Đất và người Rồng Hoa
Ký của Công Thế
Tôi vừa có
chuyến hành trình ngược nguồn lên biên giới xã Pha Long, nơi tít đầu “Vòm nhô
sông Chảy” của mảnh đất “Gang thép Mưng Khảng”* Mương Khương. Nơi đây nhà văn,
nhà báo, nhà giáo Liệt sĩ Bùi Nguyên Khiết năm xưa đã từng xông pha trên trận
tuyến chống giặc ngoại xâm, ông ghì chặt khẩu tiểu nhả vào đầu thù đến viên đạn
cuối cùng và anh dũng hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc. Chính mảnh đất
thượng nguồn này thầy giáo Bùi Nguyên Khiết đã trèo đèo lội suối gieo chữ cho
màu xanh vùng cao. Và cùng thời kỳ đó ông cũng đã gieo mầm những tác phẩm văn
học xuất sắc góp phần cho diện mạo văn học Lào Cai thêm phong phú. Đáng nhớ hơn
cả là tác phẩm bút ký “Nơi vòm nhô sông chảy” của ông vẫn còn lắng đọng mãi đến
ngày nay.
Về Pha Long
bây giờ đã khác xưa nhiều lắm. Cái cảnh đìu hiu đến hoang dại nơi vùng đất
khát, mênh mông núi đá, cuộc sống của người dân hoàn toàn phụ thuộc vào “ Ơn giời mưa nắng phải thì…” như chìm vào xa xăm. Mọi đổi mới cứ diễn ra hàng ngày
để rồi ngay chính người dân nơi đây cũng thấy ngỡ ngàng, phấn chấn.
Con đường quốc lộ 4D về vùng cao biên giới Pha
Long mới được Nhà nước đầu tư nâng cấp khá phẳng phiu êm ả. Thấp thoáng bên
đường những thửa ruộng bậc thang lúa đang