Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

Chim cũng thương tiếc chủ tịch Kim

ĐỌC XONG VNEXPRESS, NHẸ HẾT CẢ NGƯỜI...

Đinh Vũ Hoàng Nguyên - Mình đang cường tráng khỏe mạnh, đột nhiên bị "xìu" mất một ngày. Lo quá!. May thay, đọc VnExpress thấy có bài "Chim cũng 'thương tiếc Chủ tịch Kim", nhẹ cả người!..
--------------------------------------
Chim cũng 'thương tiếc Chủ tịch Kim'
(Thứ Ba, ngày 27/12/2011) 

Sự ra đi đột ngột của Chủ tịch Kim Jong-il để lại niềm thương tiếc không chỉ cho người dân mà còn cho cả chim muông, Truyền hình Quốc gia Triều Tiên khẳng định.

Kênh Truyền hình KRT của Triều Tiên hôm qua phát đi hình ảnh hàng chục con chim bất động trên những cành cây gần đài tưởng niệm cố Chủ tịch Kim Nhật Thành, người sáng lập đất nước Triều Tiên và là cha của Chủ tịch vừa qua đời Kim Jong-il, tại huyện Unsan, tỉnh phía đông bắc Pyongan.

Những người thợ mỏ ở Unsan cho hay bầy chim này bắt đầu bay đến làng của họ hôm 18/12, một ngày sau khi Chủ tịch Kim Jong-il qua đời vì bị đau tim trên một chuyến tàu thị sát.

"Tôi đã sống ở đây 50 năm nay rồi nhưng chưa bao giờ thấy hiện tượng này", ông Baik Keun-shik, một người dân của ngôi làng làm nghề mỏ nói.

Theo Telegraph, dân làng còn kể rằng những con chim không hề sợ hãi và không hề nhúc nhích khi họ tiến đến gần chúng hay chiếu đèn vào cây. Chúng đậu trên cây suốt cả đêm và chỉ bay về phía Bình Nhưỡng khi trời sáng.

"Đây không chỉ là một hiện tượng tự nhiên. "Lãnh đạo kính mến" sinh ra đã là một người vĩ đại, vì thế thiên nhiên cũng như con người trên khắp thế giới đều không thể quên ngài", một người dân nói. "Chúng tôi có thể cảm thấy sự hiện diện của ngài trong trái tim ấm áp của chúng tôi".

Trước đó, Hãng Thông tấn chính thức của Triều Tiên cũng đưa tin những hiện tượng kỳ bí xảy ra trước khi ông Kim Jong-il qua đời, coi đó là bằng chứng cho sự tiếc thương của thiên nhiên đối với "nhà lãnh đạo kính mến".

Chẳng hạn, KCNA cho hay, trước thời điểm ông Kim tạ thế, băng trên mặt hồ núi lửa bỗng nứt ra kèm một tiếng nổ "thấu tận đất trời". Ngọn núi thiêng nơi ông Kim sinh ra bỗng tỏa một vầng hào quang màu đỏ; hay dòng chữ mà ông Kim từng viết trên một ngọn núi bỗng dưng tỏa sáng suốt cả ngày.

Ngày mai, Triều Tiên sẽ tổ chức tang lễ cho Chủ tịch Kim Jong-il.

Anh Ngọc

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

Miền sơn nữ tắm tiên


(Dân Việt) - Những cô gái người Thái mặc váy đen bắt đầu lội dần xuống nước, những chiếc váy từ từ được vén dần theo độ sâu của cơ thể với mặt nước. Xung quanh khu suối tắm của sơn nữ chỉ có chiếc liếp tre che chắn sơ sài...

Sau một buổi đi nương mệt nhọc, dưới tiết trời băng giá của vùng Tây Bắc, các sơn nữ người Thái ở Bản Liềng (xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) lại ríu rít rủ nhau ra ngâm mình dưới dòng Púng Hon ấm áp. Ẩn hiện giữa đám hơi nước mờ tỏ, bóng dáng những sơn nữ tắm suối xen lẫn tiếng nói cười rộn ràng tạo nên khung cảnh hư thực tựa chốn bồng lai.
Xứ sở thần tiên
Từ trung tâm thị trấn Sốp Cộp, vật lộn với hơn 70 km đường rừng, băng qua cả chục con dốc dựng đứng, khi người đã mệt nhoài, toàn thân nhuộm kín màu đất đỏ, chúng tôi cũng tới được nơi cần đến. Đêm đại ngàn thâm u tĩnh mịch lạ thường, băng qua cây cầu treo vắt vẻo trên dòng suối, Bản Liềng huyền bí với những ngôi nhà sàn gỗ cao to lừng lững đã hiện ra trước mắt. Thấy chúng tôi lưng khoác ba lô, ngực đeo máy ảnh, đám trẻ con trong bản co cụm tròn xoe mắt nhìn ngó với ánh mắt đầy vẻ tò mò nghi hoặc.
Các sơn nữ tắm tiên ở suối Púng Hon.
Được giới thiệu từ trước, chúng tôi tìm đến nhà ông Lèo Văn Thuận - Bí thư Đảng ủy xã Mường Lèo. Biết chúng tôi là nhà báo lặn lội đến đây để tìm hiểu về dòng suối nước nóng Púng Hon và sự huyền bí văn hóa nguyên sơ của bà con dân bản, ông Thuận mừng lắm, rồi vội mời lên nhà làm cơm khoản đãi. Sau 2 chén rượu “cứng chân” - (dân tộc vùng Tây Bắc có quy định trước bữa cơm phải uống cạn 2 chén rượu, biểu tượng cho đôi chân cứng - PV), ông Thuận say sưa kể về huyền thoại của dòng Púng Hon.
Truyền thuyết kể rằng, thuở xa xưa Mường Lèo là vùng đất bạt ngàn rừng già, với những cây gỗ quý cả ngàn năm tuổi. Con người và muông thú cùng chung sống hòa thuận dưới cánh rừng đại ngàn năm này qua năm khác. Cai quản cả vùng Mường Lèo rộng lớn là Phìa Tạo.
Một ngày nọ, Nàng Huổi - con gái độc nhất của Phìa Tạo không may mắc phải một chứng bệnh lạ, da dẻ sần sùi, lở lói. Trước khi mắc bệnh, Nàng Huổi vốn là cô sơn nữ vô cùng xinh đẹp, thông minh khiến bao trai bản phải ngẩn ngơ dõi theo mỗi bước đi của nàng.
Thấy con gái mắc bệnh, Phìa Tạo lo lắng vô cùng, đã cho người đi khắp vùng mời các thầy lang tới trị bệnh và treo giải thưởng hàng chục con trâu mộng cho ai chữa khỏi bệnh nhưng vẫn chẳng ăn thua.
Một lần, trong giấc ngủ, Phìa Tạo thấy mình đang lang thang phía cuối bản bỗng gặp một ông lão râu tóc bạc phơ chỉ tay vào một đống đá và nói: “Ngươi hãy đào sâu xuống đống đá này sẽ tìm được thuốc trị bệnh cho con gái ngươi”. Nói xong ông lão vụt biến mất.
Tỉnh giấc, Phìa Tạo vội cho người lật đá đào sâu xuống đất. Lạ thay, khi vừa đào được chừng một thước, rộng vài thước, một dòng nước nóng bỗng tuôn trào khắp mặt đất. Quá vui mừng, Phìa Tạo bèn ra lệnh quây màn cho Nàng Huổi tắm.
Không ngờ, khi nàng vừa ngâm mình xuống nước, ghẻ chóc tự nhiên tan biến hết, da dẻ trở lại hồng hào, xinh đẹp hơn xưa. Kể từ đó, dòng suối được gọi tên là Púng Hon (theo tiếng Thái cổ Púng là dòng, Hon là nước nóng - PV).
Cận cảnh sơn nữ tắm tiên

