Các nhà văn dự trại sáng tác của VNQĐ dạo chợ Bắc Hà, Cốc Lếu
VNQĐ online: Trại sáng tác văn học do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức đang diễn ra tại Thị trấn Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Sau lễ khai mạc diễn ra tại Hà Nội, các trại viên đã hành quân lên Sa Pa thực hiện việc sáng tác.
Đi thực tế là một trong những nội dung được các cộng tác viên của VNQĐ "mê" nhất và cũng là hoạt động không bao giờ thiếu trong khuôn khổ các trại viết do VNQĐ tổ chức. Trại sáng tác tại Sa Pa lần này, ngoài chuyến thăm chợ Bắc Hà - một trong những điểm đáng đến nhất của Lào Cai, các trại viên sẽ còn được đi thực tế tại mỏ Apatits, thực tế và giao lưu với một số đồn biên phòng. Thời gian còn lại, dành cho công việc mà ban tổ chức mong đợi nhất: Sáng tác.
Dưới đây là một số hình ảnh về chuyến thực tế đầu tiên - thăm chợ Bắc Hà, dinh thự Hoàng A Tưởng và chợ Cốc Lếu vừa diễn ra hôm qua, 5/5/2013, do phóng viên VNQĐ online thực hiện.
Ngay từ cổng chợ, sắc màu Bắc Hà đã thu hút các nhà văn.
Các nhà văn Doãn Dũng, Võ Thị Hảo, Nguyễn Đình Tú và Phong Điệp (từ trái qua) rất quan tâm đến những chiếc vòng tay bày bán tại đây.
Lý A Kiều đến từ Tuyên Quang và Hoàng Anh Tuấn của Lào Cai cùng dạo chợ.
A Kiều đã chọn được một chiếc váy Mông khá đẹp, dù chị là... người Dao.
Trong khi A Kiều chọn váy thì ở một góc khác, Hoàng Tuấn Anh cũng đang... vén váy cùng với Đinh Phương.
Nguyễn Đức Lợi, giải nhì truyện ngắn Báo Văn nghệ, phi xe máy từ Điện Biên sang Lào Cai dự trại viết. Trong buổi đi Bắc Hà, mọi người thấy anh khẩu trang kín mít, hóa ra anh bị say xe nên không muốn làm ảnh hưởng đến người khác. Tuy nhiên, khi đến Bắc Hà, Lợi dường như khỏe lại và một mình dạo chợ.
Cao Nguyệt Nguyên và Phạm Huyền Trâm lọt giữa những cô gái Mông. Hai cô nàng đang đi tìm ăn thử món phở chua đặc trưng Bắc Hà.
Một lát sau đã lại thấy Lý A Kiều cùng Lý Hữu Lương chọn khăn ở một hàng khác.
Các trại viên dạo chợ cùng du khách nước ngoài.
Chiếc áo thổ cẩm này khá đẹp, song nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hà đang băn khoăn xem nó có phù hợp để mặc ở trại viết không. Chị đang cần tư vấn từ nhà văn Vũ Minh Nguyệt (trái).
Sở thích của các nam nhà văn cũng khác. Nhà văn Nguyễn Đăng An, giải ba truyện ngắn Báo Văn nghệ quan tâm đến những thứ rễ cây làm thuốc.
Trong khi đó, các nhà văn Lào Cai Nguyễn Công Thế và Nguyễn Văn Cự rất quan tâm đến bộ kèn... đám ma do những người đàn ông dân tộc bán tại chợ Bắc Hà.
Chợ Bắc Hà khá rộng nên nhà văn Nguyễn Mạnh Hùng của VNQĐ trong vai trò quản trại phải khá vất vả mới tập hợp đủ quân số về điểm đỗ xe.
Trong khi đó hai nữ nhà văn Vũ Minh Nguyệt và Nguyễn Thị Ngọc Hà bị lạc, phải thuê người dẫn ra bãi gửi xe với giá... 100 nghìn.
Nhà văn Võ Thị Hảo cười sung sướng khi mua được những chiếc bánh gấc rất ngon.
Còn Chu Thị Minh Huệ, giải ba truyện ngắn Báo Văn nghệ thì tậu được một chú voi bằng thổ cẩm.
Tiếp tục tham quan dinh Hoàng A Tưởng.
Nhà văn Đoàn Hữu Nam - Phó Chủ tịch Hội VHNT Lào Cai trong vai trò hướng dẫn viên
Vũ Thanh Lịch một mình khám phá dinh thự.
Dường như không có sự tách biệt về tuổi tác...
Trong khi mọi người tham quan thì Doãn Dũng thường lảng vảng một mình. Chiếc mũ đang đội sau đó đã được anh tặng cho nhà văn Võ Thị Hảo khi chị tấm tắc khen nó đẹp, nhưng vì lý do "chị không gấp lại được" nên chiếc mũ mua từ Mỹ này đã bị từ chối. "Coi như chị đã nhận", Võ Thị Hảo khéo léo.
Tạo dáng chụp ảnh.
Khu vực thu hút đông trại viên nhất.
Từ trên xuống.
Các nhà văn tản mát nên khi chụp ảnh lưu niệm chỉ "gom" được bấy nhiêu gương mặt.
Ở Sa Pa rất lạnh, nhưng khi đi tham quan thì tất cả đều phải trút bớt áo. Thay vì mặc, chúng được dùng để đội đầu.
Trại trưởng Nguyễn Hữu Quý là một trong những người cuối cùng rời dinh thự.
Các nhà văn tiếp tục hành trình về TP Lào Cai để tham quan chợ Cốc Lếu.
Nhà văn Nguyễn Toàn Thắng không có nhu cầu mua sắm gì nhiều. Nhìn anh rất giống lực lượng giữ gìn an ninh của chợ.
Trong khi Chu Thị Minh Huệ, Cao Nguyệt Nguyên và Huyền Trâm đang say sưa... ngắm anh bán hàng đẹp trai tại chợ Cốc Lếu.
Và Nguyễn Đình Tú đã dắt Vũ Thanh Lịch đi dạo gian hàng điện tử, đồ chơi.
Dưới sự tư vấn của Nguyễn Đình Tú và cô bán hàng, Thanh Lịch đã chọn được một chiếc máy mát xa sử dụng cho những ngày ở trại viết.
Nhà văn quê Quảng Bình Hữu Phương cũng nằm trong nhóm người không mặn mà với việc mua sắm.
Nguyễn Thái Sơn và Phạm Thuận Thành - hai nhà văn của Bắc Ninh cũng tay không khi giờ dạo chợ quy định của Ban Tổ chức đã gần hết.
Quản trại Nguyễn Mạnh Hùng rất kết chiếc mũ cối tại chợ Cốc Lếu.
Ngày hôm nay, 6/5, các nhà văn tiếp tục có buổi thực tế tại mỏ Apatits Lào Cai, trước khi chính thức bước vào sáng tác.
PHÚC THIỆN NGUYÊN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét