam Ðường đang sôi động trong tiếng máy âm vang, nhằm hướng Tây mờ sương mà ngược núi.
Chả hiểu cơn cớ gì mà trong tôi cứ háo hức, mong chờ để có ngày gặp lại Ú Sì Sung, Can Thàng, Phìn Hồ Thầu. Không phải do mối tình trắc trở để tiếc nuối, ngẩn ngơ mà miên man trong tôi về sự khốn khó, nhọc nhằn lam lũ kiếp mưu sinh của người dân nơi non cao ấy. Hơn hết thảy, ở đó là tấm lòng chân chất, thật thà, tình người thủy chung đồng lòng vượt qua gian khó đang vươn lên xua đói, đuổi nghèo và làm giàu trên mảnh đất “mái nhà đất nước”.
Ðường mới về thôn Ú Sì Sung.

Hấp dẫn thắng cố ngựa.

http://baolaocai.vn/8-0-21114/hap-dan-thang-co-ngua.aspx
Du xuân Tây Bắc thưởng món ăn dân dã mà thấy say lòng..


Hấp dẫn thắng cố ngựa
Công Thế
Trong các món ăn địa phương của đồng bào các dân tộc trong tỉnh, có lẽ độc đáo, hấp dẫn nhất phải kể đến món thắng cố. Một món ăn dân dã có sức hấp dẫn đến lạ kỳ. Món thắng cố có từ bao giờ và xuất xứ từ đâu? Theo các già bản người Mông kể lại, thì thắng cố là biến âm từ tên gọi “Thảng cố”, nghĩa là nồi nước. Nồi nước sôi mà có thịt gia súc, cùng lục, phủ, ngũ, tạng, chủ  yếu là thịt ngựa. Theo dân gian truyền lại món thắng cố được người Mông mang theo về Việt Nam cách đây khoảng 300 năm và sự tích “nồi da xáo thịt” thời loạn lạc. Người Mông (Miêu) cũng nằm trong số sắc tộc bị săn lùng giữa các dân tộc buộc phải ly hương. Cuộc thiên di tán tác ấy đến khi lương thảo đã cạn, họ thịt cả những chiến mã để cứu quân lính. Không có xoong, chảo, họ đã dùng da ngựa làm thành cái chảo lớn và sử dụng toàn bộ con ngựa làm thực phẩm. Và từ đó đến nay, món thắng cố đã trở thành món ăn truyền thống của người Mông. Mỗi khi vào dịp lễ hội hoặc vào các chợ phiên vùng cao người ta thường tổ chức nấu thắng cố để phục vụ lễ hội và du khách.
 
Thắng cố ngựa ở chợ phiên Bắc Hà.  Ảnh: Bùi Xuân

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

ĐI BUÔN VỚI NHÀ THƠ HỮU THỈNH

Trích “Trưởng làng văn thời hiện đại” của TRUNG TRUNG ĐỈNH
Nếu tôi nhớ không lầm, thì tôi quen Hữu Thỉnh rất bình thường, đó là buổi chiều tối một ngày đầu Đông năm 1978, tôi vừa cùng Nguyễn Trí Huân từ trại viết Khu V ra đến Hà Nội. Nguyễn Trí Huân thì đã quen Hà Nội trước khi đi B nên xuống ga Hàng Cỏ cái là Huân tếch về Nhổn, nơi có mẹ và em gái Huân đang chờ sẵn. Còn tôi, đây là lần đầu được triệu ra Hà Nội để định cư và theo học khóa I viết văn Nguyễn Du.

Tất nhiên là bỡ ngỡ. Hữu Thỉnh ở trong một căn phòng của dãy nhà cấp 4 dành cho các trại viên quân đội cùng với cô con gái nhỏ, bé Thanh. Hồi ấy quân đội có hai trại viết đình đám nhất, đó là trại viết quân đội và trại viết Quân Khu V. Tôi thì nghe tên, đọc thơ Hữu Thỉnh hơi bị nhiều, vì hồi ấy Hữu Thỉnh nổi như cồn, chỉ sau Thanh Thảo, (đấy là cách đánh giá hồn nhiên của anh em khu V chúng tôi), vì trường ca “Đường tới thành phố”.
Trường ca “Những người đi tới Biển” của Thanh Thảo ra trước “Đường tới thành phố” của Hữu Thỉnh đâu một hai năm, mà Thanh Thảo cũng nổi tiếng hơn Hữu Thỉnh trước đó vì cả tập “Dấu chân qua trảng cỏ” được cụ Chế Lan Viên đánh giá cao ngút trời. Tôi vốn yêu trẻ con nên thấy bé Thanh đứng lơ ngơ ngoài cửa liền dắt bé ra ngõ mua kẹo lạc và mấy quả mận hậu rồi lại đưa trả về cho bố Thỉnh. Hữu Thỉnh bày ra giường thịnh soạn nào cơm rượu, cá mè kho dưa, rau muống luộc thơm lừng, mời tôi. Chúng tôi đánh chén no nê.