Bản Liềng vẫn giữ nguyên được vẻ nguyên sơ từ hàng trăm năm trước và được bao bọc bởi dãy núi đá vôi trùng điệp. Đây là nơi cư trú của đồng bào dân tộc Thái, bản nằm giáp với tỉnh Hủa Phăn của nước bạn Lào. Cả bản hiện có 84 hộ dân với gần 500 nhân khẩu, sinh sống bằng việc canh tác ngô, lúa trên nương và chăn nuôi gia súc.
Theo ông Thuận, từ ngàn đời nay, bà con Bản Liềng được sống trong môi trường rừng núi thiên nhiên trong lành, được uống nước sạch, thức ăn của núi rừng nên luôn tuân thủ một điều hết sức quan trọng, đó là: Làng bản, con cháu đoàn kết, gia đình hòa thuận, kinh tế ổn định!
Nói về dòng Púng Hon, không giấu nổi vẻ tự hào, ông Lèo Văn Thuận say sưa kể tiếp: “Cách dòng Púng Hon chỉ vài chục bước chân là dòng suối nước lạnh – nguồn nước sạch của cả bản. Trước đây vào mỗi buổi sớm mai, hươu nai trên rừng vẫn tìm đến uống nước”.
Các em nhỏ cũng rủ nhau ra suối tắm.
5 giờ chiều, ông Lèo Văn Thuận đưa chúng tôi tới để tận mắt khám phá vẻ đẹp nguyên sơ của dòng Púng Hon. Chiều đông đại ngàn trời tối nhanh kéo theo những cơn gió lạnh ghê mình. Mất khoảng 15 phút đi bộ bỗng thấy ấm áp lạ thường, ông Thuận chỉ tay nói, sau rặng tre mai trước mặt là dòng Púng Hon đó, nơi đây quanh năm gió rét không xâm phạm tới được.
Trước mắt tôi, những cô gái người Thái mặc váy đen bắt đầu lội dần xuống nước, những chiếc váy từ từ được vén dần theo độ sâu của cơ thể với mặt nước. Xung quanh khu suối tắm của sơn nữ chỉ có chiếc liếp tre che chắn sơ sài. Khi các sơn nữ ngồi hẳn xuống ngâm mình cũng là lúc chiếc váy được cuốn cao lên đầu ôm gọn lấy mái tóc mây búi cao khoe chiếc gáy trắng ngần một cách vô cùng khéo léo. Ẩn hiện giữa làn hơi nước mờ tỏ là thân hình các cô gái Thái với cơ thể đầy đặn, bờ vai trắng mịn hiện ra trước mắt chúng tôi.
Báu vật trời ban
Ý thức được việc thiên nhiên ưu ái ban tặng cho dòng nước nóng nên người Thái ở Bản Liềng rất chú trọng giữ vệ sinh cho dòng suối, quanh khu vực dòng suối tuyệt không thấy một chút rác bẩn nào. Không giấu nổi vẻ tự hào, ông Thuận nói rằng, phụ nữ Bản Liềng mỗi khi ra đây tắm đều mong được đẹp như Nàng Huổi khi xưa nên họ trân trọng và giữ gìn dòng nước ghê lắm.
"Trong những ngày đông giá rét ở đại ngàn, sơn nữ khỏa thân tắm suối nước nóng là nét văn hóa có từ hàng trăm năm nay ở Bản Liềng. Tắm suối không chỉ để gột rửa bụi bẩn, ngâm mình trong dòng nước ấm cho thư thái mà còn là thời gian để họ chuyện trò tâm sự, sẻ chia mọi điều trong cuộc sống."
Nếu buổi chiều suối Púng Hon thuộc về các thiếu nữ thì sớm mai, nơi đây thuộc về những người già. Sáng nào cũng thế, bất kể xuân hay hạ, thu hay đông, những người có tuổi ở Bản Liềng đều tụ tập về đây. Ông Lèo Văn Chai - nguyên Chủ tịch UBND xã Mường Lèo, năm nay hơn 80 tuổi, nhưng trông còn trẻ lắm.
Ông bảo, nước nóng ở Púng Hon cho người già ở bản nước da hồng hào, khiến con ma bệnh tật không thể xâm nhập vào cơ thể. Bởi thế, như một vị thuốc trời ban, bất kể ai thấy xương khớp mỏi đau, đều ra đây ngâm nước. Hơi nước ngai ngái, nóng hôi hổi xông vào huyết quản khiến mệt mỏi tan biến, thay vào đó là sự sảng khoái, khoáng đạt nhẹ nhàng.
Ông Chai bảo, người Bản Liềng ít bệnh lắm, chứ không yếu rớt như người miền xuôi. Có sự diệu kỳ đó, có lẽ là nhờ suối nước trời ban này.
Thật hiếm có nơi nào còn lưu giữ được phong tục tắm tiên, nét đẹp tuyệt tác của núi rừng như ở Bản Liềng. Thật buồn nếu một ngày nào đó dòng Púng Hon trở nên bơ vơ vì không còn bóng dáng “tiên nữ”…

