Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

Gặp hạn

Cùng tác giả N.V.C tại Sa Pa


NGUYỄN VĂN CỰ

Cơ quan tôi không hiểu thế nào mà ai cũng nói dai, viết dài, hễ cứ nhìn thấy nhau là bô lô ba la hết chuyện này sang chuyện khác, mỗi khi nhận báo cáo của các phòng gửi đến thì thôi rồi, cứ gọi là mờ mắt mà “Đãi cát tìm vàng”. Mọi người bảo đấy là do phong thủy của cơ quan nên mới thế, muốn sửa được chỉ còn mỗi cách là xoay lại hướng nhà! Tôi cũng vậy thôi, nhưng khổ nỗi

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

Sự thật về bài thuốc giúp quý ông một đêm quan hệ... 6 lần và sinh 5 con trai

Lâu nay, dân gian vẫn truyền tụng về toa thuốc bổ có tên là Minh Mạng thang (thuốc của Vua Minh Mạng dùng) có khả năng tăng cường sinh lực với những cái tên vô cùng hấp dẫn như “nhất dạ lục giao sinh ngũ tử” (một đêm quan hệ 6 lần, sinh 5 con trai) và “nhất dạ ngũ giao sinh tứ tử” (một đêm quan hệ 5 lần sinh 4 con trai). Vậy thực hư của chuyện này như thế nào?
Chân dung Vua Minh Mạng.

Kỳ 1: Vua Minh Mạng còn hơn… Hercule trong thần thoại Hy Lạp

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

Nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo như “nhá” phải những hạt sạn


Vũ Thanh Nhàn
 
Nguyễn Trọng Tạo (sinh 1947) là nhà thơ, nhạc sĩ, nhà báo, họa sĩ vẽ bìa sách... Ông là một nghệ sỹ đa tài, với số lượng sáng tác vào loại “Khủng”, sự nghiệp sáng tạo của ông là mơ ước của nhiều người cầm bút – Ông là tác giả của những bài hát nổi tiếng: Làng Quan Họ quê tôi, Khúc hát sông quê, Đôi mắt đò ngang…là “vàng 10” trong các ấn phẩm: Ca khúc Nguyễn Trọng Tạo, 1996; Tình khúc bốn mùa, 1996 và Khúc hát sông quê, 2006. Ông là tác giả của những tập thơ, trường ca như: Đồng dao cho người lớn, Nương Thân, Thế giới không còn trăng, Con đường của những vì sao (Trường ca Đồng Lộc)… còn là tác giả Biểu tượng Ngày thơ Việt Nam, Cờ thơ và hàng trăm bìa sách đẹp...

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa

Nhà thơ Nguyễn Duy
Nhân mùa Lễ Vu Lan - Rằm tháng Bẩy, ngày mà dân ta coi như dịp báo đền, báo hiếu cha mẹ, congthelc đăng lại bài thơ này như xin nhà thơ Nguyễn Duy một nén tâm nhang thắp cho mẹ.




 


 Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa

Bần thần hương huệ thơm đêm
Khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn
Chân nhang lấm láp tro tàn
Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào
Mẹ ta không có yếm đào

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

“ Thắp nhang Thành Cổ” - Lời cầu siêu tháng bảy

              
         
Nhạc sĩ Phùng Chiến
     
      Công Thế                                                                               Sáng ấy, thứ bảy, tháng bẩy tôi vừa viết xong bài bút ký về những ký ức về một thời chưa xa “Trở lại cung đường máu- lửa”. Đang phấn khích, không thể trì hoãn sự hứng khởi, tôi quyết tự thưởng bằng chầu cà phê xịn như cách để tiếp dưỡng nguồn lửa. Nhưng sao cà phê một mình được? Nhấc máy bấm số bất định trong danh sách bạn bè, té ra vào đúng máy nhạc sĩ Phùng Chiến. Chả hiểu có sự trùng lặp, linh nghiệm nào hay không mà phía bên kia đầu dây nhạc sĩ nói giọng đầy xúc động “ Chú đến anh ngay, rượu anh đã chuẩn bị, trà đã sẵn, anh vừa xong một ca khúc, có thể nói tương đối hoàn thiện…” Rồi giọng ông nghe như nghèn nghẹn ở câu “Thắp nhang Thành Cổ …tháng bẩy”. Tôi vẩn vơ

Lại xin làm con hến

Huỳnh Văn Úc


Ngày xửa ngày xưa, vua sáng tôi hiền, đất nước thái bình, tám phương yên tĩnh, ruộng đồng xanh tốt, nhân dân no ấm, trăm họ hoan ca. Ở một quận miền duyên hải nọ có viên quan đô úy họ Đỗ trông coi việc trị an, tuổi ngoại ngũ tuần, sinh năm Mậu Tuất, mạng bình địa mộc, cầm tinh con chó, trán thấp mày rậm, lưỡng quyền nhô cao, miệng rộng môi dày. Vợ quan đô úy là một người sùng đạo Phật, ngoài Đức Thích Ca Mâu Ni ra bà còn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Địa Tạng Bồ Tát, ngày tuần ngày rằm, khói hương nghi ngút, chuông mõ vang rền, kinh kệ ngân nga, suốt ngày

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

Nào cùng" phượt"


 

Nguyễn Trung Kiên

               Sống là được vươn mình về phía trước.
              Đích cuối đường, một khoảnh khắc hư không.

