Nguyễn Kiên
Khu du lịch Cát Cát Sa Pa
Từ xa
xưa người H’Mông sinh sống ở lưu vực sông Hoàng Hà (Trung Quốc), sử gọi là
người Miêu.Trải qua các cuộc chiến tranh tàn khốc tranh giành quyền kiểm soát
vùng đất đai màu mỡ, giữa Miêu tộc và người Hán. Kết cục người Miêu bại trận, phải
dạt lên những vùng thâm sơn cùng cốc để
bảo vệ sự tồn vong của dân tộc mình. Họ chọn những vùng núi cao nơi biên giới xa xôi lập làng, bản. Từ lâu dân tộc HMông cũng như các dân tộc thiểu số khác của Việt Nam đều là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đã cùng chung vai sát cách bảo vệ tổ quốc và xây dựng đất nước. Chính những bản làng người H Mông nghiễm nhiên trở thành những người tiên phong trong việc khai khẩn đất đai để duy trì sự sống. Và cũng chính những bản làng ấy đã trở thành những cột mốc canh giữ nơi phên giậu của tổ quốc.
bảo vệ sự tồn vong của dân tộc mình. Họ chọn những vùng núi cao nơi biên giới xa xôi lập làng, bản. Từ lâu dân tộc HMông cũng như các dân tộc thiểu số khác của Việt Nam đều là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đã cùng chung vai sát cách bảo vệ tổ quốc và xây dựng đất nước. Chính những bản làng người H Mông nghiễm nhiên trở thành những người tiên phong trong việc khai khẩn đất đai để duy trì sự sống. Và cũng chính những bản làng ấy đã trở thành những cột mốc canh giữ nơi phên giậu của tổ quốc.
.
Bản sắc văn hóa cùng các phong tục tập quán của người HMông thể hiện từ cách ăn mặc, giao tiếp và nhất là chỗ ở của họ. Cách bố trí nhà cửa cũng có nhiều điều đặc biệt theo truyền thống tự vệ chống ngoai công. Người HMông xưa kia họ triền miên bị các tộc người khác áp bức. Sống trong cảnh loạn lạc, giặc dã, đã hình thành nên một bản năng
tự vệ rất đặc trưng, tính phòng thủ cao, cho nên trong thiết kế xây dựng bản làng nhà
ở họ cũng tính đến các phương án phòng thủ, tấn công.
Bản làng của họ được gọi là "Giao" bao giờ cũng quay lưng vào núi, có đường vào và đường rút ra rừng khi có biến. Khi xây dựng bản và lao động sản xuất trên ruộng nương, một phần để dễ canh tác và vướng víu, hàng ngày người ta nhặt đá quanh ruộng nương , bản làng về xếp thành những hàng rào đá mang tính thẩm mỹ. Kỹ thuật xếp và kè đá của người H'Mông đã đạt đến trình độ cao, bình thường là hàng rào tượng trưng cho gianh giới chủ quyền của từng gia đình, dòng họ, khi có biến thì trở thành những chiến luỹ có thể nhanh chóng tổ chức phản công, khi cần thiết nó là những bẫy đá tiêu diệt quân thù vô cùng hiệu quả..
Bản làng của họ được gọi là "Giao" bao giờ cũng quay lưng vào núi, có đường vào và đường rút ra rừng khi có biến. Khi xây dựng bản và lao động sản xuất trên ruộng nương, một phần để dễ canh tác và vướng víu, hàng ngày người ta nhặt đá quanh ruộng nương , bản làng về xếp thành những hàng rào đá mang tính thẩm mỹ. Kỹ thuật xếp và kè đá của người H'Mông đã đạt đến trình độ cao, bình thường là hàng rào tượng trưng cho gianh giới chủ quyền của từng gia đình, dòng họ, khi có biến thì trở thành những chiến luỹ có thể nhanh chóng tổ chức phản công, khi cần thiết nó là những bẫy đá tiêu diệt quân thù vô cùng hiệu quả..
Trong
"Giao" các hộ cách nhau bằng các bờ rào đá, có lối thông quanh co,
rất thuận tiện cho việc tương hỗ nhau khi có giặc cướp...Với những yếu tố đặc
trưng như vậy nên khi xây dựng nhà người ta cũng rất chú ý đến tính phòng thủ
sao cho an toàn vì những vùng biên ải xa xôi thường có giặc giã, phỉ,cướp... họ dùng đất để
trình tường nhà dày đến nửa mét để chống tên, đạn, nhà bao giờ cũng có ba cửa, cửa
chính rộng khoảng 1,2m chỉ mở khi nhà có việc lớn, hai cửa nách rộng khoảng
0,6m khi mở chỉ đủ cho một người vào, chốt cửa là thanh gỗ cầm vừa tay có thể
trở thành vũ khí khi cần thiết, cửa nách tương tự là đường thoát hiểm sang
những hộ kế bên.
Các
"Giao" người H'Mông cư trú độc lập. Những
nơi phải xen lẫn với các dân tộc khác cùng một bản, thì họ vẫn tách riêng ở một
khu riêng, họ quan niệm đó vẫn là "Giao" của mình. Có thể hình dung
người H'Mông có cách ở theo kiểu "Tiểu quần cư - Đại phân tán".
Điểm
đặc biệt "Giao" người H'Mông một dòng họ sinh sống
trong một "Giao", những "Giao" lớn chỉ có hai, ba dòng họ
cùng sinh sống. Nhìn chung họ có cùng một huyết thống hoặc quan hệ thông gia, liên
gia...Vì vậy tính cộng đồng, tương trợ, giúp đỡ nhau khi có công việc như: ma
chay, cưới xin...là rất cao và mang tính tự giác.Trai tráng trong
"Giao" được tập hợp trở thành một lực lượng bảo vệ "Giao"
thường xuyên được huấn luyện, chuẩn bị vũ khí cần thiết, có ý thức kỷ luật dưới
sự chỉ huy của những người có kinh nghiệm và uy tín..
Bởi
vậy ở bản người H'Mông,” Mỗi gia đình là một chiến luỹ - Mỗi "Giao"
là một pháo đài “, điều này lý giải cho chúng ta, tại sao một dân tộc suốt
chiều dài 5.000 năm bị người Hán áp bức, luôn tìm cách tận diệt, vẫn có một sức
sống dẻo dai, quật cường đến như vậy? Ngày nay với dân số một triệu dân, người H'Mông đã là dân tộc có số dân đông xếp hành
thứ 8 trong đại gia đình 54 dân tộc anh em Việt Nam . Cả vùng biên ải núi cao phía bắc, chủ
yếu do người H'Mông trấn giữ, với tinh thần cảnh giác cao độ như vậy. Bản của người H Mông khổng những là nơi cư trú mà còn là những thành trì vững chắc, góp phần bảo vệ biên cương của tổ quốc, cũng như sự bình yên của
bản làng ./.
Nguyễn Kiên
4 nhận xét:
Bài này em viết sau khi uống rươu với bà con ở bản về, nên mang tính tùy hứng cũng như chưa có chiều sâu. Anh góp ý sâu sắc cũng như chỉnh giúp em mấy cái dấu chấm phẩy của rượu với.
Cám ơn anh nhiều
Rất mong được sự góp ý của các bác đang theo dõi blog: congthelc.blogspot.com ạ
Bài viết ngắn nhưng có những thông tin mang tính chất nghiên cứu có giá trị đấy. Nên đi sâu nghiên cứu kỹ hơn, mở rộng thành một chuyên đề thì hay lắm.
Cám ơn bác phó nhòm đã cho những lời vàng ngọc. Em sẽ cố gắng ạ.
Đăng nhận xét