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

MỜI QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN XEM VẬN HẠN CỦA MÌNH TRONG NĂM NHÂM THÌN




MỜI QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN XEM VẬN HẠN CỦA MÌNH TRONG NĂM NHÂM THÌN

                Sắp một năm nữa qua đi vậy là mọi người lại thêm một tuổi nữa. Cái kim đồng hồ thời gian nghiệt ngã cứ vô tình quay mặc dù chả muốn nhưng nó là quy luật, một quy luật không chối từ. Và con người là một vật thể trong quy luật đó sao tránh khỏi. đời người như hạt mưa sa nghìn trùng . Để biết được cái gì đang chờ đón ta phía trước may hay rủi đó là định mệnh xin các bạn xem những điều bất ngờ để không bất ngờ phía dưới đây. Cảm ơn  mọi điều tốt lành!
                                    Chủ nhà : Công thế

XEM TỬ VI HẠN VẬN TỐT XẤU NĂM NHÂM THÌN 2012 - 2013


Giáp Tý (02.02.1984 - 19.021.985) - Dương Nam
Canh Tý (28.01.1960 - 14.02.1961) - Dương Nữ
Canh Tý (28.01.1960 - 14.02.1961) - Dương Nam
Bính Tý (19.02.1996 - 06.02.1997) - Dương Nam
Bính Tý (19.02.1996 - 06.02.1997) - Dương Nữ
Giáp Tý (02.02.1984 - 19.02.1985) - Dương Nữ
Mậu Tý (10.02.1948 - 28.01.1949) - Dương Nam
Mậu Tý (10.02.1948 - 28.01.1949) - Dương Nữ
Nhâm Tý (15.02.1972 - 02.02.1973 ) - Dương Nam
Nhâm Tý (15.02.1972 - 02.02.1973) - Dương Nữ