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

VIẾT CHO CON GÁI, TRONG NGÀY 17/2



           Thật xúc động khi đọc những dòng tâm sự của một người cha viết cho con gái. Đấy là nhà báo Mai Thanh Hải. Sáng nay mình bỏ một " Súng" ở nhà chiều về thấy cuộc gọi nhỡ. Té ra của Mai Thanh Hải. Gọi lại Hải nói : sáng gọi bác o được định nhủ đi BCH Biên Phòng tỉnh và vào Pha Long, thôi em đi rồi hôm ra hai anh em đi A Mú Sung nhé. Giời ạ. Tay ma xó tài thiệt lặn lội mới hôm qua thấy ở Cao Bằng hôm nay đã LC. Mấy hôm trước thì Trường. Thật bái phục. Cái tinh thần bất khuất anh dũng của những anh hùng hy sinh trong cuộc chiến tranh vệ quốc cách nay 35 năm khiến Hải o thể ngồi yên... Và nhìn tấm ảnh con gái Hải lập bập cầm bó nhang thắm trên mộ liệt sĩ mà khiến người ta xem càng xúc động hơn. Những dòng viết cho con gái phải chăng là những tiếng lòng cho các thế hệ nhớ lấy ngày này và không bao giờ quên các anh đã hy sinh cho cuộc sống hôm nay...

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

Huyền thoại Ngũ Chỉ Sơn



THÁI SINH  
Chỉ những khi trời thật trong người ta mới nhìn thấy những đỉnh núi của dãy Ngũ Chỉ Sơn xanh biếc như năm ngón tay chỉ thẳng lên trời. Một dãy núi độc nhất vô nhị đối diện đỉnh Phan Si Păng quanh năm mây phủ. Giấu trong mình nó là những huyền thoại về sự khai sinh lập địa trên mảnh đất này...

Bà Thào Thị Vĩ, Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Tả Giàng Phình (Sa Pa, Lào Cai), dẫn chúng tôi tới thăm gia đình cụ Sùng Thị Khu. Cụ Khu là người già nhất xã Tả Giàng Phình năm nay bước vào tuổi 113, nhà cụ ở thôn Sín Chải, nằm ngay dưới chân dãy Ngũ Chỉ Sơn.

VĂN TẾ TƯỞNG NIỆM 6 VẠN ĐỒNG BÀO VÀ CHIẾN SĨ TỬ TRẬN THÁNG 2 NĂM 1979




VĂN TẾ ĐỒNG BÀO VÀ CHIẾN SĨ TỬ TRẬN
TRONG CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC THÁNG 2 NĂM 79
Hỡi ơi!

Thấm thoắt đã ba nhăm năm
Mới đấy đã thành thiên cổ!
Trời biên giới ầm vang tiếng súng, thanh niên lớp lớp lên đường
Miền biên cương máu nhuộm đỏ sông, dân chúng nhà nhà tan tác
Nhớ linh xưa:
Chiến sĩ tòng chinh

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014

Diễn thơ đêm Nguyên Tiêu và nhận giả cuộc thi tại tại Đền Thượng do TP Lào Cai tổ chức

Diễn thơ như nghệ sĩ chuyên nghiệp, lúc cao trào xuýt "tuột quần" may chỉ vấp có hòn sỏi... Thôi khoe luôn thể khỏi ngứa mồm.( Ảnh chụp của nhà thơ Nguyễn Lê Hằng từ máy DD chuyển)
                                                     Thể hiện hết mình

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

35 năm cuộc chiến biên giới phía Bắc


Tháng 1/1979, Việt Nam mở chiến dịch Tây Nam lật đổ chế độ diệt chủng Khmer đỏ thân Trung Quốc tại Campuchia, Phó Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tuyên bố "dạy cho Việt Nam một bài học".
Xem đồ họa chiến sự năm 1979

Quan hệ Việt - Trung bắt đầu rạn nứt năm 1968 khi Việt Nam đồng thời giao hảo với cả Liên Xô và Trung Quốc trong bối cảnh mối quan hệ 2 nước này xuất hiện nhiều xung đột căng thẳng. Năm 1972, Tổng thống Mỹ Nixon tới thăm Bắc Kinh và đạt được thỏa thuận với Trung Quốc. Ba năm sau đó, Việt Nam từ chối tham gia liên minh chống Liên Xô của Trung Quốc.
Ban-do-1979-JPG-9760-1392355066.jpg
Nhấn vào các mũi tên trên bản đồ để xem chi tiết diễn biến cuộc chiến năm 1979.

Một góc nhìn nhức nhối.


       
                                           Nhà văn Tống Ngọc Hân bên phải ảnh
Thật là ái ngại cho nhà văn Tống Ngọc Hân, khi xem những dòng tâm sự này. Cái lịch sự của người quen đến thăm quên không bấm chuông. Tôi muốn nhấn đậm chữ " Quen" .

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

Người ra đi vội vàng như chưa kịp...


Trần Đăng Khoa

Nguyễn Đình Chiến ra đi là một tổn thất không gì bù đắp được. Tôi từng sống với Nguyễn Đình Chiến nhiều năm ở Matxcova, nên có rất nhiều kỷ niệm với anh và bạn bè Nga. Cách đây mấy hôm,

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

Xe công nô nức trẩy hội

Xe công nô nức trẩy hội

Thứ Sáu, 07/02/2014 19:27

(NLĐO) - Việc cán bộ sử dụng xe công vào việc riêng bị nghiêm cấm nhưng như thường lệ hằng năm, trong những ngày lễ hội vừa qua, rất nhiều người đã lấy xe công đi trẩy hội một cách công khai

Điểm qua các lễ hội lớn với quy mô cấp tỉnh, thành phố hay những lễ hội cấp huyện, làng xã đều có những xe công trảy hội tấp nập.

Mùng 10 Tết: Ngày vía Thần Tài





Ngày vía của Thần Tài là ngày mùng 10 Tết. Ngày này tất cả mọi nhà, công ty, cửa hàng… có thờ Thần Tài đều sắm lễ vật để cúng lấy vía Thần Tài, cầu xin một năm mới làm ăn được thịnh vượng về tài lộc.

Bài đăng phổ biến