Phượt, tên gọi chưa bao giờ xứng với những giá trị nội hàm mà nó đem lại, nhưng vì quá yêu mến cái đẹp tinh thần của Phượt, mà nay chúng ta thống nhất gọi những chuyến du lịch khám phá những vùng đất mới bằng moto là Phượt. Những người đang trên con đường chinh phục Phượt gọi là “Phượt thủ”, kẻ nhiều kinh nghiệm, đã được Phượt hẹn hò nhiều lần thì gọi là “Phượt gia”. Vậy có thể ví Phượt là người con gái đẹp, có sức cuốn hút lạ kỳ, được cha mẹ đặt cho bằng một cái tên khiếm nhã, nhưng vì quá si tình mà nhiều kẻ dám xả thân quên mình trên nẻo đường chinh phục.

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

Ông thủ từ làng Vẽ


NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ
Nghe lá đa khô vỡ lạo xạo trên sân đền, ông Phúc biết từng bước khoan thai như thế, không ai khác ngoài người ấy. Vớ vội ống điếu rít một hơi thuốc lào, ông lơ đãng nhả khói, vờ như không biết có người đang đi vào đền.
- Chào ông!
- Ai đấy?
- Tôi đây mà.
- Bà Xoan đấy ư? Hôm nay bà lên đền lễ Thánh!
- Vâng. Tôi lên nhờ ông kêu cho thằng Dũng đây.
Ông Phúc ngồi thẳng lưng lại, quay hẳn về phía bà, giật giọng

Nàng hương



LỤC MẠNH CƯỜNG

Có ai đó chạm khẽ vào vai. Va giật mình trở về thực tại. Tiếng pụt(*) Khiêm trầm trầm. Tiếng “mác lính” leng cheng. Bà Lung đẩy nhẹ tay Va. Cô nhớ mình đang là “Nàng Hương”, mà “Nàng Hương” thì không được sao nhãng việc thắp hương, rót rượu. Cô vội vã châm thêm hương cắm vào bát gạo đặt trên mâm cúng.
Đêm tĩnh mịch. Chỉ còn tiếng cười của mấy người đang chuẩn bị đồ lễ dưới gầm sàn. Va rót thêm rượu. Một chiếc đầu, bốn cái chân, một cái đuôi lợn, một con gà, một con vịt đã làm chín xếp đầy mâm. Ánh đèn thắp sáng gian nhà giữa làm Va thấy nóng bức. Cô cầm chiếc quạt nhỏ phe phẩy cho pụt Khiêm. Một chút gió thoang thoảng. Gương mặt pụt giãn ra đôi chút. Trong ánh sáng đèn dầu, nhìn pụt thật đẹp. Thân hình cao lớn dưới chiếc áo dài đến chân. Chiếc mũ pụt che kín mái tóc khiến đôi lông mày rậm thêm rắn rỏi. Đôi mắt lim dim, giọng then trầm ấm khiến Va bị cuốn theo từng nhịp, từng nhịp. Bài then “Khảm hải” trong lễ “làm khoăn”, cúng cầu cho linh hồn khỏe mạnh. Bài hát kể về chàng mồ côi phải làm đầy tớ chèo thuyền vượt biển. Va thấy mình bồng bềnh trôi theo điệu then huyền diệu.

NƯỚC BIỂN TRƯỜNG SA, MẶN NHƯ MÁU


Giang Mèo FB - Hôm nay đi uống cà phê với anh bạn, tình cờ gặp một "Nhà báo trẻ", hiện đang làm việc ở một cơ quan Báo chí có tiếng nói (vì lý do tế nhị không tiện nêu tên).

Câu chuyện trà dư tửu hậu bắt đầu chưa lâu thì vô tình nhắc đến Trường Sa, "Nhà báo trẻ" quay sang hỏi anh bạn rằng:

- Hỏi thật anh chứ!. Trường Sa có gì hay không mà cứ phải đi. Em thì thấy vô nghĩa, mỗi người đi Trường Sa phải tiêu tốn vài chục triệu đồng, tiền đấy mà cho em đi Thái Lan chơi còn sướng hơn!..

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

TỰ DO, VỚI MỘT SỐ NGƯỜI LÀ BI KỊCH




Văn Chinh   


Thoạt tiên chỉ vì tò mò, cũng còn vì tôi muốn tham khảo thêm xem mỹ học của cái Khác / cái Tục của phương Tây người ta quan niệm thế nào để nghĩ cho thấu đáo trước một số tác phẩm gần đây tôi cho là có vấn đề về mặt thẩm mỹ. Nhưng rồi, khi đọc đến trang  96 Luận văn thạc sỹ Đỗ Thị Thoan – Nhã Thuyên, tôi bị sốc như có ai động đến mồ mả của nhà mình. Ở đấy, Nhã Thuyên ngợi ca là “một trong những bài thú vị nhất của tập Khi kẻ thù ta buồn ngủ”(Lý Đợi), bài Mới khai quật được bản sắc văn hóa Việt Nam. Lý Đợi viết:
Bản sắc văn hóa Việt Nam
Nó giống như một cái xác chết thối

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

Một thoáng Văn Cao


Bút ký: Phùng Quán

Hồi còn đánh Mỹ, tôi làm việc ở Vụ Văn hóa quần chúng. Chị Băng, vợ anh Văn Cao làm ở Ban B, cùng trong ngôi nhà 51- Ngô Quyền, Bộ Văn hóa. Hồi ấy giá gạo ngoài ở Thái Bình lên đến 3 đồng một ký. Người Thái Bình đói kéo nhau về Hà Nội ăn xin. Một buổi trưa tôi ngồi uống nước chè chén 5 xu (ghi sổ nợ) ở cái quán xế bên cửa Bộ. Chợt nhìn thấy Văn

Bài đăng phổ biến