Sửu
Ất Sửu (20.02.1985 - 08.02.1986) - Âm Nam
Ất Sửu (20.02.1985 - 08.02.1986) - Âm Nữ
Kỷ Sửu (29.01.1949 - 16.02.1950) - Âm Nam
Kỷ Sửu (29.01.1949 - 16.02.1950) - Âm Nữ
Quý Sửu (03.02.1973 - 22.02.1974) - Âm Nam
Quý Sửu (03.02.1973 - 22.02.1974) - Âm Nữ
Tân Sửu (15.02.1961 - 04.02.1962) - Âm Nam
Tân Sửu (15.02.1961 - 04.02.1962) - Âm Nữ
Dần
Bính Dần (09.02.1986 - 28.01.1987) - Dương Nam
Bính Dần (09.02.1986 - 28.01.1987) - Dương Nữ
Canh Dần (17.02.1950 - 05.02.1951) - Duong Nam
Canh Dần (17.02.1950 - 05.02.1951) - Dương Nữ
Giáp Dần (23.01.1974 - 10.02.1975 )- Dương Nam
Giáp Dần (23.01.1974 - 10.02.1975) - Dương Nữ
Nhâm Dần (05.02.1962 - 24.01.1963) - Dương Nam
Nhâm Dần (05.02.1962 - 24.01.1963) - Dương Nữ
Mão
Ất Mão (11.02.1975 - 30.01.1976) - Âm Nam
Ất Mão (11.02.1975 - 30.01.1976) - Âm Nữ
Đinh Mão (29.01.1987 - 16021988) - Âm Nam
Đinh Mão (29.01.1987 - 16.02.1988) - Âm Nữ
Quý Mão (25.01.1963 - 12.02.1964) - Âm Nam
Quý Mão (25.01.1963 - 12.02.1964) - Âm Nữ
Tân Mão (06.02.1951 - 26.01.1952) - Âm Nam
Tân Mão (06.02.1951 - 26.01.1952) - Âm Nữ
Thìn
Bính Thìn (31.01.1976 - 17.02.1977) - Dương Nam
Bính Thìn (31.01.1976 - 17.02.1977) - Dương Nữ
Giáp Thìn (13.02.1964 - 01.02.1965) - Dương Nam
Giáp Thìn (13.02.1964 - 01.02.1965) - Dương Nữ
Mậu Thìn (17.02.1988 - 05.02.1989) - Dương Nam
Mậu Thìn (17.02.1988 - 05.02.1989) - Dương Nữ
Nhâm Thìn (27.01.1952 - 13.02.1953) - Dương Nam
Nhâm Thìn (27.01.1952 - 13.02.1953) - Dương Nữ
Tỵ
Ất Tỵ (02.02.1965 - 20.01.1966) - Âm Nam
Ất Tỵ (02.02.1965 - 20.01.1966) - Âm Nữ
Đinh Tỵ (18.02.1977 - 06.02.1978) - Âm Nam
Đinh Tỵ (18.02.1977 - 06.02.1978) - Âm Nữ
Kỷ Tỵ (06.02.1989 - 26.01.1990) - Âm Nam
Kỷ Tỵ (06.02.1989 - 26.01.1990) - Âm Nữ
Quý Tỵ (14.02.1953 - 02.02.1954) - Âm Nam
Quý Tỵ (14.02.1953 - 02.02.1954) - Âm Nữ
Ngọ
Bính Ngọ (21.01.1966 - 08.02.1967) - Dương Nam
Bính Ngọ (21.01.1966 - 08.02.1967) - Dương Nữ
Canh Ngọ (27.01.1990 - 14.02.1991) - Dương Nam
Canh Ngọ (27.01.1990 - 14.02.1991) - Dương Nữ
Giáp Ngọ (03.02.1954 - 23.01.1955) - Dương Nam
Giáp Ngọ (03.02.1954 - 23.01.1955) - Dương Nữ
Mậu Ngọ (07.02.1978 - 27.01.1979) - Dương Nam
Mậu Ngọ (07.02.1978 - 27.01.1979) - Dương Nữ
Mùi
Ất Mùi (24.01.1955.-.11.02.1956) - Âm Nam
Ất Mùi (24.01.1955 - 11021956) - Âm Nữ
Đinh Mùi (09.02.1967 - 29.01.1968) - Âm Nam
Đinh Mùi (09.02.1967 - 29.01.1968) - Âm Nữ
Kỷ Mùi (28.01.1979 - 15.02.1980) - Âm Namf
Kỷ Mùi (28.01.1979 - 15.02 1980) - Âm Nữ
Quý Mùi (04.02.1943 - 24.01.1944) - Âm Nam
Quý Mùi (04.02.1943 - 24.01.1944) - Âm Nữ
Tân Mùi (15.02.1991 - 03.02.1992) - Âm Nam
Tân Mùi (15.02.1991 - 03.02.1992) - Âm Nữ
Thân
Bính Thân (12.02.1956 - 30.01.1957) - Dương Nam
Bính Thân (12.02.1956 - 30.01.1957) - Dương Nữ
Canh Thân (16.02.1980 - 04.02.1981) - Dương Nam
Canh Thân (16.02.1980 - 04.02.1981) - Dương Nữ
Giáp Thân (25.01.1944 - 12.02.1945) - Dương Nam
Giáp Thân (25.01.1944 - 12.02.1945) - Dương Nữ
Mậu Thân (30.01.1968 - 16.02.1969) - Dương Nam
Mậu Thân (30.01.1968 - 16.02.1969) - Dương Nữ
Nhâm Thân (04.02.1992 - 22.01.1993) - Dương Nam
Nhâm Thân (04.02.1992 - 22.01.1993) - Dương Nữ
Dậu
Ất Dậu (13.02.1945 - 01.02.1946) - Âm Nam
Ất Dậu (13.02.1945 - 01.02.1946) - Âm Nữ
Đinh Dậu (31.01.1957 - 17.02.1958) - Âm Nam
Đinh Dậu (31.01.1957 - 17.02.1958) - Âm Nữf
Kỷ Dậu (17.02.1969 - 05.02.1970) - Âm Nam
Kỷ Dậu (17.02.1969 - 05.02.1970) - Âm Nữ
Quý Dậu (23.01.1993 - 18.02.1994) - Dương Nam
Quý Dậu (23.01.1993 - 18.02.1994) - Dương Nữ
Tân Dậu (05.02.1981 - 24.01.1982) - Âm Nam
Tân Dậu (05.02.1981 - 24.01.1982) - Âm Nữ
Tuất
Bính Tuất (02.02.1946 - 21.01.1947) - Dương Nam
Bính Tuất (02.02.1946 - 21.01.1947) - Dương Nữ
Canh Tuất (06.02.1970 - 26.01.1971) - Dương Nam
Canh Tuất (06.02.1970 - 26.01.1971) - Dương Nữ
Giáp Tuất (10.02.1994 - 30.01.1995) - Dương Nam
Giáp Tuất (10.02.1994 - 30.01.1995) - Dương Nữ
Mậu Tuất (18.02.1958 - 07.02.1959) - Dương Nam
Mậu Tuất (18.02.1958 - 07.02.1959) - Dương Nữ
Nhâm Tuất (25.01.1982 - 12.02.1983) - Dương Nam
Nhâm Tuất (25.01.1982 - 12.02.1983) - Dương Nữ
Hợi
Ất Hợi (31.01.1995 - 18.02.1996) - Dương Nam
Ất Hợi (31.01.1995 - 18 02 1996) - Dương Nữ
Đinh Hợi (02.01.1947 - 09.02.1948) - Âm Nam
Đinh Hợi (02.01.1947 - 09.02.1948) - Âm Nữ
Kỷ Hợi (08.02.1959 - 27.01.1960) - Âm Nam
Kỷ Hợi (08.02.1959 - 27.01.1960) - Âm Nữ
Quý Hợi (13.02.1983 - 01.02.1984) - Âm Nam
Quý Hợi (13.02.1983 - 01.02.1984) - Âm Nữ
Tân Hợi (27.01.1971 - 14.02.1972) - Âm Nam
Tân Hợi (27.01.1971 - 14.02.1972) - Âm Nữ
__._,_.___

Lương ăn cướp

TRẦN ĐÌNH TRỢ
Theo Kiểm toán Nhà nước, lương bình quân hàng tháng trong năm 2010 của toàn công ty mẹ EVN là 13,7 triệu, của cơ quan văn phòng tập đoàn là gần 30 triệu. Tháng trước, ông Tổng GĐ EVN “đau lòng” với mức lương 7.3 triệu/ tháng trong năm 2009 của ngành điện.
Ông lấy mức lương 2009 để “đau” chứ không phải của năm 2010 hay 2011, không phải vì ông ngu hay ông quan liêu, mà chẳng qua vì ông nói ra ngượng mồm. Nếu biết Kiểm toán Nhà nước công bố lương 2010 của ngành ông sớm thế này, ông “đau” luôn 30 triệu cho xong. “Đau” mấy thì rồi ông cũng phải kêu lỗ.
Mà ông kêu lỗ cũng chỉ để đòi tăng giá, mà tăng giá lại để tăng lương cho ngành. Lần này cũng kêu lỗ xong, ông tuyên bố từ 20-12-2011 giá điện tăng 5% . Không thế, lương ngành điện sang năm lấy tiền đâu mà tăng.
Khách hàng dùng điện, những người đóng tiền tháng nuôi ngành điện thì thu nhập ngày càng giảm. Lương bình quân của CB CNVC hiện nay chỉ gần 3 triệu, còn thu nhập của nông dân còn thấp hơn nhiều.
Lương của giáo viên giảng dạy ĐH mới vào nghề, khoảng 3 triệu, GV phổ thông khoảng 2,5 triệu. Mới năm ngoái, GS Ngô Bảo Châu từng được mời chào một mức lương “ưu tiên” là 5 triệu/tháng.
Đau xót nhất là lương của GV hợp đồng. Cô giáo Nguyễn Thị Hạnh, GV tiểu học tại Trường TH Kim Phượng từ năm 1997 với mức tiền công 290.000 đồng/tháng. Sau hơn 12 năm đứng lớp, hiện mức tiền công cô nhận là 1.000.000 đồng/tháng.
Thầy giáo Mai Hoàng Hiệp, dân tộc Tày, GV hợp đồng đã 7 năm, tiền công hiện nay là 1.000.000 đồng/tháng.
Tại trường Mầm non xã Phúc Trạch, Hương Khê, Hà Tĩnh, cô Trần Thị Hương, cô Nguyễn Thị Mậu, cô Lê Thị Dân đều được nhận 852.000đ/tháng (chưa trừ bảo hiểm), trong đó 611.000đ từ ngân sách nhà nước và 241.000đ từ ngân sách địa phương.
Ngành điện kêu kinh doanh lỗ, sao không tự giảm lương, sao không nhận mức lương tương xứng với chất lượng phục vụ của ngành. Mà ngành điện lại lấy sự lỗ, lấy sự kém cỏi trong phục vụ của mình để tạo cớ tăng giá, đồng thời tự ban một mức lương phi lý. Dựa thế độc quyền, ngành điện đã bán hàng theo kiểu cưỡng ép người mua.
Kiểu tăng giá của ngành điện là tăng hai lần. Tăng trực tiếp trong giá điện và tăng gián tiếp qua mặt hàng khác. Điện tăng giá, mặt hàng khác cũng sẽ a dua tăng theo, trong đó có mặt hàng đồ điện.
Trong khi sự tăng lương nhỏ giọt của các ngành khác thực chất là giảm lương. Phụ cấp thâm niên nghề giáo, nghe rang đi rang lại chẳng thấy, mà tiền xăng với tiền điện vừa nói là họ tăng ngay.
 Ngành điện đau lòng với mức lương 30 triệu/tháng, ngành giáo dục im lặng với mức lương 1 triệu đồng, kể ra cũng có lý do. Vì giá điện dù có tăng 50% thì dân vẫn phải mua, học phí thì không tăng học sinh vẫn bỏ học. Các hộ nghèo không muốn con học khuya, vì lo tốn điện. Có những gia đình nghèo, phải cho con nghỉ học vì thiếu ăn.
Để lấy thêm tiền của người dùng điện, ngành điện cố tìm cách giải thích. Nhưng giải thích kiểu họ, thà im lặng mà tăng giá, người mất tiền đỡ bực hơn.
EVN là một doanh nghiệp nhà nước, được dựng nên bởi tiền thuế của dân. Vì vậy, lương của ngành điện phải căn cứ vào lãi của kinh doanh và phải chịu sự quản lý của nhà nước. Thực chất tiền EVN  chia nhau, là tiền móc từ túi của toàn dân, những người chủ thật sự của ngành điện. Nếu gọi là lương, thì đó là lương ăn cướp!
Nguồn Văn Hóa Nghệ An

Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2011

Tản mạn biên ải ngày xuân


                                                         Tùy bút của Công Thế
Xuân đã về, Sức xuân ấm áp đang lan tỏa vẫy gọi trên khắp các nẻo đường, ngoài đồi nương hoa đào, hoa mận đã thẹn thùng khoe sắc thắm. Các sắc màu thổ cẩm của trai gái “hai mươi lăm sắc xuân”, thể hiện cho hai mươi lăm dân tộc trên đất Lào Cai đã lộng lẫy xèo nở rực rỡ trong các lễ hội Gầu Tào, Lồng Tồng, Roóng PoọcTiếng khèn Mông tha thiết ngân vang, vấn vít nhịp váy xòe làm rộn rã bao bước chân. Những quả còn được kết cầu kỳ ngũ sắc, bay vút lên từ những bàn tay trai gái du xuân như vẽ lên trời những đường cong huyền diệu, rộn ràng cùng với làn điệu hát then, hát lượn trầm bổng thiết tha. Trong xôn xang trẩy hội những bàn tay nắm lấy bàn tay đong đưa, đong đưa cho vòng xòe rộng nở.  Xuân đã về, xuân đã tràn ngập khắp bản làng rừng núi. Cái sức xuân của vùng cao biên giới cứ vời vợi mênh mang, nó cứ trỗi đậy, tràn trề mãnh liệt trong sự sinh tồn bất tận, một sắc thái xuân rất riêng, rất bản sắc của vùng cao Lào Cai. 


Mỗi độ xuân về cũng là thời gian đi qua. Cái thước đo thời gian là bất đổi, không đợi ai. Cái thước đo ấy được tính bằng ngày, bằng tháng, bằng năm, cứ vô tư hồn nhiên trôi chảy. Song dấu ấn lịch sử sẽ bằm vào thời gian, lịch sử sẽ lắng lại không phai mờ trong ý thức hệ, để rồi mai sau con cháu sẽ ôn lại, nhắc lại một cách kính trọng, hào sảng hay một lời trách hờn, mỉa mai. Điều đó phụ thuộc vào trách nhiệm của những thế hệ sống trong thời đại đó đối với lợi ích của cộng đồng. Con người làm lên lịch sử, dù nhỏ bé đến mấy cũng là một tế bào của cái cộng đồng làm lên lịch sử ấy. Trong những năm qua đất nước ta đang trên đường đổi mới, sự đổi mới đã nan toả làm thay da đổi thịt hàng ngày. Cuộc sống của đồng bào vùng cao biên giới đã từng bước được cải thiện. Sức sống của vùng cao đang vươn lên phơi phới như cây xuân nẩy lộc. Song không phải, không còn khó khăn gian khổ. Hãy bình tâm điểm lại. Vẫn còn đó những tỷ lệ nghèo đói còn ở mức cao, vẫn còn đó những mái trường dột nát. Còn đó những giáo viên cắm bản sống trong điều kiện khó khăn. Còn đó những hủ tục lạc hậu, những hạ tầng cơ sở còn chưa đáp ứng nhu cầu của người dân Tất cả những khiếm khuyết đó đang cần sự chung lòng dốc sức của toàn xã hội, Đặc biệt bằng những chính sách, đường hướng sát thực, hiệu quả hơn. Đấy là niềm mong mỏi không phải của riêng ai. Xuân về, du xuân biên giới đi và ngẫm. Song có một điều vẻ đẹp xuân vùng cao, bản sắc dân tộc vùng cao, đó là văn hoá là nét đẹp không thay đổi, đấy là hồn cốt, bản sắc phải giữ gìn và phát huy.   
 Trong lất phất mưa xuân. Tôi cùng nhà văn Xuân Mẫn, nhà báo nhiếp ảnh gia Ngọc Dương làm một chuyến du xuân suốt rộng dài miền biên ải Lào Cai, cốt để thoả cái thú du xuân, thỏa con nhãn ngắm thiên nhiên cây cỏ miền biên ải. Mỗi người mỗi cảm nhận khát khao cho riêng mình nhưng đều được đắm mình trong cái sắc xuân phơi phới ấy. Đường xuân như rộng dài hơn trong ngọt ngào hương thơm hoa lá.
Ngược lên phía Tây Bắc về huyện Bát Xát. Qua xã Quang Kim men theo dòng Sông Hồng rộm đỏ phù sa là đường biên giới Việt – Trung.  Dòng sông ngày đêm rì rầm, miệt mài với sứ mệnh muôn thuở của nó là chở mỡ màu về bồi đắp châu thổ tạo lên dáng hình miền châu thổ đất nước. Đến Bản Qua, Cốc Mỳ, vượt sang Trịnh Tường, Nậm Chạc, AMuSung rồi ta chợt nhận ra dải đất nhô hình chóp. Đây rồi! Ải Bắc Lũng Pô miền đất mang tên Rồng Bố. Đây, nơi địa đầu, nơi dòng sông Mẹ nhao mình về chào đất Việt, hợp lưu cùng với dòng suối Lũng Pô xanh biếc. Dòng nước được chắt lọc từ bố núi, mẹ rừng của dẫy Nhù Cồ San cao trên 2.000m so với mực nước biển. Chảy  từ Ý Tý, Ngải Thầu, A Lù ra hân hoan hoà mình cùng dòng sông Mẹ yêu thương.
Đứng bên cột mốc 92 nơi phân định chủ quyền đất nước. dưới là một bãi cát mịn, cái chỗ chót nhọn kia ta vẫn nhìn ngắm trên bản đồ. Đứng giữa nơi đây trong tôi dâng trào bao niềm xúc cảm, thấy mình nhỏ bé giữa cái bao la của đất trời. Có đến đây ta mới cảm nhận được sức hút hồn thiêng sông núi hơn, mới thấy được sự thiêng liêng bờ cõi hơn...
                                     Nụ cười sơn cước : Ảnh Công THế                    

Vẫn biết ước mơ từ lâu, lâu lắm rồi một lần đến nơi dòng sông chảy vào đất Việt nay đã thành hiện thực. Nhắc đến biên giới là nhắc đến chủ quyền nơi phên dâu Tổ Quốc. Lại nhớ hồi còn nhỏ, hình ảnh chú Công an biên phòng cứ mơ màng trong tôi qua những vần thơ của Phan Thị Thanh Nhàn: Chú công an biên phòng / Rạp mình trên lưng ngựa/ Ngựa lao nhanh như bay / Cả cánh rừng nổi gióVà lời ca của bài hát Gửi em ở cuối sông Hồng cứ rộn mãi trong tôi, nghĩ mà yêu quí tự hào đất nước mình. Giờ trong những ngày xuân này được đến thăm những người chiến sĩ đang chắc cây súng bảo vệ biên cương tổ quốc. Đi cùng các anh trong chiều xuân nơi địa đầu biên ải, nơi dòng sông ngân nga dạt dào vỗ về bờ bãi. Tới đây trong những ngày xuân mới thấu được sự gian nan vất vả của người lính. Trong sương sa giá rét các anh vẫn trèo đèo lội suối tuần tra bảo vệ chủ quyền biên giới, canh giữ cho sự bình yên của Tổ quốc. Nhìn nụ cười tươi như hoa xuân trên môi chiến sĩ, trong lòng chúng tôi càng dâng niềm cảm phục.
Với cái tính vẫn thế, đã đi là đi đến tận cùng. Tôi xô ra tới áp mép nước dòng sông, ngập ngừng ướm bàn chân nhỏ bé của mình vào chỗ chót nhọn. Đứng đó nhìn về dải đất quê hương mà hồn tôi như thả theo làn gió mơn man, như thả theo sóng nước dòng sông. Cảm giác dưới chân tôi cát mịn phù sa như rạo rực nóng ấm sự huyền diệu, linh thiêng của đất mẹ. “ Nước chúng ta/ nước những người chưa bao giờ khuất/ Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất/ những buổi ngày xưa vọng nói về/ ”...(Nguyễn Đình Thi). Hôm nay và mãi mãi về sau muôn đời con cháu chúng ta phải nghe cho ra “ ... rì rầm trong tiếng đất” như nhắc nhở chúng ta phải sống cho xứng với xương máu cha ông ta đã đổ. Hôm nay trong cảnh thanh bình, sức xuân chan chan bất tận như dòng chảy sông Hồng thấm đượm trong lòng đất Việt, ta càng tự hào về lòng can trường của dân tộc với truyền thống bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước.
*    *
                                         *
Cũng từ thành phố Lào Cai chúng tôi ngược lên phía Đông Bắc tỉnh, bám theo dòng suối Nậm Thi về Bản Phiệt, Bản Lầu, Bản Sen rồi vọt lên Mường Khương trèo lên tận chóp đầu cánh bướm Pha Long, nơi miền đất hóa rồng (tiếng Mông là Hoá Lùng) Rồng Hoa, tức là rồng lớn. Cũng tiện kể ra đây những địa Linh Yếm Huyệt mang tên Rồng Tiên. Trong dân gian rồng là một con vật trong bộ tứ linh (Long, Ly, Qui, Phượng) biểu hiện sự linh thiêng có sức mạnh trong thế giới siêu phàm đem lại sự may mắn, được người đời tôn thờ. Ngẫm thấy nhiều vùng đất dọc biên giới nơi Yếm Huyệt mang tên rồng như Lũng Pô, Pha Long, như núi Hàm Rồng - Sa Pa, Lùng Phình, Lùng Vai - Mường Khương, Bảo Nhai xưa theo tiếng Mông là Sang Thầu nghĩa đầu rồng, Quan Thần Sán ( cửa ải rồng) Lùng Sán ( vùng đất ở của rồng thiêng) Si Ma Cai rồi tít tận cực bắc Tổ Quốc, Lũng Cú ( Mắt Rồng) bên Hà Giang, trên đỉnh Long Sơn (núi Rồng) nơi ấy lá cờ Tổ Quốc đỏ thắm tung bay trong gió với diện tích 54 m2 thể hiện sự đoàn kết của 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam. Những vùng đất mang tên Rồng Tiên không chỉ nên những địa danh mà ngẫm ra sự thâm thúy sâu sa của cha ông ta về việc giữ gìn từng tấc đất  thiêng của Tổ Quốc.       
Trải theo đường xuân vượt Tả Gia Khâu chạm đến “vòm nhô sông Chảy”  vùng đất được các nhà khoa học địa chất đánh giá có địa tầng vào loại cổ nhất Bắc bộ, Si Ma Cai, tiếng Mông là “Sin Mã Cái” dịch nghĩa “ Phố cứt ngựa” hoặc chợ ngựa mới. Vùng đất này nằm trên độ cao trung bình trên 1.600 m so với mực nước biển, trập trùng núi non, mờ mịt sương khói. Khí hậu mát mẻ quanh năm, người dân cần cù, chất phác, có chí khí và lòng hiếu khách. Miền núi đá này đã sản sinh ra người con ưu tú dân tộc H Mông anh hùng Giàng Lao Pà, đã có câu nói nổi tiếng khí phách trước quân thù “ Người HMông như con dao chỉ có một lưỡi, chỉ một lòng theo Đảng”. Nơi đây đã có thời những sườn núi chỉ một màu bạc thếch, lổm nhổm đá đứng, đá ngồi, nham nhở, chơ sườn thì nay đã được phủ lên bằng màu xanh ngắt của rừng thông, bằng bãi ngô, nương lúa. Nhà cửa các khu trung tâm đã mọc lên xan xát, mái bằng, mái cong uốn lượn cổ kim mang dáng dấp phố thị, đã thấy cuộc sống có nhiều đổi thay ánh lên sự sung túc, no đủ.                                                  
*    *
                                                   *
Rộn Ràng qua núi cô Tiên/ Mặt trời theo em xuống phố / Ngập ngừng bước chân chợ phiên/ Xúng xính váy áo em giăng /Lạc hồn khèn anh ngẹn tắtĐó là những âm vực trong tôi trào dâng khi chạm vào chợ phiên Bắc Hà, những giai điệu nghe như thơ như nhạc, cái sự lãng mạn cứ phơi phới dâng trào. Nơi đây được mệnh danh là xứ sở “Cao nguyên trắng” Câu nói của nhà văn Mã A Lềnh ngày đó đã trở thành địa danh phổ thông đi vào văn thơ, lòng người. Mận là cây trồng chủ lực ở đất này.  Đâu dâu cũng có mận, mận tràn từ vườn ra dẫy, mận bò từ thung lên đồi, lên núi, bát ngát bao la là mận, mỗi khi tết đến xuân về hoa nở trắng xoá một màu như tuyết phủ.
Nhắc đến Bắc Hà là nghĩ đến chợ phiên, nhớ đến rượu Bản Phố, đến núi Cô Tiên. Lời của bài hát Bắc Hà Yêu thương cứ văng vẳng trong tôi suốt hành trình về chợ. Cả một vùng cư dân rộng lớn, họ hội tụ về đây chợ phiên. Họ đi hội xuân. Mua bán chỉ là cái cớ để làng trên bản dưới thân tình gặp nhau, trai gái được thoả chí hẹn hò. Quanh nồi thắng cố khói bốc nghi ngút thơm lừng cứ râm ran câu chuyện mùa vụ. Rượu Bản Phố loại đặc sản như thứ bùa mê quyến rũ, ngất ngây. “ Rượu rót bát tràn bát/ Mắt rót tràn trong mắt / Tình say đến ngẩn ngơ / Quên mình trong cay đắng / Nhớ mình trong lâng khâng/ . “ Bát nặng tình không vỡ/ Làm sao về đây em  ( Đoàn Hữu Nam). Thế mới thấy cái tình của người vùng cao mênh mang, tràn ngập, hồn nhiên đến nhường nào. Rất giản đơn chân thực, hình  ảnh đó ai mà không thèm cơ chứ ? Tiếng cười nói ríu rít, bày ngựa thồ được nghỉ ngơi trên bãi cỏ, hửng chí hí vang thảo nguyên, lay động cả rừng mận Tam Hoa. Các sơn nữ trong xiêm váy thổ cẩm rực rỡ sắc màu như niềm khích lệ các chàng trai để tấu lên điệu khèn trầm bổng thiết tha như mời, như gọi. Bức tranh xuân Bắc Hà sao mà lộng lẫy lung linh làm tốn kém biết bao phim ảnh của du khách. Tôi thầm nghĩ, thầm mong, chợ phiên Bắc Hà cũng như các điểm du lịch khác của Lào Cai trong mặt trái của vòng xoáy cơn lốc thị trường, phát triển du lịch nhưng không đánh mất bản sắc vốn có ngàn đời của mình, để mất bản sắc là mất hết.



Ô dô không sợ đâu nó say đấy 


















Trở lại thành phố Lào Cai sau những ngày du xuân suốt rộng dài biên giới mới thấy chuyến đi thật không uổng phí, biết thêm bao điều về cuộc sống con người vùng cao và còn bao điều còn lẩn khuất chưa thấu hiểu hết trong cái bể trầm tích văn hoá bản sắc của các dân tộc vùng cao biên ải này. Ngồi nhâm nhi ly cà phê trong tiếng nhạc du dương, ngoài kia phố xá, dòng người nhôn nhịp trong du xuân trảy hội. Bóng đa đền Thượng trăm năm tuổi vẫn uy nghi toả bóng chở che. Trong khói hương nghi ngút minh linh lời nguyện cầu cho đất nước bình yên, cho mưa thuận gió hoà mùa vụ tốt tươi.
Thời gian cứ trôi, thời gian không chờ đợi trong vòng quay vũ trụ. Đấy, mới đấy thôi kể từ ngày tái lập tỉnh vậy mà Thành phố Lào cai đã phổng phao của chàng thanh niên tuổi đôi mươi đang thay da đổi thịt từng ngày, sự thay đổi đến chóng mắt. Từ một thị xã nghèo, hẻo lánh,  buồn tẻ nay đã rộng dài bề thế nơi cửa ngõ vùng biên. Khu cửa khẩu khang trang hiện đại, nhộn nhịp hàng hoá thông thương, tấp nập đón du khách bốn phương. Các công trình phúc lợi phục vụ dân sinh mọc lên hàng ngày. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế các tiềm năng tài nguyên đã được đánh thức đi vào chế biến tinh. Cùng đồng hành đó các khu công nghiệp  như Tằng Loỏng, bắc Duyên Hải, Kim Thành, đông Phố Mới đã và đang hối hả ngày đêm trong tiếng máy reo vui để xua tan cái nghèo đói, lạc hậu, buồn tẻ bấy lâu nay. Như cây cầu Cốc Lếu vắt qua sông Hồng kia. Cây cầu đã có trên trăm năm tuổi là nhân chứng lịch sử của một thời hào hùng và bi thương, để mỗi khi nhắc đến người đời không xót xa, cầu “Giời ơi”. Trải qua bao thăng trầm biến cố đã đôi lần quặn đau, đứt gẫy trong bom đạn song vẫn trung kiên bám trụ vào đôi bờ. Nay đã già nua vẫn gắng gượng như người mẹ già sau bao năm tháng dâng hiến hết cho chồng con, cho đời, giờ đã kiệt sức vẫn kiên nhẫn làm hết bổn phận cuối cùng. Để rồi giao chức phận đó cho đứa con cường tráng, nở nang gáng vác sứ mệnh hệ trọng đó. Vâng chỉ còn ít ngày nữa, cây cầu mới, bê tông cốt thép với công nghệ tiên tiến hiện đại bề thế với bốn làn xe cơ giới sẽ là minh chứng cho sự kế tiếp phát triển đi lên.
Trong cái nhôn nhịp của ngày xuân, bỗng thấy trong tôi vẫn chạnh lòng. Vẫn còn đây đó trên các bản làng, ngõ ngách vui xuân chưa tron vẹn. Còn đó những nự cười héo hắt của những cụ già áo chưa đủ ấm trong sương gió biên thuỳ. Còn đó những lo âu trăn trở cơm áo. Còn nhiều em nhỏ chưa có áo mới đón xuân, những mâm cơm tết còn chưa tươm tất… Xuân đến rồi xuân lại đi, thời gian cứ vô tình lặng lẽ trôi nhưng người ơi, đời ơi ! Xin chớ vô tình, xin đừng vô cảm!  Thầm mong, thầm gọi./    
                                                                                                                                                                                                   
                                                                                          C . T
                                                                       
           


Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

HE HE BỜ LO GE RỜ

Văn Công Hùng
Tôi thề với các ông các bà, các anh các chị, các nường các chú, các vú các bác... nếu đọc xong cái này, không khóc ba tiếng cười 20 tiếng tôi không là giống người.

Tất nhiên, vì tôi vẫn là giống người nên mới tự tin thế.


Và đây là tấm lòng rất chân thật, rất tốt của các cán bộ xã Tân Trạch vì bà con của mình nên xin bà con ta, sau khi cười thì hãy ủng hộ Cu Làng cát, nếu có thể, mỗi người một ít, ủng hộ nhân dân Arem nhé.



 

5 nhận xét:


Nông Thúy Mai nói...
Làng này nghèo lắm,từ 17 người(hay 27?) giờ đã có mấy trăm rồi.Đúng,xem xong phải "khóc ba tiếng và cười ba tiếng"-Nhưng thiết nghĩ không nên cười.Một xã như vậy mà cũng đánh được cái văn bản(tuy nó không ra thể thống cống rãnh gì) và anh chủ tịch còn biết ký,lại bắt vị bí thư mang đến "TRÌNH" cho anh CU là quý lắm rồi! Tôi cũng muốn góp chút gì,hiềm nỗi mình cũng chỉ hơn bà con nơi đó một tẹo. HÃY KÊU GỌI CÁC VỊ TAI TO MẶT BỰ TRONG CẢ NƯỚC,MỖI CUỘC TỔNG KẾT CUỐI NĂM NÊN BỚT RA VÀI PHẦN TRĂM BỮA LIÊN HOAN,là bà con đủ ăn vài năm.
PutinViệt nói...
Cười khi đọc bên blog của Cu Vinh rồi. Thấy Mr chủ tịch rất chi là cẩn thận ký tới 2 lần lận, đâu như mấy chú CB Kinh ký có một phát mà đặt lên đặt xuống chê ỏng chê eo... rồi đòi đủ thứ mới chịu ký cho
Dân Ảrem nói...
Nếu cái "Tờ trình" này là thật thì không hiểu tại sao các bác lại cười và khóc kiểu nhạo báng như thế?
My iP nói...
Cái vụ cờ Tàu thêm sao bắt đầu nổi tiếng . Sau khi trang online của BBC đưa tin này ,thì thấy nhiều hãng truyền thông châu Âu đưa tiếp.
congtheblocg nói...
Một chuyện cười ra nước mắt. Cứ lu loa chính thống với trái phải Bây giời một vị chủ tịch xã ký tờ trình này đến hai lần cho rõ ràng. Bà con nhớ ủng hộ nhé ! Tôi cũng xin bác về cho bà con bên tôi biết biết.

Bài đăng phổ biến